Bất ngờ với 7 nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Bất ngờ với 7 nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Linh Chi

    24/05/24

    Rối loạn tiền đình thường được cho là căn bệnh của người già. Nhưng thời gian gần đây, rối loạn tiền đình ở người trẻ đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người trẻ lại chủ quan với vấn đề này dẫn tới những hệ lụy cho sức khỏe.

    5/5 - (11 bình chọn)

    1. Triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Tiền đình giúp duy trì khả năng giữ thăng bằng của cơ thể khi chuyển động. Rối loạn tiền đình xảy ra khi chức năng của hệ thống này bị giảm sút, gây ra một loạt các triệu chứng. Vậy rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào? Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, kể cả người trẻ tuổi.

    Về cơ bản, người trẻ cũng xuất hiện một số triệu chứng chung của rối loạn tiền đình. Tùy từng trường hợp mà cường độ, tần suất của các triệu chứng sẽ có sự khác biệt.

    • Hoa mắt, chóng mặt: Bạn có thể cảm thấy xây xẩm mặt mày, trước mắt tối sầm hoặc nhìn đôi. Tình trạng này không chỉ xảy ra khi đứng lên, ngồi xuống đột ngột mà còn thường xuyên xuất hiện trong ngày.
    • Mất thăng bằng: Người thường xuyên bị lao đao, dễ ngã.
    • Đau đầu: Có thể đau nửa đầu hoặc cả đầu. Cơn đau dai dẳng hoặc đau thành từng cơn. Đau đầu có thể đi kèm với buồn nôn, nôn
    • Rung giật nhãn cầu
    • Giảm thính lực, ù tai.
    • Tay chân tê bì, run.
    • Trí nhớ suy giảm, mất khả năng tập trung.
    • Tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp.

    bất ngờ với nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

     

    Click xem thêm Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

    2. Phân loại

    Rối loạn tiền đình nói chung và rối loạn tiền đình ở người trẻ nói riêng được chia thành 2 loại:

    • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Phổ biến, chiếm tới hơn 90% các ca mắc bệnh.
    • Rối loạn tiền đình trung ương: Hiếm hơn, thường xuất hiện do tổn thương hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng bệnh sẽ nặng hơn so với rối loạn tiền đình ngoại biên.

    3. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

    Lối sống thiếu khoa học của một bộ phận giới trẻ cùng áp lực của cuộc sống hiện đại là nguyên nhân phổ biến. Một số trường hợp mắc bệnh là do tập hợp của nhiều nguyên nhân.

    3.1. Ô nhiễm tiếng ồn

    Thường xuyên sống, làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn như gần đường có nhiều xe qua lại, gần công trường… cũng có thể là nguyên nhân. Tiếng ồn lớn sẽ tác động tới hệ thống tiền đình. Lâu dần sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống này.

    3.2. Căng thẳng kéo dài gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Guồng quay công việc, áp lực cuộc sống khiến giới trẻ ngày nay phải chịu nhiều áp lực. Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh nhiều hormone cortisol. Lượng hormone này tích tụ sẽ gây tổn thương hệ thần kinh, ảnh hưởng tới chức năng của tiền đình.

    Căng thẳng kéo dài gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh nhiều hormone cortisol

    3.3. Thức khuya triền miên

    Thức khuya, dậy muộn, thậm chí biến bản thân thành cú đêm là thói quen của nhiều bạn trẻ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới dây thần kinh số 8. Từ đó làm suy giảm chức năng của hệ thống tiền đình.

    3.4. Tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới chức năng tiền đình như: Thuốc kháng sinh aminoglycosid, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu… Không phải ai sử dụng các thuốc này cũng gặp phải tác dụng phụ là rối loạn tiền đình. Nhưng nếu bạn đang sử dụng thuốc mà gặp phải các triệu chứng rối loạn tiền đình thì không nên loại trừ nguyên nhân này.

    3.5. Ngại vận động

    Đặc thù công việc phải ngồi nhiều giờ liền, quá bận rộn để tập luyện hay lười vận động là thực trạng của nhiều người trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu tới não, dẫn tới rối loạn tiền đình.

    3.6. Chấn thương

    Chấn thương ở vùng đầu có thể gây tổn thương các thùy não, gián tiếp ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình. Một số chấn thương có thể tác động trực tiếp tới hệ thống tiền đình. Các chấn thương có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, tham gia giao thông, lao động…

    3.7. Hệ quả của các bệnh lý khác gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng tới chức năng tiền đình. Trong đó những bệnh tác động tới quá trình lưu thông máu não đều có khả năng ảnh hưởng xấu tới tiền đình.

    3.7.1. Bệnh lý tim mạch

    Sở dĩ bệnh lý tim mạch xuất hiện trong danh sách này là do chúng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp máu cho não. Từ đó tác động tới chức năng của hệ thống tiền đình. Các vấn đề tim mạch có thể kể tới là: Huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến mạch máu não

    Hệ quả của các bệnh lý khác gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Huyết áp thấp có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình

    3.7.2. Bệnh lý thần kinh gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u góc cầu tiểu não, áp xe não… là những vấn đề thần kinh nghêm trọng. Các bệnh lý này gây ảnh hưởng tới tiền đình nói riêng và sức khỏe nói chung.

    3.7.3. Bệnh lý tai

    Do hệ thống tiền đình nằm ở phía sau hốc tai nên các bệnh lý tại tai tác động trực tiếp tới tiền đình. Đó là: Viêm mê nhĩ, viêm tai giữa, bệnh Meniere, rò dịch tai…

    3.7.4. Nhiễm độc

    Rối loạn tiền đình ở người trẻ có thể xảy ra do nhiễm độc. Một người có thể bị phơi nhiễm với chất độc do tiếp xúc với môi trường nhiễm độc hay vô tình ăn uống phải đồ chứa chất độc.

    4. Rối loạn tiền đình ở người trẻ có nguy hiểm không?

    Người trẻ tuổi có khả năng hồi phục nhanh. Đây là một lợi thế vì nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có khả năng khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bạn trẻ chủ quan với căn bệnh khiến bệnh kéo dài, dẫn tới nhiều biến chứng.

    4.1. Dễ gặp tai nạn

    Hệ thống tiền đình đóng vai trò duy trì thăng bằng của cơ thể. Việc mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt khi đang tham gia giao thông, làm việc trên cao hay đơn giản là đi lại trong nhà cũng có thể gây tai nạn. Có thể kể đến như vấp ngã tại nhà, tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Những tai nạn này có thể dẫn tới chấn thương nặng, thậm chí là tử vong.

    Rối loạn tiền đình ở người trẻ có nguy hiểm không

    Cơn chóng mặt, hoa mắt do rối loạn tiền đình có thể gây vấp ngã

    4.2. Tăng nguy cơ trầm cảm

    Những triệu chứng của bệnh sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng sống, gây khó khăn trong sinh hoạt. Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất tập trung… còn làm giảm hiệu suất làm việc. Lâu dần tình trạng này sẽ dẫn tới mệt mỏi, chán nản cho người trẻ. Từ đó làm tăng nguy cơ trầm cảm vốn đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ.

    4.3. Biến chứng của các bệnh lý là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

    Nếu rối loạn tiền đình xuất phát điểm do các nguyên nhân bệnh lý thì việc không điều trị các bệnh lý này có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn. Bệnh lý mạch máu não có thể gây tai biến, u não có thể đe dọa tới tính mạng.

    5. Chẩn đoán

    Để giảm thiểu thời gian điều trị cũng như tránh biến chứng, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:

    • Kiểm tra khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
    • Kiểm tra thính giác.
    • Đo ảnh động nhãn đồ dựa trên chuyển động của mắt.
    • Điện não đồ: Đánh giá tổng quan chức năng hệ tiền đình.
    • Xét nghiệm máu: Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm.
    chẩn đoán rối loạn tiền đình

    Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện điện não đồ để chẩn đoán bệnh

    6. Điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đối với trường hợp nguyên nhân là bệnh lý, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị các bệnh lý này kết hợp với giảm triệu chứng rối loạn tiền đình. Đối với nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể xem xét đổi loại thuốc. Việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực cũng cũng được coi là mẹo chữa rối loạn tiền đình; góp phần quan trọng vào hiệu quả điều trị.

    6.1. Thuốc chữa rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Vậy rối loạn tiền đình uống gì? Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm bớt triệu chứng là:

    • Thuốc giảm đau: Giảm tình trạng đau đầu.
    • Thuốc giảm chóng mặt, buồn nôn: Ondansetron, Metoclopramide, Compazine…
    • Thuốc điều giảm tê bì chân tay.
    • Thuốc tăng tuần hoàn máu não.
    • Thuốc ức chế canxi giãn mạch não.

    Lưu ý là người bệnh chỉ sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.

    Thuốc tây chữa rối loạn tiền đình ở người trẻ

    >>Đừng bỏ lỡ: 5 loại thuốc trị rối loạn tiền đình

    6.2. Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu thường là một liệu trình điều trị kéo dài, chia làm nhiều buổi trị liệu. Bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình điều trị phù hợp và điều chỉnh liệu trình này nếu cần thiết. Vật lý trị liệu sẽ giúp phục hồi chức năng thăng bằng; tăng cường khả năng vận động của cơ thể. Biện pháp này cũng có thể được áp dụng với trường hợp biến chứng.

    6.3. Phẫu thuật

    Một số trường hợp nguyên nhân tới từ các bệnh lý như u dây thần kinh, áp xe não, tai biến… có thể cần phải phẫu thuật. Việc phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp can thiệp y khoa khác không đem lại hiệu quả; hoặc nguy cơ biến chứng cao.

    7. Cách chăm sóc

    Dưới đây là một số lời khuyên cho người bị rối loạn tiền đình cũng như người thân trong quá trình chăm sóc khi bị bệnh:

    • Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi ở nơi an toàn, yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Nếu bạn chỉ có một mình hãy ngồi hoặc nằm xuống vị trí gần nhất, an toàn nhất.
    • Nên có người thân chăm sóc người bệnh để giúp đỡ trong quá trình sinh hoạt.
    • Nhà cửa phải bố trí gọn gàng, tránh trơn trượt, tránh khu vực nguy hiểm. Vì nguy cơ té ngã của người bệnh là rất cao.
    • Thời điểm các triệu chứng bệnh khởi phát mạnh, người bệnh không nên tham gia giao thông, điều khiển máy móc.
    • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng bệnh thêm tồi tệ hãy thông báo ngay với bác sĩ.
    • Chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Câu trả lời cho rối loạn tiền đình ăn gì là thực phẩm giàu vitamin A, D, omega-3… Không nên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.
    Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn tiền đình

    Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ dinh dưỡng

    8. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình ở người trẻ

    Như trên đã đề cập, nguyên nhân phổ biến khiến bệnh ngày càng trẻ hóa là do lối sống thiếu khoa học hiện nay. Do đó, để phòng tránh bệnh, việc thay đổi lối sống là rất quan trọng.

    • Ngù đủ giấc, hạn chế thức khuya, hãy cố gắng đi ngủ trước 11 giờ.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Uống đủ nước giúp loại bỏ độc tố, cải thiện hoạt động của hệ thần kinh.
    • Rèn luyện thể lực đều đặn. Bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao thì cần tăng cường vận động ngay trong sinh hoạt hàng ngày. Tránh ngồi quá lâu. Nếu do đặc thù công việc bạn có thể đứng lên, vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1 tiếng làm việc. Nếu có thể hay đi thang bộ thay vì dùng thang máy, đạp xe đi làm, làm việc nhà…
    • Tránh các vấn đề có thể khiến bản thân bị căng thẳng kéo dài. Để giảm stress bạn có thể theo đuổi sở thích của bản thân, trò truyện với bạn bè, ngồi thiền…

    Những thông tin về rối loạn tiền đình ở người trẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để biết rõ tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị phù hợp với bản thân hãy tới thăm khám tại các cơ sở y tế. Nhiều thông tin hữu ích có liên quan tới tình trạng này có tại Bệnh Mất ngủ và an thần.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Khám rối loạn tiền đình – Từ A đến Z những điều cần biết 08/04/24
      Bạn đang gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng... và có ý định đi khám…
      Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Chuyên gia gợi ý 6 nhóm chất, 10 thực phẩm 26/04/24
      Rối loạn tiền đình khiến chúng ta mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Mặc dù không nguy hiểm…
      [CẢNH BÁO] Tác dụng phụ của thuốc ngủ – Trường hợp nào nguy hiểm? 10/04/24
      Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây cảm giác uể oải, mệt mỏi, thậm chí…
      Mệt mỏi nhưng không ngủ được? Nguyên nhân và cách khắc phục 27/07/24
      “Dạo gần đây tôi hay bị mất ngủ, tuy người rất mệt mỏi nhưng không ngủ được. Xin hỏi nguyên…
      Xem thêm