Bệnh gút có ăn được thịt rắn không? Giải đáp ngay thắc mắc
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Bệnh gút có ăn được thịt rắn không? Giải đáp ngay thắc mắc

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    01/03/21

    Bệnh gút có ăn được thịt rắn không, có những lưu ý gì khi sử dụng thịt rắn cũng như đối với người bệnh gút? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (64 bình chọn)

    1. Giá trị dinh dưỡng của thịt rắn

    giá trị dinh dưỡng của thịt rắn

    Thịt rắn giàu đạm và là một trong những thực phẩm bổ dưỡng.

    Thịt rắn (xà nhục) được cho là vị thuốc quý, được xếp vào món ăn cao cấp và bổ dưỡng. Theo Đông y, thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, đi vào kinh can, có công dụng trong việc khu phong, trừ thấp, tiêu độc, thường dùng trong các bệnh lý đau thần kinh tọa, liệt cơ, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, nhọt độc, lở loét, giang mai…

    Theo y học hiện đại, thịt rắn còn chứa nhiều chất, hoạt chất thiết yếu cho cơ thể như:

    • Leucine
    • Lysine
    • Arginine
    • Valine
    • Mỡ
    • Chất saponosid
    • Nhiều protide và acid amin như cystine, corine, glycine, isolencine, acid glutamic…

    Thịt rắn cung cấp khoảng 93 calo trên 100g thịt, tùy thuộc vào từng loại rắn đồng thời có chứa canxi, phosphor, sắt, các muối khác, vitamin A, B1, B2.

    Một số món ăn và các bài thuốc từ rắn như:

    • Thịt rắn nướng cùng lá lốt, xương sông, mùi tàu chữa đau nhức xương khớp
    • Rắn tiềm thuốc bắc tốt cho người bệnh xương khớp
    • Thịt rắn xào hoàng kỳ chữa đau lưng mãn tính
    • Rượu rắn uống giảm đau nhức khớp, tăng cường sinh lực

    Có nhiều món ăn bổ dưỡng như vậy nhưng liệu thực phẩm này có dành cho người bị gout?

    Click xem thêmTất tần tật thông tin về bệnh gút 

    2. Bệnh gút có ăn được thịt rắn không?

    Bệnh gút có ăn được thịt rắn không?

    Bệnh gút có ăn được thịt rắn không?

    Thịt rắn thường được ví như thịt gà, chân ếch, thậm chí cả cá về hương vị và kết cấu. Đây là loại thịt nạc, tốt cho sức khỏe. Chúng tốt cho người ăn kiêng nhưng đối với người bệnh gout, đây lại là món ăn giàu đạm.

    Người bệnh gút không nên sử dụng quá nhiều thịt rắn bởi chúng thuộc nhóm có hàm lượng purin cao, lượng đạm tới 60%. Cùng với những thực phẩm khác, lượng purin nạp vào trong cơ thể lớn dẫn đến tăng acid uric máu, kết tủa thành vi tinh thể hình kim là muối urat, từ đó gây tổn thương các khớp xương, đặc biệt khớp ngón chân cái do bệnh gout.

    Hơn nữa, nếu người bệnh gút có kèm theo những bệnh lý nền khác như mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp thì càng phải kiêng kị kỹ càng. Các bệnh lý này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi một trong hai diễn biến nặng sẽ kéo theo bệnh kia và ngược lại, để lại biến chứng nặng nề hơn.

    Do vậy, người bệnh gout không nên ăn thịt rắn, nếu ăn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ theo chỉ định của bác sĩ.

    >> Tìm hiểu thêm: Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?– Dù có thèm nhưng cần hạn chế!

    3. Lưu ý khi sử dụng thịt rắn

    Không chỉ người bệnh gout cần kiêng thịt rắn mà đối với những đối tượng dưới đây cũng không nên sử dụng thành phẩm của rắn:

    • Người cao huyết áp không nên uống rượu rắn ngâm toàn phần
    • Người muốn cường dương không nên tìm đến rượu rắn để cải thiện
    • Có tới hơn 100 loài rắn trong đó khoảng 20 loài có nọc độc, không biết sử dụng có thể gây ngộ độc
    • Thịt rắn nếu không được làm sạch cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh
    • Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Vi sinh vật Thực phẩm cho thấy, việc ăn thịt chưa nấu kỹ của các loài bò sát như rắn có thể dẫn đến nhiễm vi sinh vật gây bệnh như bệnh giun xoắn, giun đầu gai, sán dây, E.coli gây tiêu chảy…

    4. Lời khuyên của chuyên gia cho người bệnh gout

    bổ sung rau xanh cho người bệnh gout

    Nên bổ sung rau xanh trong thực đơn.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đối với người bệnh gút, ngoài tránh sử dụng thịt rắn cũng nên hạn chế những thực phẩm này đều nhiều đạm.

    Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn của mình bằng cách:

    • Tránh thực phẩm giàu nhân purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật
    • Tránh đồ uống có cồn, có ga như rượu, bia, nước uống có ga hay nước ngọt
    • Hạn chế sử dụng thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt
    • Kiểm tra nồng độ axit uric trong máu định kỳ
    • Thăm khám kịp thời ngay khi có những triệu chứng của bệnh gout
    • Rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe
    • Nên áp dụng các bài tập dành cho người bệnh gout
    • Có thể kết hợp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ làm giảm các cơn đau cấp tính do gout cũng như lợi tiểu, hỗ trợ tăng cường đào thải acid uric.

    Trên đây là câu trả lời bệnh gút có ăn được rắn không, những lưu ý dành đối tượng mắc gút. Bệnh gút không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những cơn đau đớn, dữ dội nếu bạn không biết cách kiểm soát thực phẩm nạp vào cơ thể. Do vậy, hạn chế ăn thịt rắn cũng như các loại thực phẩm giàu purin chính là cách để ngăn ngừa các cơn đau tái phát.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gout – Bệnh của nhà giàu, nhưng vì đâu ngày càng nhiều người mắc? 17/06/19
      Nếu như trước đây, gút chỉ được tìm thấy ở “cung vua phủ chúa”, thì nay đã trở thành căn…
      Mẹo hay phòng chống bệnh gút tái phát khi giao mùa, 100% thành công! 17/09/19
      Khi giao mùa, người bệnh gút thường mệt mỏi, uể oải, các khớp xương tê cứng, thậm chí sưng, đau…
       Người bệnh gút ăn thịt thế nào để không bị đau? 28/09/19
      Bệnh gút ăn thịt thế nào để không bị đau có lẽ là mỗi bận tâm của không ít người…
      Những “quy tắc vàng” phụ nữ mắc bệnh gút nhất định phải biết! 12/10/19
      Phụ nữ mắc bệnh gút tưởng chừng như ít gặp nhưng hiện nay tỉ lệ này ngày càng gia tăng…
      Xem tất cả bài viết