Đi ngoài có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Đi ngoài có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Trang Vũ

    28/12/20

    Đi ngoài có mùi tanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Người bệnh cần nhận biết đúng nguyên nhân để có phương pháp xử lý và điều trị phù hợp.

    5/5 - (129 bình chọn)

    1. Nguyên nhân đi ngoài mùi tanh

    Đi cầu mùi tanh thường xuất phát từ tình trạng rối loạn hấp thu hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,… Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm:

    1.1 Do cơ thể kém hấp thu

    Kém hấp thu là tình trạng cơ thể bạn không hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm bạn đã ăn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tổn thương, nhiễm trùng đường ruột hoặc do bệnh tật ngăn cản đường ruột hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

    đi ngoài có mùi tanh

    Cần cẩn trọng với nhiều bệnh lý nguy hiểm trong trường hợp này

    1.2 Do chế độ ăn uống

    Ngộ độc thực phẩm do ăn uống mất vệ sinh, ăn những loại thực phẩm tươi sống, nhiễm khuẩn như E.coli, virus hoặc ký sinh trùng làm gia tăng lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột. Sự bùng phát này gây tổn thương niêm mạc ruột, thậm chí là nhiễm trùng gây nên tình trạng đi ngoài có mùi tanh.

    1.3 Do dùng thuốc không đúng chỉ định

    Một số loại thuốc có thể gây hại cho đường tiêu hóa và gây tiêu chảy, khiến phân có mùi tanh. Đặc biệt nếu bạn dùng kháng sinh không đúng chỉ định sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây rối loạn đại tiện.

    2. Đi ngoài có mùi tanh là dấu hiệu của bệnh gì?

    Trong nhiều trường hợp, đi ngoài mùi tanh là dấu hiệu của bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    đi cầu có mùi tanh

    Một số bệnh lý liên quan đến đi cầu có mùi khắm, tanh

    2.1 Hội chứng ruột kích thích (IBS)

    Đây là một rối loạn mạn tính ở ruột già. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS thường không nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. IBS có thể đi kèm các dấu hiệu: đau bụng, đầy hơi, đi cầu có mùi tanh, phân không thành khuôn,…

    2.2 Viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng khiến đường ruột bị viêm nhiễm tổn thương. Đặc biệt tạo nên các vết loét ở ruột già (đại tràng) và trực tràng. Điều này cản trở việc hấp thụ thức ăn gây nên tình trạng đi ngoài phân tanh.

    2.3 Đi ngoài mùi tanh do bệnh Crohn

    Bạn cũng có thể đi đại tiện có mùi tanh nếu mắc phải bệnh Crohn. Đây là một loại bệnh viêm ruột có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Người mắc bệnh Crohn có thể bị đi cầu mùi tanh kéo dài. Trường hợp nặng, thậm chí phải cắt bỏ phần ruột bị viêm.

    2.4 Hội chứng ruột ngắn (SBS)

    Đây là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi một phần ruột non hoặc ruột già bị thiếu. Người mắc hội chứng SBS thường bị kém hấp thu, gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Một số triệu chứng của hội chứng này có thể kể đến như: Tiêu chảy nặng, phân có mùi khắm, tanh, ợ nóng, đầy hơi,…

    2.5 Viêm tụy mạn tính

    Viêm tụy mạn tính là tình trạng viêm dai dẳng của tuyến tụy, nặng dần theo thời gian. Bệnh gây ra những tổn thương không thể khắc phục được, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn. Một số triệu chứng của bệnh bao gồm: phân có mỡ, mùi hôi tanh, buồn nôn, suy dinh dưỡng.

    Xem thêm: Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

    3. Dấu hiệu kèm theo

    Các triệu chứng có thể xảy ra kèm theo đi cầu có mùi tanh:

    • Tiêu chảy hoặc đại tiện kèm nước.
    • Buồn đại tiện thường xuyên.
    • Đau, khó chịu bụng.
    • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói.
    • Đầy hơi chướng bụng.
    • Đại tiện phân sống, trong phân có bọt.
    • Phân có thể kèm nhầy máu.
    Đại tiện mùi tanh có thể kèm theo đi ngoài liên tục

    Đại tiện mùi tanh có thể kèm theo đi ngoài liên tục

    Trong một số trường hợp đi ngoài có mùi tanh kèm theo các triệu chứng bất thường khác có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kém tập trung. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    4. Khi nào cần đến bác sĩ

    Đại tiện có mùi tanh có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây:

    • Thường xuyên đại tiện kèm máu trong phân.
    • Sốt cao, cơ thể mệt mỏi.
    • Đau bụng dữ dội, cơ thể ớn lạnh.
    • Sụt cân bất thường.
    • Phân có màu đen.

    Nếu gặp một trong các biểu hiện kể trên nhất là những trường hợp trẻ đi ngoài mùi tanh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng và có hướng xử lý kịp thời.

    5. Điều trị đi ngoài có mùi tanh như thế nào?

    Khi có hiện tượng đi ngoài có mùi tanh, cần theo dõi tình trạng để có hướng xử lý phù hợp:

    5.1 Trường hợp nhẹ do nhiễm khuẩn tiêu hóa

    Với các trường hợp đi cầu có mùi tanh do nhiễm khuẩn nhẹ, người bệnh chỉ bị đi ngoài một vài lần là có thể tự cầm và khỏi được. Việc đi ngoài trong trường hợp này là bình thường theo cơ chế tống các vi khuẩn gây hại ra khỏi ruột, giúp làm nhẹ bệnh. Do đó, tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy, mà nên:

    • Uống thuốc kháng sinh đường ruột. Ưu tiên lựa chọn Ciprofloxacin 500mg.
    • Uống Oresol để bù nước và điện giải.

    5.2 Điều trị đi cầu có mùi tanh do bệnh lý

    Trong trường hợp này, để khắc phục đi ngoài có mùi tanh, người bệnh cần điều trị bệnh lý mà mình mắc phải trước. Tùy loại bệnh, và mức độ, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định, liều lượng và thời gian bác sĩ quy định.

    5.3 Điều trị do ngộ độc nặng

    Với các trường hợp đi cầu mùi tanh do ngộ độc nặng, xuất hiện triệu chứng nôn ói liên tục, bệnh nhân không thể điều trị tại nhà mà cần phải nhập viện cấp cứu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.

    6. Phòng ngừa đi ngoài có mùi tanh như thế nào?

    Để hạn chế và hỗ trợ điều trị tình trạng này tốt nhất, người bệnh cần:

    • Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tươi sống như: gỏi, món tái, đồ ăn kém vệ sinh.
    • Hạn chế đồ chiên nhiều dầu mỡ.
    • Không uống rượu bia chất kích thích.
    • Trong thời gian bị bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước. Bổ sung nhiều tinh bột để dễ tiêu hóa.
    • Chia nhỏ các bữa ăn giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
    • Luyện tập thể dục điều độ để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
    • Tránh căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

    Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đi đại tiện cố định vào một thời điểm trong ngày, tránh nhịn đi ngoài. Khi có dấu hiệu bất thường cần chủ động theo dõi tình trạng và thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    4 bình luận cho “Đi ngoài có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị”

    1. Hạnh viết:

      Chào bác sĩ, cho chị hỏi tình trạng ba chị bị đi tiêu chảy liên tục , thỉnh thoảng có náy, mùi tanh, có khi chỉ đi ra nước thôi. Ông lớn tuổi 83 tuổi, bị lẫn. Không muóin đi bệnh viện. Và bản thân sức khoẻ yếu k có có khả năng hợp tác với badc sĩ làm các xét nghiệm. Mong bác sĩ tư vấn . Cảm ơn bác sĩ.

      • Chào Hạnh, tình trạng đi ngoài liên tụ có mùi tanh có thể xuất phát từ tình trạng rối loạn hấp thu hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,…Nếu tình trạng ông bạn đi ngoài thường xuyên có đi kèm một số dấu hiệu như đại tiện kèm máu, sốt cao, đau dữ dội, sụt cân bất thưởng…thì nên thu xếp đưa ông đi khám sớm để được phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.
        Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số điều sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng của ông:
        – Tìm hiểu lại thực đơn đồ ăn gần đây của ông để tìm ra nguyên nhân có phải do thức ăn không để thay đổi
        – Bổ sung nước hoặc uống Oresol để bù nước và điện giải
        – Ăn chín, uống sôi không ăn đồ tươi sống
        – Nên ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu
        – Chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    2. lê hiếu viết:

      chào bác sĩ cho em hỏi tình trạng của em sáng có đi cầu phân táo bón nhưng khi ăn sáng dc 1 lúc thì e có đi vệ sinh thì ra phân hơi lòng và có mùi hơi tanh thì cho e hỏi tình trạng này là gì ạ?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh kiết lỵ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 29/09/20
      Kiết lỵ là bệnh lý tiêu hoá có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em.…
      Hệ thống 12 bài tập dành cho người viêm đại tràng tốt nhất 2024 19/01/22
      Không chỉ tốt cho sức khỏe toàn thân, các bài tập thể dục, yoga hợp lý còn hỗ trợ điều…
      Đại tràng sigma: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị 16/12/21
      Đại tràng sigma là một phần trong hệ tiêu hóa và rất dễ bị tổn thương. Các bệnh lý tại…
      Hệ tiêu hóa – Chức năng, cấu tạo và cách để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh 28/08/20
      Hệ tiêu hóa giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được. Bài…
      Xem tất cả bài viết