Cảnh giác 8 thói quen dễ mắc bệnh gout – Cẩn thận “rước bệnh vào thân”
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Cảnh giác 8 thói quen dễ mắc bệnh gout – Cẩn thận “rước bệnh vào thân”

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/07/23

    Bệnh gout (gút) hay còn gọi là thống phong – căn bệnh phổ biến tại Việt Nam với hơn 95% nam giới tuổi trung niên mắc phải. Điều đáng nói là nhiều người có tâm lý chủ quan, không tìm hiểu và không biết bệnh từ đâu mà ra. Đọc 8 thói quen dễ mắc bệnh gout dưới đây sẽ khiến cho nhiều người ngỡ ngàng.

    5/5 - (3 bình chọn)

    Một số người xem nhẹ bệnh gout và nghĩ rằng đây là bệnh của người béo phì, bệnh nhà giàu. Nhưng sự thật, bệnh lý này đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout là do lượng acid uric trong máu quá cao. Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng acid uric trong máu là do những thói quen xấu mà chúng ta vẫn đang thực hiện hàng ngày.

    1. Top 8 thói quen dễ mắc bệnh gout – Ai trong chúng ta cũng đang mắc phải

    1.1. Ăn quá nhiều nội tạng động vật – Thói quen dễ mắc bệnh gout

    Nội tạng động vật như gan, dạ dày, ruột, thận… là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, nội tạng động vật chứa nhiều purine – chất tự nhiên có trong không ít thực phẩm.

    Khi cơ thể dung nạp hàm lượng lớn purine sẽ làm tăng axit uric trong máu khiến chúng ta dễ mắc bệnh gout. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều purine cũng làm tăng gánh nặng cho thận, dẫn đến giảm lọc ở cầu thận hoặc giảm bài tiết cũng như tăng hấp thu ở ống thận khiến chỉ số axit uric tăng nhanh.

    Bên cạnh đó, nội tạng động vật là thực phẩm có hàm lượng cholesterol, chất béo cao. Nếu cơ thể ăn thường xuyên trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị mỡ máu cao.

    thói quen dễ mắc bệnh gout

    1.2. Lạm dụng thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày

    Tất cả các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt trâu, thịt chó… đều có hàm lượng purin cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ năn ăn khoảng 113 – 170g/ ngày. Nếu dung nạp quá nhiều thịt đỏ có thể khiến bạn bị gout.

    Ăn nhiều thịt đỏ

    Ăn nhiều thịt đỏ

    1.3. Ăn thực phẩm nhiều đường và đồ ăn vặt

    Thức ăn chứa nhiều đường, chất pha ngọt, đồ ăn chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Nguyên nhân là do đường dễ hấp thu vào cơ thể, chúng làm tăng lượng đường huyết và axit uric trong máu. Vì vậy, thói quen dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường sẽ là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc bệnh gout.

    1.4. Uống nhiều bia rượu khi ăn – Nguyên nhân gây ra bệnh gout

    Nhiều nam giới có thói quen uống bia rượu khi ăn dù ở nhà hay đi ra ngoài, đặc biệt là uống với đồ nhắm là thịt, hải sản.

    Bản thân thịt và hải sản là thực phẩm chứa nhiều purine, bia rượu cũng là đồ uống có hàm lượng purine cao. Dung nạp chúng cùng lúc sẽ là nguyên nhân gia tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể.

    Ngoài ra, hàm lượng ethanol trong rượu bia khi chuyển hóa vào cơ thể cũng sẽ dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao. Nhiều trường hợp sử dụng bia rượu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thận, tăng axit uric trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

    Uống bia rượu làm răng hàm lượng axit uric trong cơ thể

    Uống bia rượu làm răng hàm lượng axit uric trong cơ thể

    1.5. Nhịn tiểu

    Gan thực hiện chức năng thải độc cho cơ thể, còn thận là nơi đào thải chất độc đó ra ngoài, trong đó có acid uric – tác nhân gây ra bệnh gout.

    Khi nhịn tiểu trong thời gian dài, lượng axit uric tích tụ do không được đào thải ra ngoài làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và bệnh lý thận như viêm kẽ thận, suy thận cấp và mạn tính, sỏi thận…

    1.6. Thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc

    Theo nghiên cứu, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bắt đầu quá trình tự phục hồi và đào thải độc tố khi cơ thể ở trạng thái ngủ say. Nếu chúng ta thức khuya sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan và thận. Thức khuya cũng gây ra sự chuyển hóa bất thường của axit uric trong thận và làm tăng axit uric trong cơ thể. Lượng axit uric trong cơ thể tăng cao dẫn đến bệnh gout.

    Thức khuya ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong đó có axit uric

    Thức khuya ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong đó có axit uric

    1.7. Uống ít nước – Thói quen dễ gây bệnh gout

    Uống ít nước không chỉ khiến da khô mà còn ảnh hưởng đến cản trở chuyển hóa axit uric ở thận, dẫn đến bệnh gout. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước hỗ trợ quá trình đào thải axit uric và làm loãng axit uric trong thận.

    1.8. Lười vận động hoặc tập thể dục với cường độ cao

    Lười tập thể dục là nguyên nhân dẫn đến vô số bệnh lý như béo phì, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, gout…

    Việc lười vận động có thể khiến xương khớp trong cơ thể tích tụ các tinh thể urat ở mức độ nhất định, dù cơ thể không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, theo thời gian các khớp sẽ xuất hiện những cơn đau mỏi. Biểu hiện này xảy ra ở khớp vai, đầu gối…

    Lười vận động khiến xương khớp tích tụ axit uric dễ dẫn đến bệnh gout

    Lười vận động khiến xương khớp tích tụ axit uric dễ dẫn đến bệnh gout

    2. Lời khuyên cho người bị bệnh gout

    Thực tế, bệnh gout khó điều trị và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy chủ động phòng ngừa bệnh gout bằng thói quen sống sau:

    • Mỗi ngày nên bổ sung vào cơ thể tối thiểu 2 lít nước để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết.
    • Ưu tiên rau xanh, hoa quả tươi. Nhóm thực phẩm bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch.
    • Với những người thừa cân, béo phì cần có kế hoạch giảm cân khoa học.
    • Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích. Vì chúng có thể làm suy giảm chức năng gan thận, gây mất cân bằng trong chuyển hóa axit uric.
    • Tránh thực phẩm chứa nhiều purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt muối, phomai, hải sản… Điều này giúp giảm lượng axit uric trong cơ thể.
    • Tuyệt đối không nhịn đói, vì nhịn đói có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
    • Dành thời gian luyện tập thể dục hàng ngày, ít nhất 30 phút/ngày. Điều này giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh gout.

    Kết luận

    Như vậy, bạn đọc vừa tìm hiểu xong 8 thói quen dễ mắc bệnh gout. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích giúp bạn và người thân tránh được bệnh lý nguy hiểm này. Nếu còn băn khoăn vấn đề gì về bệnh gout, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rượu tỏi chữa bệnh gout: Ngâm theo cách này – Thấy ngay hiệu quả 15/03/21
      Sử dụng rượu tỏi chữa bệnh gout (gút) là bài thuốc dân gian được nhiều người ưu tiên sử dụng.…
      Người bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì để đẩy lùi bệnh? 29/07/20
      Một chế độ ăn uống hợp lý góp phần không nhỏ giúp người bệnh cải thiện các cơn đau do…
      Bị bệnh gút có ăn được măng không? Cảnh báo từ chuyên gia 19/03/21
      Bệnh gút có ăn được măng không là một trong những thắc mắc liên quan đến chế độ ăn uống…
      Chữa bệnh gout bằng lá tía tô, cả đời không lo đau gút 29/07/19
      Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một bài thuốc đã được sử dụng trong dân gian từ lâu…
      Xem tất cả bài viết