Một chế độ ăn uống hợp lý góp phần không nhỏ giúp người bệnh cải thiện các cơn đau do gút. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất. Tham khảo nội dung sau đây để có câu trả lời chính xác nhất.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người bệnh Gút
Không phải tất cả các trường hợp tăng axit uric trong máu đều dẫn đến bệnh gout, nhưng đã bị gút thì chắc chắn nồng độ axit uric trong máu cao. Tình trạng này xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purine.
Đối với người khoẻ mạnh, những thực phẩm chứa nhiều purine có thể không gây hại cho cơ thể. Nhưng với người bệnh gout, tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bệnh gút nên ăn gì và không nên ăn gì là điều cần đặc biệt chú ý
Do đó, người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì là hết sức quan trọng. Bạn cần nạp vào cơ thể lượng purine thật thấp để ngăn chặn bệnh cũng như các cơn đau tái phát.
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Người bệnh Gút nên ăn những gì là tốt nhất?
2.1. Nhóm thực phẩm người bệnh Gút nên ăn
Người bệnh gút nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purine thấp hoặc những thực phẩm có công dụng hỗ trợ đào thải axit uric như:
2.1.1. Trái cây, rau củ
Hầu hết người bệnh có thể thoải mái ăn trái cây, rau củ vì chúng chưa lượng purine thấp (chỉ từ 20 – 25mg), trừ một số loại như: măng tây, nấm, giá đỗ, dọc mùng. Vậy bạn sẽ thắc mắc bệnh gout nên ăn rau gì tốt nhất? Theo đó, các loại rau quả phù hợp với người bệnh gout là: rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải xanh,…
2.1.2. Vitamin C
Bổ sung vitamin C giúp hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 500-1000mg vitamin C. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, chanh, dâu tây nho, cà chua, bơ, dứa.
Bổ sung 500-100mg vitamin C mỗi ngày để hỗ trợ đào thải axit uric
2.1.3. Tinh bột, ngũ cốc
Các loại ngũ cốc và tinh bột rất tốt cho người bệnh gout vì nó chứa lượng purine ở ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, chúng giúp làm giảm và hoà tan axit uric trong nước tiểu. Do vậy, bạn có thể thoải mái ăn mì, bún, ngũ cốc,… Nhất là ngũ cốc nguyên hạt.
2.1.4. Thịt trắng
Người bệnh chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng như thịt cá sông, lườn gà,… Những loại thịt này không chỉ chứa ít purine mà có cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể.
Thịt trắng chứa ít purine tốt cho người bệnh gout
2.1.5. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là cách tốt nhất cho quá trình tăng cường đào thải axit uric. Bạn nên uống các loại nước khoáng kiềm. Ngày uống ít nhất 2l nước.
2.2. Top 15 món ăn tốt cho người bệnh gút
Món ăn cho người bệnh gút vừa phải hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị vừa cần hợp khẩu vị. Sau đây là gợi ý 15 món ăn mà người bệnh có thể tham khảo để xây dựng thực đơn cho bản thân.
- Canh cá rô đồng, rau cải xanh
- Canh đậu phụ, rau kim châm
- Canh đậu phụ, nấm rơm
- Canh cải thảo, bí đao
- Canh cà chua, bí đao
- Cà tím luộc
- Cháo củ cải
- Cháo hạt dẻ
- Cháo rau rần
- Cháo đậu đỏ, tim sen
- Nộm dưa chuột
- Nộm khoai tây, phổ tai
- Lê nấu nước rau diếp cá
- Trứng hấp củ năng
- Thịt lợn hầm củ cải
3. Người bị gút kiêng ăn những gì?
Như đã nói ở trên, nguyên tắc ăn uống khi bị gút là tiết chế những thực phẩm có hàm lượng purin cao. Trong một số trường hợp người bệnh nên kiêng các thực phẩm này nếu không muốn bệnh tiến triển nặng.
3.1. Thịt đỏ, thực phẩm giàu đạm
Thịt đỏ chứa hàm lượng purine cao (thường >150mg/100g). Một số loại thịt đỏ và thực phẩm giàu đạm cần tránh có thể kể đến như: thịt bò nạc, trịt trâu, thịt chó, dê,…
Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh vẫn có thể sử dụng nhưng với lượng nhỏ <70g mỗi ngày để không làm tăng nồng độ axit uric máu.
3.2. Hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều nhân purine. Do đó, người bệnh gout cũng cần kiêng ăn những thực phẩm như: tôm, sò, cua, cá biển.
Hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều nhân purine
3.3. Nước giải khát, bia rượu
Đường fructose và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút dù chúng không chứa nhân purine. Các nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn so với người uống ít hoặc không uống.
Ngoài ra những đồ uống kích thích như bia rượu cũng làm những cơn gout dễ tái phát và tình trạng đau trầm trọng hơn.
3.4. Thực phẩm nhiều chất béo
Các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric, gây lắng đọng tại khớp. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng gây nên tình trạng thừa cân, béo phì không tốt cho sức khoẻ.
Các món ăn chiên xào gây ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric
3.5. Nội tạng động vật
Các món ăn từ nội tạng động vật như: gan, thận, tim,… của động vật là những thực phẩm bạn cần kiêng. Bởi chúng chứa lượng purine cao không tốt cho sức khoẻ người bệnh gút.
4. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, chế độ ăn uống dư thừa purine cộng với thói quen sinh hoạt không khoa học chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Gout. Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý:
4.1. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp
Tập luyện thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp gia tăng sự dẻo dai cho xương khớp và cải thiện sức khoẻ. Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp bạn đào thải axit uric tốt hơn. Tuy nhiên, không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương xương khớp, tăng lượng axit uric giải phóng ra.
4.2. Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái
Bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Tránh các yếu tố tâm lý gây căng thẳng, lo lắng,… Những yếu tố này có thể gây rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ và tình trạng bệnh gout.
4.3. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ điều trị Gout
Ngoài các thực phẩm bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tốt cho người bệnh gout, hỗ trợ quá trình điều trị và giảm bớt các triệu chứng đau nhức do gout gây ra.
Với những thông tin trong chủ đề người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì trên đây, hy vọng bạn đọc đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút. Mọi thắc mắc cần được tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ 0865 344 349 để được giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...) và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…)
Viên gout Tâm Bình
(**) Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người