8 thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não phổ biến
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    8 thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não phổ biến

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    25/04/24

    Người bị thiểu năng tuần hoàn não thường xuyên phải trải qua những cơn chóng mặt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ… Một số loại thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não có thể xử lý tình trạng khó chịu này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  

    5/5 - (3 bình chọn)

    1. Thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não là gì?

    Để tìm hiểu về các thuốc đặc trị, trước hết cần hiểu thiểu năng tuần hoàn não là gì. Đây là tình trạng lượng máu lên não giảm so với mức bình thường. Từ đó gây giảm oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi não bộ. Bệnh gây đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, dị cảm, rối loạn cảm xúc, suy giảm trí nhớ… Nguyên nhân có thể do căng thẳng kéo dài, lười vận động, bệnh lý mạch máu, xương khớp, huyết áp hay khối u.

    Tùy từng tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thiểu năng tuần hoàn não phù hợp. Trong phác đồ này có thể bao gồm các thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não.

    Các thuốc này có tác dụng tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tuần hoàn não; giảm các triệu chứng bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

    Thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não

    Click xem thêmTop 6 nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

    2. Thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não bạn nên biết

    Việc sử dụng loại thuốc nào với liều lượng bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị của bạn. Dưới đây là thông tin về một số loại thuốc để bạn tham khảo.

    2.1. Thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não Ginkgo biloba

    Ginkgo biloba là hoạt chất được chiết xuất từ bạch quả. Thuốc tuần hoàn não Ginkgo biloba là một trong những thuốc đầu bảng trong nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não.

    Công dụng: Ginkgo biloba có tác dụng điều hòa chuyển hóa tại não; làm tăng chức năng tuần hoàn não; tăng khả năng chịu đựng của mô não khi thiếu oxy. Đây được coi là chất bảo vệ thần kinh, chống gốc tự do.

    Chỉ định: Người thiểu năng tuần hoàn máu não với các biểu hiện chóng mặt, suy giảm thị lực. Dự phòng đột quỵ do thiểu năng tuần hoàn máu.

    Chống chỉ định:

    • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
    • Người sắp phẫu thuật.
    • Người đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn đông máu; người đang dùng thuốc ngăn tập kết tiểu cầu, thảo dược chứa coumarin; người đang dùng thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống co giật, thuốc trị hen suyễn.

    Tác dụng phụ: Bồn chồn, tiêu chảy

    2.2. Thuốc Acetylleucine 

    Thuốc có dạng uống và tiêm chậm tĩnh mạch. Đối với dạng tiêm chậm sẽ phù hợp hơn đối với trường hợp bị nôn nhiều. Độ hấp thu của thuốc đạt được sau khi uống khoảng 2 giờ.

    Công dụng: Trị chóng mặt

    Chỉ định: Người bị thiểu năng tuần hoàn máu với biểu hiện chóng mặt, hoa mắt.

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với thành phần của thuốc.
    • Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
    • Người bị dị ứng với bột mì.

    Tác dụng phụ: Phát ban, nổi mề đay.

    Thuốc Acetylleucine cho người thiểu năng tuần hoàn não

    2.3. Thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não Cavinton

    Thuốc giúp cải thiện lưu lượng máu tới não. Thuốc cũng được sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ gây tàn tật, tử vong.

    Công dụng: Bảo vệ dây thần kinh và não bộ; tăng cường chất truyền tin hóa học trong não. Chống lại các gốc tự do.

    Chỉ định: Điều trị bệnh Alxheimer, đột quỵ, sa sút trí tuệ.

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với thành phần của thuốc.
    • Phụ nữ có thai, cho con bú.
    • Thận trọng với người bị bệnh tim.

    Tác dụng phụ: Buồn nôn, chóng mặt, khô miệng, đỏ bừng mặt, ợ chua…

    Thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não Cavinton

    2.4. Thuốc Cinnarizin

    Đây là thuốc kháng H1 theo cơ chế kháng histamin. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng chẹn canxi chọn lọc, giảm hoạt tính của các chất gây co mạch. Từ đó tạo sự thông thoáng cho mạch máu để tăng lưu lượng máu lên não.

    Công dụng: Giúp ức chế co tế bào cơ trơn ở mạch máu; ức chế sản sinh Histamin và chất Acetylcholin.

    Chỉ định: Điều trị duy trì các hội chứng thiểu năng tuần hoàn não hay các bệnh lý liên quan tới mạch máu não khác. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được chỉ định cho hội chứng mạch máu ngoại vi, hội chứng Miniere.

    Chống chỉ định:

    • Người bị dị ứng với thành phần của thuốc.
    • Phụ nữ mang thai.
    • Người bị rối loạn trong chuyển hóa Porphyrin, người bệnh Parkinson.

    Tác dụng phụ: Buồn ngủ, đau miệng, khô họng, tiểu nhiều… Trường hợp nặng có thể bị dị ứng, tim đập nhanh, mệt mỏi dai đẳng, xây xẩm mặt mày, bầm tím hoặc chảy máu bất thường, vàng da vàng mắt, ngất…

    Thuốc Cinnarizin trị thiểu năng tuần hoàn não

    2.5. Thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não Cerebrolysin

    Thuốc có dạng tiêm truyền. Thuốc chứa các peptid phân tử lượng thấp có khả năng xuyên qua hàng rào máu não, tác động vào tế bào thần kinh. Khả năng kích thích dinh dưỡng thần kinh của thuốc có hiệu lực sau khoảng 8 tiếng sau khi truyền và kéo dài tới 6 tháng.

    Công dụng: Thuốc giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí tuệ, cải thiện tình trạng đột quỵ; điều chỉnh sự rối loạn chuyển hóa trong tế bào thần kinh.

    Chỉ định: Người bị thiểu năng tuần hoàn máu, đột quỵ. Người bị rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ phức hợp, đột quỵ; sau phẫu thuật thần kinh.

    Chống chỉ định:

    • Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Người bị động kinh, suy thận nặng.

    Tác dụng phụ: Nếu tiêm quá nhanh có thể gây cảm giác nóng. Trường hợp hiếm có thể bị tăng mẫn cảm khiến người bệnh cảm thấy run, đau đầu, tăng thân nhiệt nhẹ.

    Thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não Cerebrolysin

    2.6. Thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não Piracetam

    Đây là thuốc tuần hoàn não, thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose và oxy tại não; làm dịu sự dẫn truyền thần kinh ở não.

    Công dụng: Thuốc giúp não bộ duy trì khả năng tổng hợp năng lượng, phục hồi tổn thương. Sử dụng thuốc sẽ giúp cải thiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.

    Chỉ định: Thường thuốc được chỉ định để điều trị thiểu năng tuần hoàn não ở người cao tuổi; người bị tai biến mạch máu não do va đập (trong vòng 72 giờ) để phục hồi khu vực thần kinh bị tổn thương.

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, xuất huyết não, người mắc bệnh múa giật Huntington.

    Tác dụng phụ: Trong trường hợp sử dụng liều cao có thể gây mất ngủ, kích động, căng thẳng. Đặc biệt là các tác dụng phụ này thường xảy ra khi dùng thuốc với caffein.

    2.7. Thuốc Praxilen

    Praxilen thuộc nhóm thuốc hoạt hóa não, giãn mạch ngoại biên.

    Chỉ định: Người bị suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ do mạch máu não; hậu tai biến thiếu máu cục bộ não; viêm tắc động mạch mạn tính chi dưới.

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Người bị tăng oxalat niệu, có tiền sử sỏi thận, rối loạn hấp thu glucose – galactose, thiếu lactase.

    Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, phát ban, loét niêm mạc miệng, tổn thương gan.

    Thuốc Praxilen điều trị thiểu năng tuần hoàn não

    2.8. Vitamin nhóm B cho người bị thiểu năng tuần hoàn não

    Vitamin nhóm B có thể được coi là thuốc bổ máu não, hỗ trợ quá trình điều trị chứng thiểu năng tuần hoàn máu não. Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B liều cao là buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng… Do đó, hãy bổ sung vitamin nhóm B theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    • Vitamin B1: Giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng phục vụ hoạt động của não bộ. Nó cũng hỗ trợ cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.
    • Vitamin B2: Bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của gốc tự do.
    • Vitamin B3: Cải thiện lưu thông máu não.
    • Vitamin B6: Kích thích tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh.Từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu.
    • Viamin B9: Đây chính là Acid Folic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào hồng cầu; bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương.
    • Vitamin B12: Giúp hình thành hồng cầu.

    Vitamin nhóm B cho người bị thiểu năng tuần hoàn não

    Ngoài các thuốc kể trên, nếu nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não đến từ các bệnh lý khác thì các thuốc để điều trị các bệnh lý này cũng sẽ được chỉ định.

    3. Một số lưu ý

    Đừng quên một số lưu ý quan trong dưới đây:

    • Câu trả lời cho thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não tốt nhất là đó là loại thuốc phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn. Vì vậy hãy dùng thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị của bạn. Không được tự ý dùng thuốc, tăng liều hoặc bỏ liều.
    • Các tác dụng phụ nêu ở trên là không đầy đủ. Hãy thông báo với bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra khi dùng thuốc. Để hạn chế những tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ đổi liều hoặc chuyển loại.
    • Một số thuốc có thể tương tác với thuốc khác. Do đó hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.
    • Tái khám theo lịch hẹn. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được khả năng đáp ứng của từng loại thuốc. Từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp.
    • Kết hợp dùng thuốc với duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện phù hợp. Bữa ăn nên tăng cường thực phẩm giàu omega-3, giàu vitamin nhóm B như hải sản, rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế rượu bia… Tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Bạn có thể thử một số bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não. Giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần bằng việc tham gia các hoạt động cộng đồng, nghe nhạc, đọc sách.

    KẾT LUẬN

    Mỗi loại thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não có những công dụng, chỉ định và chống chỉ định riêng. Bên cạnh khả năng giảm các triệu chứng bệnh, dự phòng các biến chứng có thể xảy ra thì thuốc cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo hiệu quả, độ an toàn khi dùng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Giải đáp thắc mắc} ăn socola có mất ngủ không? Nhiều bạn trẻ bất ngờ 03/10/23
      Ăn socola có mất ngủ không là thắc mắc của nhiều bạn trẻ. Bởi, đây là một thực phẩm được…
      Khám mất ngủ ở đâu? Top 11 địa chỉ uy tín được nhiều người tin tưởng 09/11/23
      Chứng mất ngủ kéo dài khiến nhiều người rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, kém tập trung. Để…
      TOP 11 thực phẩm chức năng chữa rối loạn lo âu tốt nhất 2024 02/02/24
      Bên cạnh thuốc điều trị, trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng chữa…
      Thực hư uống thuốc trị HP bị mất ngủ – Có nên tiếp tục sử dụng? 17/01/24
      "Tôi bị HP dạ dày, uống thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ hơn 2 tháng nay. Dạo gần…
      Xem tất cả bài viết