Top 10+ cách giảm acid uric hiệu quả mà "cực dễ kiếm". Xem ngay!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Top 10+ cách giảm acid uric hiệu quả mà “cực dễ kiếm”. Xem ngay!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    10/10/19

    Giảm acid uric trong máu như thế nào và làm cách nào để kiểm soát nồng độ là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để ‘bỏ túi’ những cách làm làm giảm acid uric vô cùng hiệu quả.

    5/5 - (1286 bình chọn)

    1. Acid uric trong máu tăng cao có nguy hiểm không?

    Nồng độ acid uric cao

    Nồng độ acid uric cao là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh.

    Axit uric là hợp chất được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin và được cơ thể đào thải chủ yếu thông qua đường nước tiểu, chiếm khoảng 80% và 20% còn lại thông qua hoạt động bài tiết mồ hôi và đường tiêu hóa.

    Vì vậy, ở người bình thường, nồng độ acid uric trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định là 420 micromol/lít (ở nam giới) và 360 micromol/lít (ở nữ giới).

    Trong trường hợp acid uric không được đào thải hết khiến hàm lượng hợp chất trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép dẫn tới tình trạng tăng axit uric trong máu, gây ra một số bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bệnh gout.

    Gout là căn bệnh mãn tính, thủ phạm chính gây ra những cơn đau đột ngột, sưng tấy ở khớp chân, tay. Nếu không được điều trị kịp thời các tinh thể muối urat sẽ tấn công các khớp, tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân xuất hiện hạt tophi.

    Tinh thể urat lắng đọng trong đường tiết niệu của những người bệnh gout còn gây ra bệnh sỏi thận.

    Vì vậy, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng axit uric trong máu tăng cao rất dễ dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm.

    Vậy làm sao để giảm acid uric trong máu, dưới đây là một số cách giảm acid uric hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay.

    2. Top 10+ cách làm giảm acid uric trong máu

    2.1. Uống nhiều nước

    • Tăng cường uống nước là cách đơn giản để giảm axit uric máu.
    • Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để kích thích hoạt động tiểu tiện, giúp thận đào thải axit uric tốt hơn.
    • Trong trường hợp tập thể dục thể thao, các hoạt động nặng, ra nhiều mồ hôi và khát nước, cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể, vừa tránh mất nước đồng thời ngăn không cho axit uric có cơ hội kết tủa thành tinh thể muối urat gây nên bệnh gout.
    • Bạn có thể sử dụng nước lọc, nước dừa, sữa không đường, sữa tách béo, các loại nước ép trái cây hoặc nước khoáng để bổ sung.

    2.2. Ăn nhiều rau xanh

    Trên thực tế, các loại rau lá xanh chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp giảm axit uric trong máu hiệu quả. Vì vậy bạn nên tăng cường ăn các loại rau xanh như cần tây, rau mùi, cây trạch tả.

    • Rau cần tây có tính mát, chứa nhiều chất chống oxy hóa đặc biệt không có nhân purin.
      • Một số chất trong rau cần tây như axit phenolic, axit axetic, axit folic và flavonoid, quercetin giúp giảm nồng độ acid uric tốt.
      • Bạn có thể tăng cường uống nước ép rau cần hoặc chế biến món ăn từ rau cần để cải thiện bệnh.
    • Cây trạch tả có nhiều hoạt chất đào thải chất độc hiệu quả như:
      • Alisol A, Alisol B, alisol A monoacetat, alisol B monoacetat, alisol C, epialisol, 11-deoxyalisol C, alisol D và sitosterol 3-0-6 stearoyl-b-D glucopyranosid.
      • Giúp hỗ trợ bài tiết acid uric ra ngoài cơ thể, giảm đau do gút nhanh chóng đồng thời phòng chống gan nhiễm mỡ mà người bệnh gout dễ gặp phải.

        Cây trạch tả có rất nhiều hoạt chất giúp đào thải chất độc hiệu quả

        Cây trạch tả có rất nhiều hoạt chất giúp đào thải chất độc hiệu quả

    • Rau mùi có nhiều thành phần chống oxy hóa hữu hiệu, giảm axit uric máu, kiểm soát bệnh hiệu quả.

    2.3. Tăng cường các loại hoa quả táo, nho, cherry, chuối, ổi…

    Trong táo có nhiều acid malic, có tác dụng trung hòa tự nhiên lượng acid uric trong máu. Có thể sử dụng táo trước, trong và sau bữa ăn và nên duy trì hàng ngày để đạt hiệu quả.

    • Nho:
      • Theo sách Bách thảo kính cho rằng, nho có tác dụng trị gân cốt thấp thống, lợi niệu tốt.
      • Đây cũng là loại quả có tính bình, vị ngọt, bổ khí huyết, là loại quả kiềm tính, giàu vitamin và hầu như không có nhân purin.
    • Cherry:
      • Trong cherry có chất chống viêm anthocanis
      • Hỗ trợ giảm acid uric trong máu và ngăn chặn kết tinh tinh thể muối.
    • Chuối:
      • Chuối giàu vitamin B6, chất xơ, kali, magie, acid folic, có lợi cho người bệnh gout.
      • Trong mỗi quả chuối có 24µg acid folic, đóng vai trò quan trọng kiểm soát chỉ số acid uric.
    • Ổi:
    • Trong ổi rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin C, Kali
    • Tốt cho người bệnh gout, đánh tan những tinh thể muối kết tinh ở các mô khớp.

    2.4. Bổ sung vitamin C

    Vitamin C có tác dụng tích cực trong việc làm giảm axit uric trong máu, có thể thúc đẩy thận dễ dàng tái hấp thu acid uric và đào thải ra ngoài qua hoạt động tiểu tiện.

    Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các loại quả cam, quýt, dâu tây, thanh long, bưởi, kiwi, các loại rau có màu xanh đậm.

    2.5. Uống cà phê theo liều lượng

    Nếu biết cách sử dụng cà phê một cách hợp lý có thể ổn định nồng độ axit uric trong máu, ngăn chặn sự phát triển của bệnh gout.

    Nghiên cứu cho thấy nữ giới uống từ 1-3 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm tới 22% nguy cơ bị bệnh gout so với nhóm đối tượng không có thói quen uống cà phê.

    2.6. Giảm acid uric bằng lá tía tô

    Lá tía tô giàu vitamin A, C và phospho

    Công dụng ức chế quá trình sản xuất axit uric

    Hoạt động như một phương thuốc giảm đau, kháng viêm tự nhiên, giúp giảm đau xương khớp. Bạn có thể sử dụng lá tía tô trực tiếp trong các bữa ăn.

    Xem thêm: Chữa bệnh gout bằng lá tía tô, cả đời không lo đau gút

    2.7. Sử dụng giấm táo

    Nghiên cứu cho thấy, thường xuyên sử dụng giấm táo giúp giảm đáng kể axit uric máu. T

    rong giấm táo có chứa axit malic, giúp phá vỡ tinh thể muối urat và tăng cường đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giúp giảm cân, chống lại tình trạng sưng viêm ở khớp.

    • Cách thực hiện: Pha 2 thìa giấm táo với 2 thìa mật ong và 250ml nước ấm uống trong ngày hoặc pha 3 thìa giấm táo với 250ml nước ấm sau ăn khoảng 1 tiếng.

    2.8. Củ cải trắng giúp giảm axit uric máu

    Củ cải trắng rất giàu vitamin C, photpho, kẽm và đặc biệt là không chứa nhân purin.

    Củ cải trắng rất giàu vitamin C, photpho, kẽm và đặc biệt là không chứa nhân purin.

    Củ cải trắng giàu vitamin C, phospho, kẽm và không chứa nhân purin. Bạn nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày.

    2.9. Giảm tình trạng căng thẳng

    Căng thẳng, thói quen ngủ muộn, lười vận động có thể tăng tình trạng sưng viêm ở bệnh nhân bị gout và đặt cảnh báo khi axit uric tăng cao.

    Chính vì vậy bạn nên thay đổi giờ giấc sinh hoạt và luôn giữ tinh thần thoải mái.

    2.10. Giảm cân khi cần thiết

    Người béo phì nồng độ axit uric trong máu có thể tăng cao, dễ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa dẫn đến tăng axit uric trong máu.

    Vì vậy nên duy trì cân nặng khỏe mạnh và lựa chọn các phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả lâu dài như tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống khoa học.

    2.11. Giảm axit uric máu bằng hạt cần tây

    Hạt cần tây có tác dụng giảm axit dư thừa chỉ sau 3-6 tuần mà không gây ra tác dụng phụ như thuốc tây, cung cấp các hoạt chất quý ức chế hoạt động của enzyme xanthin oxidase – một chất đóng vai trò quan trọng đến quá trình sản xuất axit uric tại gan.

    2.12. Duy trì chế độ ăn uống khoa học

    Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều nhân purin sẽ kiểm soát được tình trạng axit uric trong máu tăng cao. Các thực phẩm nên hạn chế bao gồm:

    • Thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt trâu, thịt cừu…
    • Cá biển
    • Gà tây
    • Nấm, các loại rau mầm
    • Động vật có vỏ
    • Nội tạng động vật

    Bổ sung thêm các loại thức ăn giảm acid uric máu như:

    • Sữa ít béo và các chế phẩm từ sữa
    • Các loại hạt
    • Khoai tây, súp lơ, bí đỏ, cải bẹ

    3. Những lưu ý để giảm acid uric hiệu quả

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh những cách giảm axit uric từ thực phẩm và các bài thuốc, mẹo vặt, bạn cũng nên hạn chế những thói quen không tốt và lưu ý một số điểm như:

    phòng tránh acid uric máu

    Hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích.

    • Hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ uống nhiều đường
    • Lưu ý khi dùng thuốc giảm acid uric trong máu do bác sĩ kê đơn: Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định cho người bị gout như Febuxostat … Tuy nhiên nên tuân thủ đúng liều dùng được kê, không nên lạm dụng thuốc, có thể gây ra những tác dụng phụ như nóng sốt, nước tiểu lẫn máu, mẩn ngứa, phát ban, đau nhức cơ, buồn ngủ…
    • Sử dụng thuốc đúng cách, theo chỉ dẫn của bác sĩ
    • Kiểm tra thuốc và chất bổ sung khiến axit uric tích tụ trong máu như aspirin, vitamin B3, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc hóa trị. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng lâu dài.
    • Kiểm tra nồng độ Insulin trong máu bởi khi lượng đường trong máu nhiều dẫn tới dư thừa acid uric.
    • Tập thể dục hàng ngày, luyện tập các bài tập phù hợp đối với tình trạng bệnh.

    Lưu ý: Những loại thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh không được tự ý mua thuốc nếu không có chỉ định của bác sỹ.

    Trên đây là một số cách làm giảm axit uric hiệu quả. Nếu có bất kì thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được hỗ trợ kịp thời.

    TPBVSK Viên Gout Tâm Bình hỗ trợ tăng đào thải Acid uric

    Viên Gout Tâm Bình có thành phần hoàn toàn từ 12 loại thảo mộc thiên nhiên điển hình là: Tỳ giải, Lá sói rừng, Thổ phục Linh, Độc hoạt,… hỗ trợ tăng đào thải Acid uric trong máu cho người bệnh gút, người có nồng độ acid uric cao.

    viên gout tâm bình

    Đặc biệt, Viên Gout Tâm Bình đã thông qua tất cả các cuộc kiểm nghiệm chất lượng thành phần của Bộ y tế – hoàn toàn không pha trộn tân dược. Hạn chế tối đa tác dụng phụ khi sử dụng.

    Cách dùng:

    • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên.
    • Uống trước khi ăn nửa tiếng. Người bị dạ dày hoặc có tiền sử dạ dày nên uống sau khi ăn.
    • Duy trì uống mỗi đợt từ 2-3 tháng. Người bệnh mạn tính nên uống lâu hơn

    Chống chỉ định:

    • Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
    • Không dùng cho các trường hợp mang thai hoặc đang cho con bú.
    • Không dùng trong trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    12 bình luận cho “Top 10+ cách giảm acid uric hiệu quả mà “cực dễ kiếm”. Xem ngay!”

    1. Hien viết:

      Kg Bác sĩ,
      Ông xã em đã từng bị gout. Hiện lâu rồi không đau. Nhưng các cục tophi vẫn tiếp tục to. Đi xét nghiệp chỉ số Acid uric vẫn còn cao. Ông xã em đang rất chán nản. Em thì em tin nên tìm kiếm thấy bác. Kính mong bác nhận lời tư vấn giúp vc em.
      Trân trọng cảm ơn Bác

      • Chào bạn, hiện tại chồng bạn có đang sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị không? Có chú trọng đến lối sống (chế độ ăn uống, sinh hoạt) không? Bạn để lại thông tin hoặc số điện thoại để Tâm Bình hỗ trợ trực tiếp giúp bạn nhé.
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    2. xin bs cho hỏi mình đo máy nhỏ thử Axit uric chỉ số 7.5 có phải là chỉ số cao ko ạ

      • Chào bạn, kết quả chỉ số là bạn đo cho nam hay nữ vì ở 2 giới có ngưỡng an toàn khác nhau một chút. Tuy nhiên với kết quả 7.5 của bạn cũng đã nằm trong đối tượng có nguy cơ mắc Gout.
        Để biết được chính xác tình trạng, bạn nên đến cơ sở ý tế gần nhất xét nghiệm chính xác. Vào ngày khám,bạn nên xét nghiệm vào buổi sáng và nhịn ăn ít nhất 4 giờ để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    3. Hải viết:

      Tôi đi khám chỉ số uric 430. Nay thấy đau nhức các khớp. Nhưng tôi chưa uống thuốc chỉ hạn chế ăn uống. Xin hỏi bs tôi có nên khám lại để điều trị bằng thuốc ko

      • Chào Hải, bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l với nam) và dưới 6.0 mg/dl (360 micromol/l với nữ). Với kết quả khám 430 của anh đã cao hơn mức bình thường, trước tiên bạn nên lưu ý 1 số điều trong chế độ ăn uống sinh hoạt như sau:
        – Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin…, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm như hải sản (mực, cua, tôm), các loại thịt đỏ (bò, trâu, dê), nội tạng (phổi, gan)
        – Bổ sung đủ nước mỗi ngày, không nên dùng rượu và các đồ uống có ga
        – Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: không thức khuya, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc
        – Vận động phù hợp: có thể đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, tập yoga,… Kiểm soát cân nặng của bạn nữa nhé.
        Trong quá trình thay đổi, bạn theo dõi sức khỏe có cải thiện không và nên tái khám lại để kiểm soát tình trạng tốt nhất và Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nếu tình trạng của bạn là cần thiết nhé.
        Nếu cần thêm thông tin tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline 0343 446699 để Tâm Bình tư vấn hỗ trợ cho bạn nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    4. Đào Ngọc Mạnh viết:

      Vậy xin hỏi, những người đi biển đánh cá lênh đênh chỉ ăn cá biển cả đời, rồi dân chăn bò, cừu ăn thứ đó cả đời sao họ không bị gout và bị thì sao kiêng được nhỉ bác sỹ?

      • Chào bạn, bệnh gout có nhiều loại như nguyên phát (chưa rõ nguyên nhân hoặc do ăn uống), thứ phát (do tăng acid uric máu) hoặc do bẩm simh (gen)… Và nguyên nhân tăng acid uric máu cũng do nhiều nguyên nhân có thể do rối loạn chuyển hóa, do một số bệnh lý hay do chính chế độ ăn uống sinh hoạt. Vì thế, chế độ ăn uống – sinh hoạt góp phần tăng hoặc giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này.
        Đối với những người làm các công việc đặc thù (ít vận động, nhịn tiểu…) hoặc chế độ ăn không hợp lý (ăn quá nhiều hải sản, uống quá ít nước…) sẽ có thể tăng nguy cơ hơn bình thường. Đối với những trường hợp bạn thắc mắc, tuy nghề nghiệp đặc thù khiến họ phải ăn uống chưa được hợp lý nhưng kiểm soát lượng dung nạp hàng ngày và tăng cường vận động thể chất, có những thói quen tốt khác cũng có thể làm giảm nguy cơ cho họ.
        Để phòng ngừa, bạn nên:
        – Uống đủ lượng nước hàng ngày (1,5- 2,0 lít) để tăng cường đào thải lượng acid uric bằng đường nước tiểu nhằm hạn chế lắng đọng.
        – Vận động cơ thể, có chế độ sinh hoạt điều độ
        – Tránh mỏi mệt, căng thẳng, stress…
        – Cắt giảm những thực phẩm chứa nhiều nhân purin trong thực đơn như: các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… Hạn chế bia, rượu, các thức uống có cồn vì chúng gây ra tình trạng rối loạn sản sinh và chuyển hóa purin.
        – Bổ sung các loại thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi,…
        Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần hỗ trợ bạn có thể chủ động liên lạc tổng đài 0343 446699 để được giải đáp
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Mình vừa đi XN chỉ số axit uric 492/420, mình đang tăng cường tập xe đạp, không biết các biện pháp tập thể thao kèm với điều chỉnh chế độ ăn không biết có làm giảm luọngw Axit Ủic ko BS.
      Tt cảm ơn

      • Chào bạn, Chỉ số acid uric cao có thể do quá trình tăng cung cấp, tăng tạo hay giảm thải trừ acid uric hoặc đồng thời cả 2 quá trình của cơ thể gặp vấn đề. Do đó, bạn có thể cải thiện theo hướng giảm lượng nạp vào hoặc tăng đào thải ra bằng cách:
        – Điều chỉnh chế độ ăn: Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, những loại thịt đỏ như thịt bò, nội tạng động vật… Bổ sung những loại rau củ nghèo purin và giàu chất xơ, các loại rau xanh, hoa quả tươi như atiso, xà lách, bắp cải, dưa leo… giúp cho quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
        – Hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ uống nhiều đường
        – Tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động quá sức vì có nguy cơ gây ra các chấn thương làm khởi phát cơn gút cấp.
        Do đó, việc tập luyện thể thao và điều chỉnh chế độ ăn của bạn sẽ hỗ trợ điều chỉnh chỉ số axit uric rất tốt. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ lợi tiểu, tăng đào thải acid uric tốt hơn.
        Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn giải đáp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Cho mình hỏi . Bệnh gút này có di truyền sang thế hệ con ko ạ . Và tính di truyền có cao ko ạ . Nếu mình có con trước khi bị Bệnh thì các con có nguy cơ sau này bị gút ko ạ . Trân trọng cảm ơn

      • Chào Tường, chưa có câu trả lời chính xác về việc bệnh gout có tính di truyền vì đây là bệnh chuyển hóa liên quan đến sự chuyển hóa của cơ thể.
        Hiện tại có 1 số nghiên cứu về 2 mã gen SLC2A9 và ABCG2 là những gene có ảnh hưởng lớn nhất đến hàm lượng axit uric trong cơ thể. Vì con cái có khả năng thừa hưởng gene ABCG2 và SLC2A9 đột biến từ bố hoặc mẹ nên về cơ bản, bệnh gout có thể di truyền trong gia đình.
        Ngoài ra, đề phòng ngừa bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của các con và kiểm tra sức khỏe định kỳ để chăm sóc tốt sức khỏe nhé!
        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh (gout) gút có nên ăn thịt vịt? Chuyên gia giải đáp 31/03/20
      Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi, bệnh gút có nên ăn thịt vịt không? Tôi được chuẩn đoán bị…
      Chữa bệnh gút bằng dưa chuột có hiệu quả không? Kiểm chứng ngay! 29/01/21
      Nghe có vẻ lạ lùng nhưng lại có rất nhiều người đang ngày đêm chữa bệnh gút bằng dưa chuột.…
      Tỏi đen có tác dụng gì? – 13 công dụng không phải ai cũng biết 07/04/21
      Tỏi đen được biết đến là một vị thuốc quý, một loại “thực phẩm vàng” cho sức khỏe. Đó cũng…
      {Người bệnh thắc mắc} Bị gout có nên uống vitamin C không? 05/06/23
      "Bị gout có nên uống vitamin C không" là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi, vitamin C là vitamin…
      Xem thêm