Sử dụng rượu tỏi chữa bệnh gout (gút) là bài thuốc dân gian được nhiều người ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả của bài thuốc này như thế nào và cách thực hiện ra sao? Cùng tham khảo thông tin chi tiết được chuyên mục “Điều trị gút Tâm Bình” chia sẻ ngay sau đây.
1. Tìm hiểu tác dụng của rượu tỏi trong điều trị gút
Rượu tỏi là bài thuốc có nguồn gốc từ Ai Cập, được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Điển hình trong đó phải kể đến các bệnh lý về xương khớp, nhất là khả năng cải thiện các cơn đau mãn tính do gout gây ra.
Một số tác dụng của rượu tỏi trong chữa bệnh gout phải kể đến như:
- Ngăn ngừa các biến chứng lên tim mạch, huyết áp ở người bệnh gút nhờ khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp,…
- Chứa hợp chất Diallyl sulfide như một chất kháng sinh, ngăn ngừa nhiễm trùng tại vị trí xuất hiện hạt tophi.
- Hỗ trợ ổn định nồng độ acid uric máu, nâng cao hiệu quả điều trị gút.
- Thanh nhiệt, trừ phong, cải thiện các cơn đau gout cấp.
Như vậy, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh giúp hạ acid uric, người bệnh gout có thể tham khảo thêm rượu tỏi để giảm tổn thương lên các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là thận, và hệ tiêu hóa.
: Tổng quan về bệnh gout bạn cần phải biết!
2. Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh gout như thế nào?
Để có bình rượu tỏi đạt chuẩn, cần chuẩn bị nguyên liệu cẩn thận. Công đoạn ngâm rượu bao gồm:
Bước 1: Chọn nguyên liệu
Chọn tỏi:
Nên chọn tỏi ta, đã già phơi khô. Bạn cũng có thể chọn tỏi Lý Sơn, hoặc các loại tỏi có nguồn gốc rõ ràng.
- Tép tỏi chắc, to, không nhũn hay úa vàng.
- Bóc sạch vỏ tỏi rồi phơi nắng cho khô. Có thể giã nát hoặc thái lát mỏng để các hoạt chất được giải phóng tốt nhất.
Rượu ngâm
- Chọn loại rượu trắng được nấu theo phương pháp truyền thống.
- Nồng độ rượu khoảng 40-45 độ.
- Tỷ lệ rượu: tỏi là 2:1. Nghĩa là 2 lít rượu sẽ ngâm với 1kg tỏi.
Bình ngâm
- Chọn loại bình sành, sứ hoặc thủy tinh có nắp đậy kín.
- Tuyệt đối không sử dụng bình nhựa bởi ngâm bằng nhựa có thể sinh ra chất độc hại.
- Trước khi ngâm cần rửa sạch bình và tráng lại với rượu nóng.
Bước 2: Thực hiện ngâm rượu
Khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, chúng ta tiến hành ngâm rượu như sau:
- Cho tỏi vào bình rồi đổ ngập rượu.
- Đậy kín bình.
- Đặt bình nơi khô thoáng. Không để nơi ẩm thấp và nơi có ánh nắng mặt trời.
- Lâu lâu lắc nhẹ bình giúp rượu ngấm đều vào tỏi.
Khoảng 2 tuần là rượu có thể dùng được. Rượu tỏi đạt chuẩn khi rượu có màu vàng nghệ, mùi thơm đặc trưng, tỏi không mốc, thối.
3. Cách dùng rượu tỏi chữa bệnh gút
Bạn có thể dùng rượu tỏi để chữa bệnh gout cho mình hoặc người thân theo các cách sau:
3.1 Xoa bóp rượu tỏi chữa bệnh bệnh gút
Với cách này, rượu tỏi được dùng như một loại dầu xoa bóp, giảm đau ngoài da:
- Lấy một ít rượu thoa vào vùng khớp chân tay bị đau do gout.
- Massage nhẹ nhàng để các hoạt chất ngấm vào da thịt.
- Thực hiện ngày 2-3 lần để giảm sưng đau.
3.2 Trị bệnh gout bằng uống rượu tỏi
Để cải thiện các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ của bệnh gout, bạn có thể uống trực tiếp với liều lượng:
- Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
- Có thể pha loãng rượu để dễ uống.
3.3 Pha với nước tắm giảm đau gout
Một cách khác bạn có thể tận dụng rượu tỏi điều trị bệnh gout bằng cách pha vào nước tắm. Khi tắm hãy ngâm mình khoảng 15-20 phút với nước tắm chứa rượu tỏi để sát khuẩn và giúp lưu thông khí huyết. Hỗ trợ làm lành các tổn thương.
Chú ý cần tắm lại với xà bông để khử mùi tỏi để lại trên người.
➤ Xem thêm: Sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa – Mách bạn 4 cách thực hiện siêu đơn giản
4. Lưu ý khi chữa gout bằng rượu tỏi
Bạn có thể sử dụng rượu tỏi để cải thiện các triệu chứng của bệnh gout nhưng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Uống đúng liều lượng được khuyến cáo, không uống quá nhiều làm phản tác dụng.
- Không thoa rượu lên vết thương hở hoặc khu vực da bị trầy xước.
- Trường hợp đang dùng các loại thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ khác cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
- Tỏi có thể gây một số phản ứng phụ như phát ban, ngứa ngáy ở một số người. Do đó, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường khi sử dụng thì cần ngưng dùng ngay.
- Người bệnh sử dụng các loại thuốc đông máu, hoặc chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng rượu tỏi.
Tương tự các bài thuốc dân gian chữa bệnh gout khác, rượu tỏi chỉ phần nào hỗ trợ người bệnh trong trường hợp bệnh nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng. Với các trường hợp bệnh nặng, hoặc sử dụng phương pháp tự nhiên không hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt nhất.
XEM THÊM:
- Bệnh gút có ăn được thịt rắn không? – Fan thịt rắn nhất định phải biết điều này
- Chữa bệnh gout ở đâu tốt nhất? – 10 địa chỉ được bác sĩ khuyến nghị
- Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout khiến bệnh càng trầm trọng
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.