Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    03/04/24

    Suy nhược thần kinh là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động từ bên ngoài. Vì vậy việc chữa trị suy nhược thần kinh cũng dựa theo nhiều yếu tố. Nhiều người đặt câu hỏi suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không và có cách nào để cải thiện. Để tìm câu trả lời, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    Đánh giá article

    1. Tổng quan về bệnh suy nhược thần kinh

    Suy nhược thần kinh tiếng Anh là Neurasthenia, là thuật ngữ được sử dụng để biểu thị sự thiếu hụt lực thần kinh, gây ra tình trạng mệt mỏi do hệ thần kinh gặp phải tình trạng căng thẳng kéo dài.

    Triệu chứng suy nhược thần kinh phổ biến là:

    • Mất ngủ thường xuyên, mất ngủ kéo dài
    • Đau đầu, mệt mỏi
    • Khó thở, khó chịu ở ngực
    • Chóng mặt, choáng, dễ bị ngất
    • Đánh trống ngực, đổ mồ hôi nhiều
    • Lo âu
    • Tính khí thất thường: bực bội, nổi nóng, cáu gắt, khó kiềm chế cảm xúc

    Suy nhược thần kinh thường do căng thẳng, áp lực trong thời gian dài, làm việc với cường độ cao, thức khuya, ngủ không đủ giấc, suy nhược cơ thể, lối sống không lành mạnh, lạm dụng chất kích thích…

    Nếu không có cách điều trị suy nhược thần kinh, hệ thần kinh yếu dần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nên nhiều bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu…

    Tìm hiểu ngay về Suy nhược thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    2. Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không?

    Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không

    Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không?

    Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, suy nhược thần kinh rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Rất nhiều người đến các cơ sở y tế để điều trị suy nhược thần kinh.

    Nhiều người đặt câu hỏi suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không? Theo Bác sĩ Hằng, suy nhược thần kinh có thể điều trị dứt điểm, khỏi hoàn toàn được nếu phát hiện bệnh kịp thời.

    Suy nhược thần kinh thời điểm ban đầu khi có những dấu hiệu mệt mỏi, căng thẳng thần kinh dễ thay đổi cảm xúc, mất ngủ có thể điều trị được triệu chứng. Nếu kiểm soát tốt triệu chứng bệnh có thể khỏi và hồi phục theo thời gian. Người bệnh có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, giảm bớt căng thẳng bằng cách cân bằng công việc và cuộc sống, lập kế hoạch, thời gian biểu cụ thể. Đồng thời ngủ đủ giấc, tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

    Không nên để hệ thần kinh phải chịu căng thẳng trong thời gian dài. Nếu suy nhược thần kinh kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, tim mạch…

    3. Các cách chữa suy nhược thần kinh hiệu quả

    Để điều trị suy nhược thần kinh một cách hiệu quả nhất, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị suy nhược thần kinh. Không chỉ áp dụng thuốc, người bệnh cần kết hợp nhiều yếu tố để tinh thần và thể chất được thoải mái nhất.

    Dưới đây là một số cách chữa suy nhược thần kinh hiệu quả:

    3.1. Áp dụng liệu pháp tâm lý

    Hỗ trợ tâm lý là một trong những cách điều trị suy nhược thần kinh mang lại hiệu quả. Do nguyên nhân của bệnh suy nhược thần kinh là xuất phát từ những áp lực, căng thẳng kéo dài, cảm xúc bị dồn nén. Các hormone căng thẳng cortisol liên tục được tiết ra khiến người bệnh trong tình trạng mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất.

    Do đó việc cải thiện cảm xúc, tâm lý trong suy nhược thần kinh là điều cần thiết.

    Người bệnh nên duy trì tâm lý, trạng thái tinh thần và cảm xúc ổn định bằng cách:

    – Tăng cường tham gia hoạt động tập thể lành mạnh

    – Tránh để mình rơi vào tình trạng cô lập, một mình

    – Phân bổ thời gian hợp lý trong công việc, giải quyết công việc nhanh chóng

    – Dành thời gian để thư giãn mỗi ngày, mỗi giờ

    Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp chuyên gia tâm lý trị liệu mỗi tuần. Các chuyên gia tâm lý sẽ chia nhỏ vấn đề bạn gặp phải về suy nghĩ, cảm xúc và hành động để xem chúng có ảnh hưởng như thế nào. Từ đó tìm ra cách thay đổi suy nghĩ và hành vi không có lợi.

    3.2. Dùng thuốc chữa suy nhược thần kinh

    cách chữa suy nhược thần kinh bằng thuốc

    Người bệnh có thể dùng thuốc để cải thiện triệu chứng suy nhược thần kinh

    Các loại thuốc chữa suy nhược thần kinh tập trung chủ yếu vào các nhóm bổ não, bổ thần kinh, làm dịu thần kinh và an thần. Tùy thuộc vào từng triệu chứng suy nhược thần kinh, các bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc cải thiện từng loại vấn đề.

    Các thuốc dùng trị suy nhược thần kinh như:

    • Thuốc tăng cường tuần hoàn máu não; Piracetam, ginkgo biloba
    • Thuốc an thần: Benzodiazepine, Buspirone…
    • Thuốc chống trầm cảm: thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng…
    • Thuốc giảm đau có thành phần paracetamol
    • Thuốc điều chỉnh khí sắc
    • Các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B1, B6
    • Thuốc chống suy nhược cơ thể
    • Thuốc có thành phần serotonin

    Lưu ý các thuốc này nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Không nên tự ý tăng hoặc giảm liều. Không nên lạm dụng bởi có thể gây nhờn thuốc, lệ thuộc thuốc, nghiện thuốc.

    3.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng giảm suy nhược thần kinh

    Việc ăn gì kiêng gì chữa suy nhược thần kinh cũng vô cùng quan trọng. Các thực phẩm chúng ta nạp vào hàng ngày đều ảnh hưởng đến cơ thể theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

    Để tốt cho thần kinh, bạn nên lựa chọn các thực phẩm dưới đây:

    – Bí đỏ: chứa nhiều sắt, vitamin K, acid glutamine có tác dụng cải thiện bệnh thiếu máu lên não, tăng cường não bộ, tăng phản ứng chuyển hóa tế bào thần kinh và não. Bí đỏ cũng chứa tryptophan, giúp tổng hợp serotonin tạo cảm giác hưng phấn, tỉnh táo.

    – Chuối: chứa tryptophan giúp tăng cường hưng phấn, giảm trầm cảm, lo âu, mất ngủ kéo dài

    – Bơ: chứa chất béo omega-3 tăng cường tuần hoàn máu não, tốt cho tim mạch, huyết áp, cải thiện tâm trạng

    – Các loại cá béo: giàu omega-3 để đảm bảo hoạt động của tim mạch và não bộ

    – Trứng: giàu choline và vitamin B. Choline có vai trò tạo ra acetylcholine – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng

    Bên cạnh đó người bệnh nên tránh các thực phẩm như:

    – Rượu bia, thuốc lá: ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh, người bệnh dễ bị kích động, mất kiểm soát

    – Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ: Tăng cholesterol, tăng nguy cơ mỡ máu cao, cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, cản trở lưu thông máu lên não

    – Thực phẩm nhiều muối khiến não bộ suy giảm nhận thức, suy nhược thần kinh

    Đừng bỏ lỡ: Suy nhược thần kinh nên ăn gì kiêng gì!!!

    3.4. Tập thể dục giảm suy nhược, căng thẳng thần kinh

    Tập thể dục chống suy nhược thần kinh

    Tập thể dục đều đặn là cách giảm căng thẳng, mệt mỏi

    Việc tập thể dục có thể cải thiện suy nhược thần kinh và nâng cao sức khỏe tổng thể. Việc thể dục với nhịp độ vừa phải có thể giảm căng thẳng nhờ cơ thể sẽ sản sinh hormone endorphine.

    Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra, thường xuyên tập thể dục còn cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và tăng cường sự tập trung cũng như khả năng ghi nhớ.

    Một số bài tập cho người suy nhược thần kinh như:

    • Đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày
    • Yoga: kết hợp giữa vận động và thiền để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng
    • Bơi lội: tăng cường sức khỏe tim mạch và sức mạnh cơ bắp
    • Thể dục dưỡng sinh: tăng cường sức khỏe toàn thân, phù hợp với người cao tuổi, người có thể trạng yếu

    3.5. Thảo dược chữa suy nhược thần kinh

    Có nhiều loại thảo dược có thể cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh như mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ. Có thể kể đến như:

    • Bạch quả: Thường được sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc để làm dịu các triệu chứng của căng thẳng và lo lắng.
    • Rau má (Centella asiatica): Có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi và căng thẳng thần kinh.
    • Nha đam (Aloe Vera): Có tính chất làm dịu, giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
    • Gừng (Ginger): Có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm cảm giác mệt mỏi.
    • Rễ nữ lang: Thường được sử dụng để giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
    • Cúc la mã (Chamomile): Có tác dụng làm dịu và giúp giảm căng thẳng.
    • Saffron (Nghệ tây): Có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng của trầm cảm.
    • Hoa bưởi (Passionflower): Thường được sử dụng để làm dịu và giúp giảm căng thẳng.
    • Củ bình vôi: Làm dịu thần kinh, trấn an thần kinh, dịu căng thẳng
    • Tâm sen: giảm mất ngủ, dưỡng tâm an thần
    • Long nhãn: an thần, giúp dễ ngủ, ngon sâu giấc

    4. Lưu ý khi chữa bệnh suy nhược thần kinh

    lưu ý khi chữa suy nhược thần kinh

    Người bệnh cần chú ý kết hợp chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc, điều chỉnh cảm xúc.

    Suy nhược thần kinh có thể chữa khỏi bằng nhiều cách, từ nghỉ ngơi đến điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng như dùng thuốc điều trị. Nhưng không vì thế người bệnh chủ quan. Cần duy trì lối sống lành mạnh để bệnh không tái đi tái lại.

    Người bệnh cần chú ý:

    • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày, có thời gian thư giãn
    • Tránh căng thẳng, học cách cân bằng cảm xúc và phân bổ thời gian hợp lý
    • Tập thể dục thường xuyên
    • Duy trì chế độ ăn uống khoa học
    • Hạn chế dùng chất kích thích
    • Nếu dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
    • Theo dõi sức khỏe định kỳ
    • Khi gặp khó khăn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè
    • Nếu có triệu chứng nên chủ động điều trị, tránh những hệ quả ảnh hưởng đến sức khỏe về sau

    Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “suy nhược thần kinh có chữa khỏi không” và những lưu ý. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn tiền đình – Đâu là nguyên nhân gây ra? Cách điều trị thế nào? 16/04/24
      Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đau đầu…. đó là những biểu hiện của rối loạn tiền đình.…
      9 loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay – Thông tin bổ ích cho người bệnh 04/01/24
      Mất ngủ, thiếu ngủ khiến cho chúng ta mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Vì vậy, nhiều người tìm…
      Bấm huyệt chữa mất ngủ – 9 huyệt không thể bỏ qua 23/12/23
      Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn Đỗ Hồng Ngọc (Sơn Tây, Hà Nội) về tác dụng của…
      Người già mất ngủ – Chuyên gia mách 7 cách ngủ ngon không cần thuốc 09/11/23
      Tuổi càng cao, chất lượng giấc ngủ càng giảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội…
      Xem tất cả bài viết