Gút tác động xấu tới sức khỏe, dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy bệnh gút có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây.
1. Bệnh gút (gout) có thể chữa khỏi không?
Bệnh gút có chữa khỏi được không? Theo các chuyên gia y tế, gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, bệnh gout khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn.
Hiện có nhiều loại thuốc Tây giúp giảm đau, chống viêm nhanh và hiệu quả trong các đợt gút cấp. Đồng thời có các thuốc để kiểm soát ổn định lượng acid uric máu. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh ở giai đoạn sớm hoặc ổn định tình trạng ở giai đoạn muộn mà không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Ở giai đoạn sau, người bệnh cần phục hồi chức năng gan thận, hỗ trợ kiểm soát acid uric máu đồng thời điều trị các rối loạn chuyển hóa đi kèm.
Xem thêm: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Phương pháp điều trị bệnh gút
Bệnh gút có trị được không? Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh gút. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến:
2.1 Thuốc tây điều trị các cơn gút cấp
Đối với những cơn gút cấp, bước đầu tiên trong điều trị là giảm nhanh triệu chứng đau và kháng viêm. Bên cạnh việc nghỉ ngơi, chườm đá lạnh, người bệnh thường được kê các loại thuốc sau:
– Colchicine:
Colchicine có hiệu quả trong vòng 12 – 24 giờ đầu tiên của cơn gút cấp và tác dụng giảm dần theo tình trạng viêm kéo dài. Bệnh nhân cần uống 1,2 mg càng sớm càng tốt khi xuất hiện triệu chứng đau đầu tiên. Và có thể uống thêm 0,6 mg vào 1 giờ sau đó. Thuốc chống chỉ định đối với bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng, phụ nữ có thai.
– Thuốc chống viêm không steroid:
Bao gồm một số loại như Ibuprofen, Naproxen và Etoricoxib… Tuy nhiên, người cao tuổi kèm theo bệnh thận, viêm loét dạ dày tá tràng nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này.
– Thuốc corticosteroid:
Thường được dùng khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có yếu tố chống chỉ định. Tuy nhiên, cần hạn chế corticoid và dùng ngắn ngày vì thuốc gây nhiều tác dụng phụ.
2.2. Thuốc tây điều trị hạ acid uric máu
Bệnh gút có trị dứt điểm được không? Một trong các loại thuốc điều trị tác động vào nguyên nhân gây bệnh là thuốc hạ axit uric máu. Các loại thuốc này thường được dùng bắt đầu với liều thấp, sau tăng dần và cần sử dụng lâu dài. Cụ thể là:
- Thuốc Allopurinol ức chế tổng hợp acid uric. Tác dụng phụ của thuốc là gây rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn ngứa ở da.
- Thuốc probenecid làm tăng thải acid uric qua nước tiểu. Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân không dung nạp allopurinol.
- Thuốc uricozyme làm tiêu acid uric: chuyển acid uric thành allantoine hòa tan.
2.3. Thuốc tây điều trị gút mãn tính
Để điều trị bệnh gút mãn tính, bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm nồng độ acid uric. Từ đó giúp ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong các khớp. Một số loại thuốc hiệu quả trong trường hợp này: Allopuronol, Probenecid, Pegloticase…
Bên cạnh đó, bác sỹ cũng có thể kê các thuốc chống thoái hóa khớp như: glucosamin, acid hyaluronic…
3. Lưu ý cho người bệnh gout
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ, không tự ý mua thuốc về sử dụng, người bệnh cần lưu ý:
- Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như thịt đỏ (thịt chó, thịt bò…), nên tránh ăn nội tạng động vật, các loại hải sản, nấm, măng, giá.
- Kiêng rượu, bia, nước ngọt có ga.
- Tăng cường sử dụng các loại rau củ (cải bắp, cải bẹ xanh, rau cần, khoai tây…), trái cây (cherry, táo, lê, bơ, đu đủ, dứa…)
- Uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Vận động hằng ngày bằng cách đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội… Tuy nhiên, trong các đợt gút cấp, người bệnh không nên vận động mạnh để tránh làm tổn thương các khớp bị viêm.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc bệnh gút có thể chữa khỏi được không. Hy vọng các bạn đã có những kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi tới hotline 0865 344 349 để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp.
>>> XEM THÊM:
- Top [10+] thuốc trị gout của Mỹ hiệu quả bạn nên biết
- Người bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì để đẩy lùi bệnh?
- Bệnh gout có ăn được măng không? Chuyên gia giải đáp
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.