Rối loạn lo âu có nên tập gym không? Bài tập nào phù hợp?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Rối loạn lo âu có nên tập gym không? Bài tập nào phù hợp?

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    30/01/24

    Vận động là một trong những phương pháp nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Vây, người mắc chứng rối loạn lo âu có nên tập gym không? Cần lưu ý gì khi luyện tập bộ môn thể thao này?

    5/5 - (5 bình chọn)

    1. Tổng quan về rối loạn lo âu

    Hiện nay, rối loạn lo âu là bệnh lý khá phổ biến. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng thái quá đối với một tình huống hoặc sự việc; bồn chồn, sợ hãi, thậm chí hoảng hốt, căng thẳng không vì bất cứ lý do nào. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.

    Ngoài ra, rối loạn lo âu còn có thể biểu hiện qua các triệu chứng sau:

    • Thấp thỏm, đứng ngồi không yên
    • Giảm tập trung, chú ý
    • Sợ hãi, hoảng hốt vô lý
    • Tim đập nhanh, hít thở nông, thở gấp, chân tay run rẩy, ra nhiều mồ hôi
    • Mệt mỏi, uể oải, lờ đờ…

    Xem thêmTổng hợp thông tin về rối loạn lo âu: Người bệnh cần biết

    2. Rối loạn lo âu có nên tập gym không?

    Theo các chuyên gia sức khỏe, thể dục thể thao không chỉ tốt cho thể chất mà còn là một trong những phương pháp điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có lo âu trầm cảm hiệu quả. Vì vậy, rối loạn lo âu có nên tập gym không thì câu trả lời là hoàn toàn CÓ.

    rối loạn lo âu có nên tập gym không

    Các nghiên cứu đã chứng minh tập thể dục thể thao nói chung và tập gym nói chung mang lại nhiều lợi ích với người bị trầm cảm, lo lắng như:

    • Giảm căng thẳng, lo âu nhờ cơ chế giải phóng endorphin khi vận động.
    • Giúp cải thiện cảm xúc và hành vi, mang đến nguồn năng lượng tích cực
    • Gia tăng sự tự tin khi sở hữu thân hình nở nang, khỏe mạnh.
    • Giảm cảm giác lo lắng, giúp bạn dần thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực;
    • Giúp kết giao nhiều mối quan hệ xã hội, trở nên vui vẻ, tích cực, lạc quan hơn…

    Bên cạnh đó, tập gym còn hỗ trợ củng cố hoạt động của tim mạch, tăng năng lượng, giảm huyết áp, cải thiện sức mạnh cơ bắp, giảm mỡ, tăng cơ, tăng sức bền…

    3. Gợi ý những bài tập giúp giảm trầm cảm lo âu

    Những người rối loạn lo âu, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng tâm trạng bất ổn, không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, não bộ giảm khả năng suy xét, phán đoán, làm việc… Đối với những bệnh nhân này, nên ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng, thiên về điều hòa hơi thở, tăng cường sự dẻo dai, tính kiên nhẫn. Nếu bạn thích những bài tập yêu cầu thể lực, cũng có thể áp dụng.

    3.1 Bài tập thở thư giãn

    Khi lo lắng bạn sẽ cảm thấy nhịp tim và nhịp thở của mình rất nhanh. Hoặc bạn có thể bắt đầu đổ mồ hôi, chóng mặt và choáng váng đầu óc. Do đó, việc kiểm soát và điều hòa nhịp thở sẽ giúp cơ thể lẫn tinh thần của bạn đều thư giãn, giảm lo âu.

    Thực hiện bài tập thở theo các bước sau:

    • Ngồi ở một nơi yên tĩnh và thoải mái. Đặt một tay lên ngực và tay kia đặt trên bụng.
    • Hít một hơi thật sâu. Sau đó, thở chậm ra bằng mũi. Bạn có thể cảm nhận được nhịp tim thông qua bàn tay đặt trên ngực.
    • Bụng của bạn sẽ di chuyển nhiều hơn ngực khi bạn hít vào sâu.
    • Bàn tay đặt trên ngực của bạn nên giữ yên trong khi bàn tay trên bụng sẽ di chuyển nhẹ.
    • Từ từ thở ra bằng miệng. Lặp lại động tác này khoảng 10 lần hoặc đến khi bạn cảm thấy bớt lo lắng.

    3.2 Bài tập tạ

    bài tập tốt cho người rối loạn lo âu

    Đa phần trước khi nâng tạ, các vận động viên cử tạ đều hét một tiếng rất lớn. Điều đó giúp cổ vũ tinh thần chính bản thân mình, thể hiện sự quyết tâm tập trung toàn bộ sức lực để nâng tạ.

    Việc tập tạ cũng sẽ có tác dụng tương tự như vậy với bạn. Cơ chế kết nối tinh thần đến cơ bắp này cực kì hiệu quả với những người đang thiếu tự tin, cảm thấy yếu đuối, tinh thần bất ổn.

    Khi bạn tập tạ và thấy cơ bắp của mình phát triển, thì đây cũng là một lý do để bạn tin vào bản thân mình, rằng mình sẽ thành công và cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi khi chinh phục một mức tạ mới.

    Hướng dẫn thực hiện:

    • Lựa chọn tạ phù hợp với thể lực của bản thân
    • Dang rộng hai chân bằng vai, hai tay cầm tạ
    • Nâng tạ lên ngang ngực rồi hạ xuống
    • Thực hiện liên tục trong khoảng 10 phút. Có thể nghỉ giữa các hiệp.

    3.3 Bài tập giãn cơ

    Một trong những bài tập thực hiện tại phòng gym hiệu quả, giúp hỗ trợ giảm chứng rối loạn lo âu hiệu quả chính là tập thư giãn cơ. Khi lo âu căng thẳng, các bó cơ thường bị căng và cứng lại, gây khó khăn trong vận động, thậm chí gây đau. Đó có thể là nguyên nhân khiến bạn càng thêm lo lắng. Những bài tập giảm căng cơ sẽ giúp cơ thể thả lỏng, giảm lo lắng hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    • Ngổi thoải mái trên sàn; nhắm mắt lại và tập trung vào nhịp thở.
    • Hít từ từ vào mũi và thở ra khỏi miệng.
    • Dùng tay tạo thành một nắm tay thật chặt, nắm tay siết chặt.
    • Giữ chặt bàn tay trong vài giây.
    • Từ từ mở các ngón tay ra, sau đó bạn có thể nhận thấy cảm giác căng ở bàn tay trước khi cảm thấy nhẹ nhàng và thư giãn hơn.

    Tiếp tục căng và sau đó thả lỏng các nhóm cơ khác nhau trên cơ thể, từ tay, chân, vai hoặc bàn chân.  Tuy nhiên, không căng cơ ở bất kỳ vùng nào đang bị thương, bị đau trên cơ thể. Điều đó có thể làm trầm trọng thêm chấn thương của bạn.

    Click xem thêmKhám rối loạn lo âu ở đâu? Bật mí những địa chỉ uy tín nhất Hà Nội

    3.4 Bài tập duỗi chân lên tường

    Đây là một trong những bài tập gym chữa rối loạn lo âu hiệu quả mà bạn có thể tham khảo thực hiện. Bài tập này sẽ giúp thư giãn tinh thần, xoa dịu thần kinh và giảm sự mệt mỏi. Bên cạnh đó, sau khi tập xong, khí huyết sẽ được kích thích lưu thông hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    • Nằm trên thảm tập, sau đó duỗi thẳng chân tựa lên tường sao cho vuông góc và mông dựa sát và tường.
    • Hai tay duỗi thẳng ra, đặt sát phần hông, thả lỏng dọc bên người.
    • Nhắm mắt lại, thư giãn đầu óc và hít thở thật sâu. Bạn có thể giữ nguyên tư thế này bao lâu tùy theo ý thích.

    3.5 Bài tập gym chạy bộ trên máy

    Chạy bộ là một phương pháp giải tỏa căng thẳng và giảm stress hiệu quả. Khi chạy, bạn có thể tạm gác lại những lo toan và áp lực hàng ngày, tập trung vào cảm giác thoải mái, tự do. Ngoài ra, việc chạy bộ cũng giúp giải tỏa căng thẳng và loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, mang lại cảm giác thư giãn và sảng khoái.

    Bất cứ ai cũng có thể thực hiện được bài tập này, chỉ cần bạn không mắc các bệnh lý về cột sống hoặc đang bị chấn thương cơ xương khớp. Nếu không có không gian chạy bộ bên ngoài, có thể thực hiện với máy chạy bộ trong phòng tập gym.

    4. Lưu ý khi tập gym dành cho người rối loạn lo âu

    Theo các chuyên gia tâm lý, khi tập gym hoặc thể dục thể thao, người bệnh không nên gắng sức. Nên lựa chọn những bài tập mà mình yêu thích để cảm thấy thoải mái, tự tin nhất. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Giữ tinh thần thoải mái trước, trong và sau khi luyện tập
    • Luyện tập theo nguyên tắc tăng dần thời gian và cường độ
    • Thay đổi các bài tập theo sở thích, hứng thú của bản thân
    • Lựa chọn trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi
    • Có thể tìm bạn trong phòng tập hoặc huấn luyện viên để cùng chia sẻ, trao đổi.

    Như vậy, rối loạn lo âu có nên tập gym không thì câu trả lời là vẫn có thể luyện tập. Tuy nhiên, cần lựa chọn những bài tập phù hợp và không luyện tập quá sức. Liên hệ ngay hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn cụ thể.

    >>> XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [REVIEW] Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron có tốt không? 29/05/24
      Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron được chỉ định trong điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình…
      10 cách để “nói không” với mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều 09/09/24
      Khó ngủ, ngủ không sâu giấc… có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, mất ngủ vì suy…
      Gợi ý 4 cách chữa mất ngủ bằng lá chanh đơn giản 11/07/24
      Mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Do đó, nhiều người thường…
      Người già mất ngủ uống gì? 13+ loại nước giúp an thần, ngủ sâu 21/05/24
      “Mẹ tôi 70 tuổi, thường xuyên bị mất ngủ, ban ngày thì ngủ gà ngủ gật được 15 – 20…
      Xem thêm