Thuốc Colchicine trị gout là gì? Thành phần và tác dụng ra sao
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Thuốc Colchicine trị gout là gì? Thành phần và tác dụng ra sao

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    17/08/20

    Thuốc Colchicine (Colchicin) được chỉ định trong điều trị bệnh gout. Vậy tác dụng của nó là gì, cách sử dụng ra sao và trong quá trình dùng cần lưu ý những gì? Chuyên gia sẽ giải đáp ngay sau đây. 

    5/5 - (354 bình chọn)

    Xem thêm:

    Gần đây, chuyên gia của chúng tôi có nhận được câu hỏi của bác Nguyễn Văn Thanh (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội):

    Thưa chuyên gia, tôi năm nay 60 tuổi, mới phát hiện mắc bệnh gout. Đi khám, tôi được bác sỹ kê đơn thuốc Colchicine. Xin chuyên gia cho biết tác dụng của Colchicin trong điều trị bệnh gút và khi dùng cần lưu ý những gì?

    Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường sẽ trả lời cho thắc mắc của bác Thanh trong bài viết dưới đây.

    1. Colchicine là thuốc gì?

    Colchicin là alcaloid có nguồn gốc thực vật, chiết xuất từ các loại thực vật Colchium autumnate (tỏi độc, bả chó, thu thủy tiên) và Gloriosa superba (ngọt nghẹo) được dùng để điều trị gút và một số bệnh lý viêm. (Theo Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc)

    Colchicin được hấp thụ ở ống tiêu hóa và đi vào ruột, gan. Thuốc ngấm vào các mô, đặc biệt là niêm mạc ruột, gan, thận. Thuốc được đào thải qua phân và nước tiểu.

    Thuốc Colchicine

    Thuốc Colchicine

    2. Thành phần thuốc Colchicin

    Thuốc Colchicin bao gồm thành phần hoạt chất Colchicin và tá dược tùy theo nhà sản xuất như: đường trắng, Lactose, tinh bột, Povidone, Talc, Magnesi stearat, Sunset yellow,…

    3. Dạng bào chế và hàm lượng

    Thuốc tồn tại dưới dạng viên nén với các hàm lượng: 0,25mg, 0,6mg và thuốc Colchicine 1mg

    4. Xuất xứ và giá thành

    Thuốc có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau. Trong đó có thuốc Colchicine Pháp, Đức, Việt Nam,…

    Thuốc Colchicine 1mg giá bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người. Giá thuốc Colchicine 1mg tham khảo là 110.000 đồng/hộp. Hiện thuốc được bày bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Lưu ý đây là thuốc bán theo đơn.

    5. Thuốc Colchicine điều trị bệnh gì?

    Colchicin làm giảm di chuyển bạch cầu, ức chế thực bào các tinh thể urat và làm giảm sản xuất ra acid lactic nên làm giảm lắng đọng tinh thể urat trong các khớp. Thuốc có tác dụng giảm phản ứng viêm với tinh thể urate, giảm đau nhanh, đem lại sự dễ chịu cho người bệnh gout, tuy nhiên thuốc không có tác dụng đối với sự sản xuất hay thải trừ acid uric.

    Ngoài được chỉ định để điều trị gout, Colchicin còn được dùng trong một số trường hợp:

    – Viêm khớp, viêm sụn khớp cấp có canxi hóa

    – Xơ hóa đường mật nguyên phát

    – Xơ gan

    – Sốt chu kỳ

    Viêm khớp

    Colchicin còn được chỉ định để điều trị viêm khớp

    6. Tác dụng của Colchicin trong điều trị bệnh gout

    Theo suckhoedoisong.vn, đối với bệnh gout, điều trị bằng thuốc Colchicine được sử dụng trong 3 trường hợp. Cụ thể là: hỗ trợ chẩn đoán bệnh gout, chống viêm giảm đau trong các đợt gút cấp, dự phòng cơn cấp ở bệnh nhân gút mạn tính.

    6.1. Thuốc Colchicine hỗ trợ chẩn đoán bệnh gout

    Trong trường hợp còn nghi ngờ bệnh, bác sĩ sẽ dùng Colchicin như một liệu pháp hỗ trợ chẩn đoán viêm khớp do gout.

    Nếu cơ thể có đáp ứng trị liệu bằng Colchicin thì chứng tỏ là có tinh thể urat bị lắng đọng trong các khớp xương. Vì với các chẩn đoán khác sẽ khó phát hiện được tinh thể urat, nhất là khi chỉ bị ở các khớp nhỏ.

    6.2. Gout cấp

    Khoảng 80 – 90% cơn gút đầu tiên sẽ xảy ra ở một khớp và thường gặp nhất là khớp ngón chân cái. Cơn gout cấp thường xuất hiện về đêm hoặc sau bữa ăn nhiều protid, uống nhiều rượu bia. (Theo Bệnh viện 108)

    Trong trường hợp này, thuốc Colchicin được chỉ định để giảm triệu chứng đau do có khả năng làm giảm phản ứng viêm với tinh thể urat.

    6.3. Thuốc Colchicine dự phòng cơn cấp

    Colchicine cũng được sử dụng trong điều trị dự phòng xuất hiện cơn cấp ở bệnh nhân gút mạn tính trong giai đoạn đầu điều trị với allopurinol hay các thuốc tăng đào thải acid uric.

    Bệnh gout

    Điều trị gout bằng thuốc Colchicine

    7. Thuốc Colchicine có tác dụng phụ không?

    Cũng như nhiều loại thuốc tây khác, Colchicine có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Thường gặp là:

    – Rối loạn tiêu hóa

    – Nổi mày đay, phát ban

    – Buồn nôn, nôn

    – Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu

    – Tê tay hoặc có cảm giác ngứa ran ở ngón tay

    – Đau hoặc yếu cơ

    Cần ngừng dùng Colchicine nếu có các triệu chứng trên và báo cho bác sỹ để có sự điều chỉnh phù hợp.

    8. Thận trọng khi sử dụng Colchicin với các thuốc khác

    Khi điều trị bằng thuốc Colchicine đồng thời với một số loại thuốc được liệt kê dưới đây có thể thay đổi tác dụng của Colchicin hoặc gia tăng tác dụng phụ:

    – Nguy cơ ngộ độc colchicin tăng khi dùng kèm với chất ức chế cytochrom P450 3A4 (CYP3A4) hoặc P-glycoprotein (P-gp) như các thuốc chống nấm nhóm azol (như fluconazol), thuốc chẹn kênh calci (như diltiazem, verapamil) và kháng sinh nhóm macrolid (như erythromycin).

    – Colchicin dùng phối hợp cyclosporin làm tăng độc tính của cyclosporin.

    – Khi dùng Colchicin với các thuốc chống đông máu dạng uống có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

    – Khi dùng Colchicin với các thuốc statin có nguy cơ làm tăng tác dụng không mong muốn trên cơ vân của những thuốc này, đặc biệt là tiêu cơ vân

    Người bệnh nên liệt kê danh sách thuốc đang sử dụng để thông báo tới bác sỹ. Từ đó, bác sỹ sẽ quyết định điều chỉnh đơn thuốc hoặc liều lượng thuốc cho phù hợp.

    Thận trọng khi sử dụng Colchicin với thuốc khác

    Nguy cơ ngộ độc colchicin tăng khi dùng kèm erythromycin

    9. Đối tượng không nên dùng Colchicin

    Những đối tượng sau chống chỉ định với Colchicine:

    – Người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

    – Người bị suy thận

    – Bệnh nhân bị suy gan nặng

    – Người có nguy cơ glaucom góc hẹp

    – Bí tiểu

    – Phụ nữ có thai

    Thuốc Colchicine chống chỉ định với phụ nữ có thai

    Phụ nữ có thai không nên dùng Colchicine

    10. Liệu trình dùng thuốc Colchicine trong điều trị gút

    10.1. Thuốc Colchicine điều trị gout cấp

    Thuốc Colchicin cần được chỉ định dùng càng sớm càng tốt ngay sau khi khởi phát cơn gout. Colchicine dạng viên nén có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với một số thuốc NSAIDs hoặc corticoid trong trường hợp không chống chỉ định.

    Dùng đơn độc:

    – Khởi đầu uống 1mg

    – Sau 1 giờ uống thêm 0,5 mg

    – Sau đó duy trì 0,5 mg × 1 – 2 lần/ngày (tối đa 3 lần/ngày). Tối đa 6mg cho một đợt và không được lặp lại trong vòng 3 ngày.

    Dùng phối hợp: 1 mg/ngày.

    10.2. Dự phòng cơn gout cấp khi uống thuốc giảm acid uric máu

    Uống 0,5 mg × 1 – 3 lần/ngày, ít nhất trong 1 tháng sau khi ngừng tăng axit uric máu.

    Hiện không có khuyến cáo cụ thể dạng viên nén của thuốc Colchicine uống trước hay sau ăn.

    11. Xử lý khi bị ngộ độc Colchicin

    Nếu sử dụng quá liều (khoảng 10mg), người bệnh có thể bị ngộ độc Colchicine. Thậm chí có thể gây tử vong với liều trên 40mg. Khi dùng quá liều, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm cấp cứu dù tình trạng bệnh nhân có thể chưa thấy thay đổi.

    Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau thời gian uống từ 1 – 8 tiếng, cụ thể là:

    – Đau bụng, tiêu chảy

    – Sốt, phát ban, mất nước

    – Tiểu ra máu

    – Thở nhanh

    – Sốc và trụy tim mạch.

    – Thiếu máu

    – Rụng tóc

    Ngộ độc thuốc Colchicine

    Phát ban là một trong những biểu hiện ngộ độc thuốc Colchicine

    Khi xuất hiện các dấu hiệu này cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu. Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho trường hợp này. Giải pháp chủ yếu là tăng đào thải thuốc bằng cách rửa dạ dày, hút tá tràng. Sau đó, người bệnh có thể được kê đơn kháng sinh, bù nước và điện giải, dùng than hoạt, cho thở oxy.

    12. Lưu ý khi sử dụng thuốc Colchicine

    – Người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, không được tự ý dùng hoặc thay đổi liều lượng.

    – Tác hại của thuốc colchicine khi dùng trong thời gian dài và dùng quá liều là khá nghiêm trọng. Do đó, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà thuốc mang lại.

    – Khi điều trị lâu dài bằng colchicine, người bệnh cần định kỳ kiểm tra tế bào máu, định lượng nồng độ creatinin kinase huyết thanh ít nhất 6 tháng 1 lần để phòng tránh nguy cơ bị bệnh cơ và suy tủy.

    – Thuốc colchicine cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, tránh ẩm.

    Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Hy vọng bài viết đã giải đáp phần nào thắc mắc của bác Nguyễn Văn Thanh. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào có liên quan, bác Thanh cũng như người bệnh có thể gọi vào hotline 0865 344 349.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Thuốc Colchicine trị gout là gì? Thành phần và tác dụng ra sao”

      • Chào bạn, hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn và gia định trong việc chăm sóc sức khỏe.
        Nếu có bất cứ thắc mắc gì bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn và giải đáp cụ thể nhé!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc Allopurinol: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng 20/12/19
      Thuốc Allopurinol là thuốc điều trị bệnh gì? Bạn hãy theo dõi bài viết sau để có được những thông…
      “Bỏ túi” ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh hiệu quả 27/07/20
      Chữa bệnh gout bằng đậu xanh có hiệu quả không và có những bài thuốc nào là câu hỏi rất…
      Những “quy tắc vàng” phụ nữ mắc bệnh gút nhất định phải biết! 12/10/19
      Phụ nữ mắc bệnh gút tưởng chừng như ít gặp nhưng hiện nay tỉ lệ này ngày càng gia tăng…
      Bị gout có nên xoa dầu không? Chuyên gia phân tích lợi và hại 05/06/23
      Những cơn đau gout tái phát khi dữ dội, lúc lại âm ỉ khiến người bệnh mệt mỏi, ăn không…
      Xem thêm