Bệnh gút có ăn được lạc (đậu phộng) không? Chuyên gia giải đáp!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Bệnh gút có ăn được lạc (đậu phộng) không? Chuyên gia giải đáp!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    01/02/21

    Tôi mới phát hiện mình bị gút gần đây, các cơn sưng tấy ngón chân rất khó chịu và phải kiêng một số loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo. Vậy trong thực đơn của tôi có cần kiêng lạc hay không và bệnh gút có ăn được lạc không? Xin chuyên gia giải đáp!

    5/5 - (207 bình chọn)

    (Phùng Đức Kiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc)

    Chào anh Kiên, đối với tình trạng của anh, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng bởi dung nạp một lượng nhất định thực phẩm giàu nhân purin sẽ dẫn đến hình thành acid uric, gây lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp gây sưng, tấy đỏ đau ở các khớp ngón chân cái, các khớp bàn tay và nặng hơn là xuất hiện hạt tophi. Do vậy trong chế độ ăn của anh cần tìm hiểu chính xác được hàm lượng nhân purin bởi mỗi một thực phẩm sẽ có định lượng nhất định. Để trả lời thắc mắc của anh, anh có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Giá trị dinh dưỡng của lạc

    Bệnh gút có ăn được lạc không

    Bệnh gút có ăn được lạc không

    Ấn Độ là nước sản xuất đậu phộng lớn thứ hai trên thế giới, với tổng sản lượng khoảng 7,131 triệu tấn mỗi năm (Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, cơ sở dữ liệu PS&D 1996– 2000). Lạc (Arachis hypogaea) về mặt sinh học được coi là hạt đậu và thuộc họ đậu (fabaceae).

    Lạc là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, quen thuộc trong các món ăn hàng ngày.

    Trong lạc* có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:

    • Calo: 567
    • Nước: 7%
    • Đạm: 25,8g
    • Tinh bột: 16,1g
    • Đường: 4,7g
    • Chất xơ: 8,5g
    • Chất béo: 49,2g
    • Omega 6: 15,56g
    • Kali: 705mg
    • Phosphor: 376mg
    • Magie: 168g
    • Canxi: 92mg

    * Hàm lượng chất dinh dưỡng tính trên 100g lạc

    Theo nghiên cứu đánh giá hạt lạc trong sử dụng làm thực phẩm chức năng, chúng mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như:

    • Kiểm soát hàm lượng cholesterol trong cơ thể
    • Giảm lượng đường trong máu
    • Ngăn ngừa khả năng ung thư
    • Giảm các yếu tố gây viêm
    • Bảo vệ và chống lại bệnh Alzheimer
    • Cải thiện cảm giác no

    2. Người bệnh gút có ăn được lạc không?

    Người bệnh gút ăn lạc được không

    Lạc có nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng purin ở mức thấp – trung bình

    Đậu phộng (lạc) và bơ đậu phộng nếu ăn thường xuyên với lượng nhỏ sẽ là nguồn cung cấp protein tốt cho người bệnh gút vì chúng chứa lượng purin từ thấp đến trung bình. Lạc chỉ chứa purin tương đương 79mg axit uric trên mỗi 100g, do vậy, người bệnh gút có ăn được lạc nhưng cần ăn với lượng vừa đủ.

    Đậu phộng là cây họ đậu nhưng không phải hạt. Hầu hết các cây họ đậu đều có hàm lượng purin cao nhưng lạc được xếp vào nhóm có hàm lượng purin thấp. Ngoài ra, những loại hạt như lạc cũng có thể có lợi cho người bệnh gút vì chúng chứa các axit béo có đặc tính chống viêm.

    Xem thêmBệnh gút Xem ngay các dấu hiệu để nhận biết

     

    3. Người bệnh gút ăn lạc sao cho đúng?

    lưu ý

    Lưu ý khi sử dụng lạc

    Người bị gout vẫn ăn được lạc vì chúng có hàm lượng purin thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân gút nên tuân thủ theo chế độ ăn kiêng lành mạnh, có nguồn gốc thực vật, hàm lượng purin thấp hoặc vừa để ngăn ngừa những cơn đau do gout.

    Cần chú ý một số yếu tố khi sử dụng lạc trong các bữa ăn hàng ngày:

    • Không sử dụng quá 100g đậu phộng (lạc) mỗi ngày
    • Không dùng lạc đã mốc, bị mối mọt dễ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm
    • Không ăn lạc đã nảy mầm để tránh tình trạng ngộ độc, nôn, co giật, rối loạn tiêu hóa cũng như tăng nguy cơ ung thư
    • Lạc giàu calo nên cần hạn chế ăn vì dễ gây tăng cân – nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh gout
    • Không nên sử dụng quá nhiều lạc, có thể ức chế khả năng hấp thụ khoáng chất trong cơ thể như sắt, kẽm, canxi, mangan
    • Không nên ăn khi gặp các vấn đề về đường hô hấp, nên hạn chế để tránh tình trạng dầu đậu gây ngứa rát hệ hô hấp
    • Nếu dị ứng với các protein arachin và conarachin nên cân nhắc trước khi sử dụng

    4. Một số món ăn từ lạc cho người bệnh gout

    4.1. Ăn đậu phộng nguyên vỏ

    Đối với người bệnh gout, nên ăn lạc còn nguyên vỏ bên ngoài, bạn có thể rang hoặc luộc. Trong vỏ lạc có chứa chất chống oxy hóa, giúp cơ thể ngăn ngừa các tác hại của gốc tự do, tốt cho người bị gout.

    Bạn có thể chế biến lạc trong các món ăn như xôi lạc (không nên ăn quá nhiều dễ gây nóng bụng), các món nộm có lạc…

    4.2. Lạc rang muối

    Người trưởng thành cần 1500mg natri mỗi ngày, tối đa trên 2300mg. Với đậu phộng rang muối, bạn dễ dàng hấp thụ natri cao hơn. Ngoài món lạc rang muối, có thể sử dụng muối vừng.

    Tuy nhiên cần lưu ý, không nên sử dụng quá nhiều muối bởi chúng có thể tăng các cơn viêm và vấn đề huyết áp, sỏi thận.

    4.3. Bơ đậu phộng

    Bơ đậu phộng chứa ít nhân purin và nhiều vitamin tổng hợp cũng như protein lành mạnh mà người bệnh gout cần. Bạn có thể dùng thay đổi trong các bữa ăn hoặc kết hợp trong những món ăn thái.

    Trên đây là những thông tin về người bệnh gút có ăn được lạc không, hi vọng anh Kiên đã có câu trả lời cho mình. Anh có thể tham khảo thêm chế độ ăn uống, bài tập, cách điều trị bệnh gout tại đây hoặc liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ. Chúc anh sức khỏe.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    12 bình luận cho “Bệnh gút có ăn được lạc (đậu phộng) không? Chuyên gia giải đáp!”

    1. Nhật Lệ viết:

      Tôi thích ăn lạc và các loại hạt thì có cách nào để tôi ăn mà không ảnh hưởng đến bệnh gout của tôi không?

      • Chào bạn!
        Khi bị gout, bạn vẫn có thể ăn lạc và các loại hạt, nhưng nên ăn với mức độ vừa phải vì chúng chứa purin, có thể làm tăng nguy cơ cơn gout. Để giảm ảnh hưởng:
        – Ăn với lượng vừa phải: Hạn chế lượng lạc và các loại hạt tiêu thụ mỗi ngày.
        – Chọn loại hạt ít purin: Ví dụ, hạnh nhân và hạt điều có hàm lượng purin thấp hơn.
        – Uống nhiều nước: Giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
        – Kết hợp với thực phẩm khác: Ăn kèm với rau xanh và trái cây để cân bằng chế độ ăn.

        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Hoàng Thu Trang viết:

      Ngoài lạc ra còn loại hạt nào mà người bị bệnh gout cần tránh không?

      • Chào bạn! Ngoài lạc, người bệnh gout cũng nên hạn chế một số loại hạt khác có hàm lượng purin cao. Một số loại hạt nên hạn chế:
        – Hạt điều: Mặc dù hạt điều chứa ít purin hơn lạc nhưng vẫn nên hạn chế, đặc biệt đối với những người có nồng độ axit uric cao.
        – Hạt hướng dương: Hạt hướng dương cũng chứa một lượng purin nhất định, nên hạn chế tiêu thụ.
        – Các loại hạt khác: Nói chung, các loại hạt như hạt bí, hạt dẻ cười, hạt thông… cũng nên ăn với lượng vừa phải để tránh làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
        Thêm vào đó, để kiểm soát tốt bệnh gout, bạn nên uống đủ nước, tập thể dục đều đặn, dùng thuốc theo chỉ định,tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn lành mạnh.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    3. Nguyễn Hải Yến viết:

      Tôi nghe người ta bảo bị gout ăn lạc nguyên vỏ tốt lắm, nên ăn nhiều để nhanh hết bệnh thông tin này có đúng không nhỉ?

      • Chào bạn! Thông tin “bị gout ăn lạc nguyên vỏ tốt lắm, nên ăn nhiều để nhanh hết bệnh” là hoàn toàn không chính xác. Vì lạc dù chứa một số chất dinh dưỡng tốt nhưng cũng chứa một lượng purin nhất định. Purin khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo ra axit uric, là nguyên nhân gây ra các cơn gout. Việc ăn quá nhiều lạc, kể cả lạc nguyên vỏ, sẽ làm tăng lượng purin trong cơ thể, từ đó làm tăng nồng độ axit uric và khiến các cơn gout trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù lạc nguyên vỏ chứa nhiều chất xơ hơn, tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nó không có khả năng chữa bệnh gout. Do đó dù là lạc rang, lạc luộc hay lạc nguyên vỏ, đều nên hạn chế ăn để tránh làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    4. Phạm Văn Minh viết:

      Tôi bị gout ăn muối vừng lạc không?

      • Chào bạn!
        Vừng (mè) và lạc (đậu phộng) có hàm lượng purine thấp, nên bạn có thể ăn chúng khi bị gout, nhưng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, hãy tránh lạm dụng, vì vừng và lạc chứa nhiều chất béo, có thể ảnh hưởng đến trọng lượng và tình trạng sức khỏe của bạn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Trần Vinh viết:

      Mình bị gout cái gì cũng chả dám ăn nhiều mà thỉnh thoảng chân cứ sưng hết lên, ăn có gói lạc nhỏ tối về chân cũng sưng lên. Có thuốc nào trị bệnh gout không?

      • Chào bạn!
        Bệnh gout có thể khó kiểm soát, vì nó bị ảnh hưởng bởi cả chế độ ăn uống và các yếu tố sinh học. Có một số loại thuốc giúp kiểm soát cơn đau và giảm viêm trong các đợt gout cấp, như:
        – Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Giúp giảm viêm và đau trong đợt gout cấp.
        – Colchicine: Giúp giảm đau do gout khi dùng sớm trong đợt cấp.
        – Corticosteroids: Dùng khi không đáp ứng với NSAIDs hoặc colchicine.
        – Thuốc giảm axit uric: Như allopurinol hoặc febuxostat, giúp duy trì mức axit uric thấp để ngăn ngừa tái phát gout.
        Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định loại thuốc phù hợp và liều lượng an toàn cho tình trạng của mình. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tránh các thực phẩm dễ gây tái phát cơn gout.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Tiến Sơn viết:

      Mình bị gout mãn tính, đi ăn nhậu hay có mấy gói đậu phộng đóng sẵn thì ăn có lên gout được không? Nên ăn bao nhiêu là đủ?

      • Chào bạn!
        Với bệnh gout mãn tính, bạn nên hạn chế tiêu thụ đậu phộng, đặc biệt là khi đi nhậu. Đậu phộng có thể kích thích cơn gout do chứa chất béo và purine, dù không quá cao, nhưng kết hợp với đồ uống có cồn thì nguy cơ bùng phát cơn gout càng tăng.
        Nếu ăn, bạn nên giữ lượng nhỏ, khoảng 10-15 hạt, và không ăn thường xuyên. Ngoài ra, nên tránh dùng đồ uống có cồn vì nó làm tăng axit uric và dễ gây sưng đau. Hãy cố gắng chọn các loại hạt khác ít purine hơn, như hạnh nhân, và ăn uống vừa phải để kiểm soát bệnh tốt hơn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Top [10+] thuốc trị gout của Mỹ hiệu quả bạn nên biết 31/07/20
      Thuốc trị gout của Mỹ là một trong những sản phẩm được tìm kiếm nhiều trên thị trường dành cho…
      Tăng axit uric máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 30/01/24
      Tăng axit uric (acid uric) trong máu là mối nguy hiểm cho sức khỏe, “mầm mống” gây ra nhiều bệnh…
      Bệnh gút có ăn được mì tôm không? – Đáp án chính xác 09/11/21
      Người bị bệnh gút rất quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của bản thân. Do đó, khi đứng trước…
      Bệnh gout có uống được cafe không? Tìm kiếm câu trả lời 21/05/22
      Bệnh gout có uống được cafe không là mối bận tâm của không ít người bệnh có sở thích đặc…
      Xem thêm