Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Bác sĩ giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Bác sĩ giải đáp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    15/11/21

    Bên cạnh phương pháp điều trị, chế độ ăn uống luôn là mối quan tâm của người bị thoái hóa khớp gối. Thấu hiểu nỗi lo lắng của người bệnh, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp câu hỏi thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (220 bình chọn)

    1. Vì sao người bị thoái hóa khớp gối cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng?

    Nguyên tắc trong điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau, phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp. Nhằm đạt được mục tiêu này, tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp.

    Tuy nhiên, dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh cũng không thể bỏ qua việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học. Bởi, việc nạp vào cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết là “nền tảng” vững chắc giúp cơ thể có đủ sức chống lại mọi loại bệnh tật.

    Bên cạnh đó, nhiều loại thực phẩm còn hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh khi chứa các thành phần giúp giảm đau, góp phần phục hồi chức năng, tăng cường sự dẻo dai cho khớp gối. Ngược lại, việc không đưa vào cơ thể những loại thức ăn gây hại cũng tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

    Dưới đây là lời giải cho thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì.

    Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì

    2. Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

    Người bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung các thực phẩm dưới đây trong thực đơn ăn uống hàng ngày nhằm giúp khớp xương phục hồi, ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, đau nhức.

    2.1. Sữa và các chế phẩm từ sữa

    Sữa tươi, sữa chua, phô mai chứa 22 chất dinh dưỡng thiết yếu như: Canxi, magie, vitamin D… giúp tái tạo và sản xuất mô xương, cải thiện sức khỏe xương khớp. Đồng thời, giảm đau nhức và khả năng vận động ở người bệnh. Chưa kể, việc bổ sung sữa vào thực đơn ăn uống hàng ngày tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng biếng ăn, từ đó phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp, điển hình là tình trạng loãng xương.

    Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì - Sữa

    Sữa và các chế phẩm từ sữa cải thiện các triệu chứng sưng đau của bệnh

    2.2. Cá

    Các loại cá như: Cá hồi, cá thu, cá trích… không chỉ cung cấp dinh dưỡng tốt cho xương khớp mà còn bổ sung vitamin D, đặc biệt là axit béo omega-3. Đây là hoạt chất ức chế quá trình sản xuất enzyme, cytokine từ đó làm giảm viêm, cải thiện các triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gối gây ra.

    Theo các chuyên gia xương khớp, cứ 85g cá hồi chứa 197mg canxi. Vì vậy, người bệnh nên ăn khoảng 3 bữa cá/tuần để cải thiện các bệnh lý xương khớp.

    2.3. Ngũ cốc nguyên hạt

    Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Hạt điều, đậu nành, hạt óc chó, macca, gạo lứt…giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và xương khớp. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp.

    Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì - ngũ cốc nguyên hạt

    Các loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm hạt điều, đậu nành, hạt óc chó, macca,…

    2.4. Nấm

    Từ lâu nấm đã được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, nấm cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối.

    Ngoài ra, việc chế biến nấm và các thực phẩm rau củ quả khác như: Cà rốt, bông cải xanh, ớt chuông… có tác dụng bổ sung vitamin C, A, E, K rất tốt cho hệ xương khớp, giúp khớp xương vận động linh hoạt, dẻo dai.

    Các loại nấm người bệnh có thể sử dụng là: nấm hương, mộc nhĩ…

    2.5. Các loại gia vị

    Ít ai biết rằng, một số loại gia vị quen thuộc lại có khả năng xoa dịu cơn đau, giảm sưng viêm khớp gối.

    – Tỏi: Cung cấp vitamin B6, kali, folate, vitamin C, canxi, photpho cùng các chất chống oxy và enzyme có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương khớp. Từ đó, nâng cao khả năng hấp thụ canxi, ngăn ngừa loãng xương, giảm đau nhức xương khớp.

    – Gừng: Không chỉ có tác dụng giảm đau nhức mà còn giúp máu lưu thông tốt, cải thiện thoái hóa xương khớp.

    – Nghệ: Có tính ấm nóng, chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức, giúp lưu thông máu hiệu quả.

    Gia vị Tỏi, gừng

    Tỏi, gừng xoa dịu cơn đau, giảm sưng viêm khớp gối

    2.6. Rau có màu xanh đậm

    Các loại rau có màu xanh đậm có hàm lượng vitamin C và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, trong đó có xương khớp. Đồng thời, trong rau xanh như: Bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí, nấm hương…giàu vitamin D và chất chống oxy hóa. Vitamin D cần thiết cho việc hấp thụ canxi nuôi dưỡng xương, tăng khả năng miễn dịch và chống loãng xương.

    Rau màu xanh đậm

    Các loại rau có màu xanh đậm rất giàu vitamin D và chất chống oxy hóa

    2.7. Ăn nhiều trái cây

    Ngoài rau xanh đậm thì trái cây cũng là nhóm thực phẩm rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Có thể kể đến như:

    – Trái cây mọng, có múi: Cam, quýt, bưởi… chứa vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa đau nhức xương khớp.

    – Quả dâu tây chứa nhiều vitamin K, canxi, kẽm tăng sinh tế bào xương, ngăn ngừa loãng xương.

    – Chuối: Có hàm lượng kali và magie hỗ trợ chuyển hóa vitamin D giúp cải thiện quá trình hấp thu canxi tại xương, chống oxy hóa.

    Hoa quả

    Thành phần trong các loại quả mọng tốt cho sức khỏe xương khớp

    2.8. Nước hầm xương

    Khoa học đã chứng minh rằng nước hầm xương cung cấp rất nhiều glucosamin và chondroitin cho cơ thể. Glucosamine giúp kích thích sản sinh ra thành phần cơ bản của sụn, ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp, sản sinh chất nhầy ở dịch khớp. Chondroitin kết hợp với Glucosamine giúp cơ xương khớp, dây chằng thêm khỏe mạnh, bổ sung canxi.

    Nước hầm xương - Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì

    Nước hầm xương chứa nhiều glucosamin và chondroitin

    3. Thoái hóa khớp nên uống gì?

    Bên cạnh thực phẩm nên ăn gì, người bị thoái hóa khớp gối cũng có thể cải thiện tình trạng đau nhức, giảm quá trình phát triển của bệnh bằng những thức uống sau:

    ĐỒ UỐNG TÁC DỤNG
    ✅ Uống nước Mỗi ngày nên uống 1,5-2l.

    Nước lọc không chỉ tốt cho sự sống mà còn cần thiết cho xương khớp, ngăn ngừa tình trạng khô khớp, tăng tiết dịch khớp.

    ✅ Uống sữa đậu nành Trong sữa đậu nành có hàm lượng canxi cao tốt cho xương khớp.

    Bổ sung dưỡng chất, tốt cho hệ xương khớp, ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa xương khớp.

    ✅ Uống trà xanh Thành phần tanin có khả năng kháng viêm, giảm đau.

    Chứa chất chống oxy hóa, tốt cho xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp.

    ✅ Uống nước cam, sả, mật ong Cam chứa nhiều vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

    Sả có tính ấm, thăng khí, trừ phong thấp.

    Mật ong được ví như chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên.

    ✅ Uống sữa nghệ Nghệ có tính ấm, ích khí, trừ phong, hàn, thấp.

    Sữa có nhiều canxi tốt cho quá trình tạo xương.

    Thưởng thức cốc sữa nghệ ấm mỗi ngày có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, đồng thời giúp tinh thần thư giãn, thoải mái.

    4. Thoái hóa khớp gối kiêng gì?

    Mặc dù chế độ ăn uống luôn được ưu tiên hàng đầu với người bệnh, tuy nhiên không phải ăn uống bừa bãi mà cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học. Đặc biệt, khi bị bệnh dù nặng hay nhẹ, người bị thoái hóa khớp cũng nên tránh những thực phẩm dưới đây:

    4.1. Thịt đỏ

    Các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt bê, thịt cừu… khi vào cơ thể sẽ sản xuất ra axit. Axit này cần lượng lớn canxi để trung hòa. Nếu cơ thể không cung cấp đủ canxi, cơ thể sẽ rút canxi từ hệ xương. Từ đó khiến cho quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn, nặng hơn.

    Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa nhiều cholesterol không tốt cho người bị thoái hóa khớp gối. Sử dụng thực phẩm này thường xuyên khiến cơ thể dễ bị thừa cân, béo phì từ đó làm tăng áp lực lên xương, sụn khớp.

    Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì - Thịt đỏ

    Các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesterol

    4.2. Thức ăn chứa nhiều đường hoặc muối

    Người bệnh cũng không nên ăn quá ngọt hoặc quá mặn. Thực phẩm chứa nhiều đường sẽ cản trở việc hấp thụ canxi, làm tổn thương protein trong cơ thể, gây viêm. Một thực đơn chứa nhiều muối sẽ khiến xương giòn và dễ gãy, tăng viêm.

    Thức ăn chứa nhiều đường và muối

    Người bệnh cũng không nên ăn quá ngọt hoặc quá mặn

    4.3. Thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn

    Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn như: Đồ nướng, khoai tây chiên, pizza, KFC… chứa chất béo công nghiệp sẽ khiến cơ thể bị tăng cân, gây áp lực cho sụn khớp, khiến cho khớp xương bị hư tổn nhanh hơn.

    Thực phẩm chế biến sẵn

    Thực phẩm chế biến sẵn không nên xuất hiện trong thực đơn của người bị thoái hóa khớp gối

    4.4. Bột mì trắng

    Bột mì trắng dễ gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, người bị thoái hóa khớp gối không nên sử dụng bột mì trắng mà có thể thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt.

    Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì - Bột mỳ trắng

    Bột mì trắng dễ gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể

    4.5. Bia, rượu, chất kích thích

    Rượu, bia, thuốc lá không tốt cho sức khỏe nói chung và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng. Việc tiêu thụ chúng sẽ khiến quá trình chữa trị bệnh càng trở nên phức tạp.

    Rượu bia

    Rượu bia gây trở ngại cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối

    5. Lưu ý cho người bị thoái hóa khớp gối

    Để bệnh thoái hóa khớp gối không “ghé thăm” người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau để phòng tránh bệnh:

    • Tránh hoạt động sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài.
    • Không mang vác vật nặng thường xuyên, không thực hiện các động tác quá mạnh, đột ngột.
    • Duy trì thể trọng phù hợp, tránh để thừa cân, béo phì.
    • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, ưu tiên những môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe đạp.
    • Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các dị tật của xương khớp.

    Bài viết trên đây đã giúp giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì. Để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bà bầu có được bóp vai không? Hướng dẫn cách xoa bóp hiệu quả nhất 14/01/22
      Rất nhiều chị em thắc mắc “Bà bầu có được bóp vai không?”, nếu có, bóp vai như thế nào…
      Cây Hy thiêm – Vị thuốc tốt cho người bệnh xương khớp 04/09/19
      Lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây, ngày càng nhiều bệnh nhân tìm đến các loại thảo dược thiên…
      Glucosamine là gì? Có tác dụng ra sao? Lưu ý khi sử dụng! 26/01/22
      Glucosamine được nhiều người bệnh xương khớp cũng như người có nhu cầu dưỡng khớp biết tới. Tuy nhiên không…
      Đau khớp gối ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 10/12/19
      Đau khớp gối ở người già là một bệnh lý phổ biến thường gặp. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và…
      Xem thêm