Ngáp ngủ nhiều là bệnh gì? Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Ngáp ngủ nhiều là bệnh gì? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    08/05/24

    “Gần đây tôi thấy rất hay ngáp ngủ, kèm theo đó là mệt mỏi, đầu óc căng thẳng. Xin hỏi bác sĩ ngáp ngủ nhiều là bệnh gì? Làm sao để hạn chế tình trạng này?” – Anh Nguyễn Quý Hùng, 53 tuổi, An Dương, Tây Hồ, Hà Nội.

    5/5 - (3 bình chọn)

    Câu hỏi của anh Hùng sẽ được Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Hằng – Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh giải đáp ngay sau đây.

    1. Thế nào là ngáp ngủ nhiều?

    Ngáp là phản xạ tự nhiên của cơ thể, thường là không có chủ đích. Thông thường, phản xạ ngáp xảy ra trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy, đầu óc vẫn còn lơ mơ, chưa hoàn toàn tỉnh táo. Khi bạn mệt mỏi, cơ thể muốn được nghỉ ngơi, thư giãn cũng có thể ngáp một cách vô thức.

    Vậy, thế nào là ngáp ngủ nhiều? Ngáp ngủ nhiều là tình trạng ngáp một cách thường xuyên, bất kể lúc nào cũng không thể kìm nén được cảm giác muốn ngáp. Khái niệm này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác.

    Ví dụ, trẻ con thường ngáp nhiều hơn người lớn; lúc rảnh rỗi thường ngáp nhiều hơn lúc bận rộn; trời oi nóng, không khí ngột ngạt sẽ ngáp nhiều hơn…

    Tuy nhiên, ngáp ngủ nhiều đôi khi không chỉ là phản ứng thông thường của cơ thể. Đó còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý hoặc cảnh báo tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề.

    2. Ngáp ngủ nhiều là bệnh gì? Những nguyên nhân thường gặp

    Sau đây là một số nguyên nhân gây ngáp ngủ nhiều và các bệnh lý có triệu chứng ngáp ngủ nhiều:

    ngáp ngủ nhiều là bệnh gì

    2.1 Dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu oxy

    Cơ thể thiếu oxy là một trong những lý do thường gặp nhất gây ngáp vặt. Khi cơ thể thiếu oxy, nồng độ carbon dioxide trong máu tăng cao. Carbon dioxide là một chất kích thích các thụ thể thần kinh ở não bộ, dẫn đến phản xạ ngáp.

    Khi ngáp, hệ hô hấp hít vào một lượng lớn không khí, giúp đưa nhiều oxy hơn vào phổi và từ đó cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Từ đó giúp điều chỉnh sự cân bằng oxy và carbon dioxide trong máu, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cơ thể hoạt động bình thường.

    2.2 Ngáp liên tục và chảy nước mắt do mất ngủ, thiếu ngủ

    Khi thiếu ngủ, mất ngủ, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là adenosine. Adenosine có tác dụng làm chậm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến cảm giác buồn ngủ và mệt mỏi.

    Adenosine cũng kích thích các thụ thể thần kinh ở não bộ, dẫn đến phản xạ ngáp. Lúc này, ngáp giúp đưa nhiều oxy hơn vào phổi và từ đó giúp cơ thể tỉnh táo hơn.

    2.3 Ngáp nhiều là dấu hiệu gì? Bệnh lý thần kinh

    Một số khu vực trong não bộ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hô hấp và kiểm soát phản xạ ngáp. Khi các khu vực này bị tổn thương do chấn thương, đột quỵ, khối u não hoặc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson,… có thể dẫn đến tình trạng ngáp bất thường.

    Những tổn thương này có thể ảnh hưởng đến tín hiệu truyền dẫn giữa các dây thần kinh, dẫn đến việc kích thích phản xạ ngáp một cách không kiểm soát.

    2.4 Ngáp nhiều người mệt mỏi do rối loạn đường huyết

    Khi lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đưa glucose vào tế bào. Quá trình tiết insulin dư thừa có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Khi đó, não bộ sẽ thiếu hụt năng lượng, dẫn đến kích thích phản xạ ngáp để tăng cường lưu thông khí và cung cấp oxy cho não.

    2.5 Ngáp ngủ nhiều là bệnh gì? Suy tuyến giáp

    Khi bị suy tuyến giáp, cơ thể sản xuất ít hormone tuyến giáp hơn bình thường. Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

    Thiếu hụt hormone tuyến giáp dẫn đến giảm trao đổi chất, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và dễ buồn ngủ. Tình trạng này có thể kích thích phản xạ ngáp để giúp cơ thể tỉnh táo hơn.

    2.6 Nguyên nhân ngáp nhiều có thể do thiếu sắt

    Săt là thành phần vi chất quan trọng tham gia vào rất nhiều hoạt động sống của cơ thể. Hemoglobin, protein trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể, bao gồm cả não bộ.

    Khi thiếu sắt, lượng Hemoglobin giảm, dẫn đến lượng oxy cung cấp cho não cũng giảm theo. Từ đó kéo theo tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, lờ đờ uể oải, đồng thời tăng phản xạ ngáp.

    2.7 Ngáp nhiều là dấu hiệu gì? Bệnh lý về tim mạch

    Ngáp nhiều có thể là dấu hiệu bệnh lý về tim mạch. Cụ thể, các bệnh lý tim mạch như suy tim, hẹp van tim, rối loạn nhịp tim,… có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, dẫn đến giảm lưu thông máu não.

    Khi lưu thông máu não kém, não bộ sẽ thiếu hụt oxy, dẫn đến kích thích phản xạ ngáp để tăng cường lưu thông khí và cung cấp oxy cho não.

    2.8 Cơ thể nhiễm phóng xạ

    Cơ thể phơi nhiễm phóng xạ có thể gây tổn thương đến nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, trong đó có chức năng thần kinh; gây ảnh hưởng đến việc việc điều hòa hô hấp và kiểm soát phản xạ ngáp.

    Ngoài ra, nhiễm phóng xạ cũng gây uể oải, rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh ngáp ngủ nhiều người mệt mỏi.

    2.9 Do tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc điều trị các bệnh lý thần kinh có thể gây ra tác dụng phụ khiến ngáp nhiều hơn. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống co giật.

    Các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến rối loạn chức năng hô hấp, gây ngáp liên tục và chảy nước mắt.

    2.10 Do cơ thể mệt mỏi

    Lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải là lúc phản xạ ngáp phát sinh nhiều nhất. Khi cơ thể thiếu năng lượng, não bộ sẽ kích thích phản xạ ngáp để tăng cường lưu thông khí, cung cấp oxy và giúp cơ thể tỉnh táo hơn.

    Ngoài ra, khi mệt mỏi, cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol và adrenaline hơn. Những hormone này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, bao gồm cả việc điều hòa hô hấp và kiểm soát phản xạ ngáp.

    3. Ngáp nhiều có sao không? Khi nào là dấu hiệu bệnh lý?

    Như đã nói ở trên, ngáp là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Vì thế, ngáp nhiều cũng chưa hẳn đã nguy hiểm. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây, bạn cần chú ý bởi đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe:

    ngáp ngủ nhiều có sao không

    • Tần suất ngáp: Ngáp quá nhiều, kể cả đang trong trạng thái tập trung cũng không kìm được cơn ngáp.
    • Ngáp liên tục kèm những triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở, đau ngực, chóng mặt, nhức đầu,…
    • Ngáp ngủ, mệt mỏi ảnh hưởng đến công việc, làm giảm khả năng tập trung trong công việc, học tập…

    Nếu bạn có những dấu hiệu trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

    4. Làm sao để giảm ngáp nhiều?

    Ngáp ngủ nhiều có thể được cải thiện nếu bạn thực hiện một số mẹo nhỏ sau đây:

    4.1 Ngủ đủ giấc

    Khi ngủ đủ giấc, cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi, giúp tăng cường lưu thông máu và cung cấp đủ oxy cho não bộ. Từ đó giúp giúp giảm kích thích phản xạ ngáp và cải thiện tình trạng ngáp nhiều.

    Theo khuyến cáo, nên đi ngủ trước 11 giờ tối và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Tạo không gian phòng ngủ thoáng đãng, yên tĩnh để cơ thể được nghỉ ngơi một cách trọn vẹn nhất.

    4.2 Uống đủ nước

    Khi cơ thể thiếu nước, máu sẽ trở nên đặc hơn, dẫn đến giảm lưu thông máu và cung cấp oxy cho não. Khi được cung cấp nước đầy đủ, máu loãng ra giúp ích cho quá trình lưu thông và tăng cường oxy cho não.

    Mặt khác, uống đủ nước cũng khiến cơ thể trở nên khỏe khoắn, dồi dào năng lượng. Tình trạng ngáp cũng do đó giảm dần.

    4.3 Ăn uống đủ chất

    khắc phục ngáp ngủ nhiều

    Lý do bạn nên ăn uống đủ chất khi gặp tình trạng ngáp nhiều là khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ tạo ra năng lượng, giảm mệt mỏi, giúp não bộ được cung cấp đầy đủ oxy… Đặc biệt, nên bổ sung các vitamin và khoáng chất như vitamin B12, sắt, magie,…

    4.4 Nhai kẹo cao su giúp hạn chế ngáp

    Nhai kẹo cao su giúp kích thích các dây thần kinh cảm giác ở miệng và hàm, gửi tín hiệu đến não bộ. Những tín hiệu này có thể giúp giảm bớt sự kích thích của phản xạ ngáp và cải thiện tình trạng ngáp nhiều.

    Nhai kẹo cao su đã được chứng minh là có thể giúp tăng cường sự tập trung và cải thiện tình trạng căng thẳng. Khi tập trung và thư giãn bạn ít có khả năng ngáp hơn.

    4.4 Thể dục, thể thao thường xuyên

    Một trong những lợi ích hàng đầu của thể dục thể thao là tăng cường sức khỏe, cải thiện lưu thông máu, tăng khả năng hoạt động của hệ thống tim mạch. Tất cả những kết quả trên đều có tác dụng giảm tình trạng ngáp nhiều người mệt mỏi.

    Thể dục thể thao cũng giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, giảm hiện tượng ngáp ngắn ngáp dài.

    4.5 Tránh sử dụng chất kích thích

    Các chất kích thích như rượu bia, cà phê… khi sử dụng sẽ gây cảm giác căng thẳng, ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Đây có thể là nguyên nhân gây ngáp ngủ nhiều. Vì thế, nên tránh sử dụng chúng để cơ thể được tính táo, hạn chê ngáp nhiều.

    4.6 Sống lạc quan và suy nghĩ tích cực

    Tâm trạng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tần suất ngáp ngủ. Khi bạn vui vẻ, bận rộn với công việc, bạn sẽ tập trung vào điều đó và ít có thời gian thừa thãi để chú ý đến cảm giác buồn ngủ. Điều này có thể giúp giảm tần suất ngáp.

    KẾT LUẬN

    Như vậy, ngáp ngủ nhiều là bệnh gì? Đây là cơ chế thông thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ngáp ngủ quá nhiều kèm những triệu chứng bất thường khác thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe, cần được thăm khám kịp thời.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mệt mỏi nhưng không ngủ được? Nguyên nhân và cách khắc phục 27/07/24
      “Dạo gần đây tôi hay bị mất ngủ, tuy người rất mệt mỏi nhưng không ngủ được. Xin hỏi nguyên…
      Thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Bác sĩ lưu ý khi sử dụng 02/01/24
      Thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Đối với những người mất ngủ tiên phát, đây là thuốc được kê…
      Suy nhược thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị 03/01/24
      Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, người thiếu sức sống… là những biểu hiện cảnh…
      Gợi ý 15 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc HIỆU QUẢ! 05/01/24
      Có những cách chữa mất ngủ không dùng thuốc nào dễ áp dụng, hiệu quả ngay từ ngày đầu sử…
      Xem thêm