Tăng axit uric máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Tăng axit uric máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    30/01/24

    Tăng axit uric (acid uric) trong máu là mối nguy hiểm cho sức khỏe, “mầm mống” gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân tăng axit uric máu là gì? Cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết.

    5/5 - (114 bình chọn)

    1. Tổng quan về axit uric

    Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của nhân purin – thành phần cấu tạo nên DNA, RNA… (các vật chất di truyền). Chúng có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của hệ thống phân tử NO.

    Phần lớn axit uric sẽ tự được đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu và phân (80%) và 20% còn lại qua đường ruột. Nồng độ uric tăng hay giảm tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Trường hợp chỉ số acid uric trong máu tăng cao vượt quá độ bão hòa và kéo dài có thể kết tinh thành các tinh thể urat. Các tinh thể này sẽ lắng đọng ở khớp gây ra cơn đau gút cấp (bệnh gút). Hoặc chúng có thể lắng đọng tại da, mô mềm thành các hạt tophi hay có thể tạo thành sỏi urat ở thận.

    Tóm lại, tăng axit uric trong máu về lâu dài có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý, trong đó phổ biến nhất là gút và sỏi thận. Vì vậy, người bệnh nên thận trọng khi xét nghiệm có chỉ số này tăng cao.

    tăng axit uric trong máu

    2. Axit uric máu cao là bao nhiêu?

    Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và đào thải luôn được cân bằng để giữ lượng acid uric trong máu ở mức an toàn. Khi sự cân bằng này bị mất đi, nồng độ axit uric trong máu sẽ không còn ở mức cho phép.

    Để xác định nồng độ axit uric máu cần tiến hành xét nghiệm máu. Giới hạn nồng độ axit uric ở người bình thường được chia theo giới tính:

    • Với nam giới có nồng độ dưới 7,0mg/dl (420 micromon/l)
    • Với nữ giới có nồng độ dưới 6,0mg/dl (360micromol/l).

    Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng quá trình tổng hợp và đào thải axit uric sẽ khiến chỉ số này bị biến động. Người bệnh được coi là tăng axit uric nếu vượt quá giới hạn chỉ số trên.

    3. Phân tích ý nghĩa của xét nghiệm axit uric

    Mẫu bệnh phẩm được sử dụng khi thực hiện xét nghiệm axit uric thông qua huyết tương, được tách từ máu toàn phần và có sử dụng chống đông Heparin. Khi thực hiện xét nghiệm người bệnh nên nhịn ăn 4 – 6 giờ, không sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng, chất kích thích, đồ uống có cồn nào.

    chỉ số axit uric ở người bình thường

    Dựa theo chỉ số xét nghiệm, người bệnh có thể hiểu nôm na như sau:

    – Nồng độ axit uric từ 6 – 7 mg/dl vẫn được coi là bình thường, dù có cao hơn một chút. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa cần thực hiện điều trị mà nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

    – Nếu chỉ số từ 7 – 8 mg/dl thì có dấu hiệu tăng axit uric máu và có các triệu nh đau nhức âm ỉ các khớp.

    – Chỉ số trên 8 – 10mg/dl tức là lúc này đã có biểu hiện cơn đau gout cấp, xuất hiện tình trạng sưng, đau, viêm ở khớp ngón chân, cổ tay…

    – Chỉ số trên 10mg/dl tức là chỉ số axit uric tăng rất cao, thường thấy trong giai đoạn gout mạn tính.

    Kết quả xét nghiệm có thể bị sai lệch do một số trường hợp uống rượu, uống thuốc… Do đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ danh sách thuốc mà mình đã và đang sử dụng.

    4. Triệu chứng tăng axit uric máu

    Có khoảng 2/3 số người bị tăng axit uric máu biểu hiện triệu chứng. Tăng axit uric máu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Và người bệnh nhận biết việc acid uric máu tăng cao thông qua các triệu chứng của các căn bệnh này.

    4.1. Triệu chứng của bệnh gout

    Tăng axit uric máu thường biểu hiện thành các cơn gout cấp trên lâm sàng. Lâu dài sẽ có những tổn thương do gout mạn tính.

    • Cơn gút cấp: Cơn gout cấp xuất hiện sau một bữa ăn nhiều đạm hoặc uống nhiều bia rượu, khởi phát vào nửa đêm. Cơn gout cấp gây đau dữ dội ở một khớp, hay gặp nhất là ngón chân cái.
    • Hạt tophi: xuất hiện do lắng đọng muối urat trong các mô liên kết. Hạt tophi thường gặp ở mỏm khuỷu, vành tai, cạnh các khớp, có thể nhìn thấy màu trắng bên trong. Khi hạt tophi vỡ sẽ chảy ra chất bột màu trắng.
    • Sưng đau, biến dạng các khớp.
    Bệnh gout

    Tăng axit uric máu thường biểu hiện thành các cơn gout cấp

    >> Xem thêm: 5 cách cắt cơn đau gút cấp cực nhanh, cực hiệu quả

    4.2. Triệu chứng của bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

    Các tinh thể acid uric có thể làm tích tụ sỏi trong thận với các triệu chứng cơ bản bao gồm: đau lưng dưới, buồn nôn, đau khi đi tiểu, có thể tiểu ra máu. Nếu bị nhiễm trùng thận, bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh.

    sỏi thận

    Các tinh thể axit uric có thể làm tích tụ sỏi trong thận

    Bên cạnh đó, axit uric máu tăng cao còn dẫn tới các bệnh như: đa u tủy xương, thiếu máu, tan máu, bệnh bạch cầu,… Đối với người cao tuổi, khi acid uric lắng đọng ở tim mạch sẽ gây viêm mạch máu, xơ vỡ động mạch, đột quỵ, thiểu năng mạch vành, viêm màng ngoài tim.

    5. Nguyên nhân khiến axit uric máu tăng cao

    Tình trạng tăng axit uric trong máu thường xuất hiện từ các nguyên nhân sau:

    5.1.  Tình trạng rối loạn chuyển hóa không rõ nguyên nhân

    Tình trạng rối loạn chuyển hóa không rõ nguyên nhân xảy ra khi cơ thể vẫn tự tổng hợp lượng lớn axit uric dù người bệnh đang duy trì một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Tình trạng này chiếm tới 85% các trường hợp, có tính chất gia đình và di truyền.

    5.2. Hiện tượng giảm đào thải acid uric

    Mỗi ngày, lượng axit uric được đào thải ra ngoài cơ thể khoảng 80% qua đường nước tiểu, còn lại là qua đường tiêu hóa và mồ hôi. Nếu đào thải acid uric giảm sẽ khiến axit uric tồn tại trong máu với lượng lớn, vượt ngưỡng cho phép.

    5.3. Nhờn thuốc

    Đối với bệnh nhân gout đã tuân thủ việc uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ mà vẫn tăng axit uric máu rất có thể là do nhờn thuốc. Khi cơ thể không đáp ứng với thuốc, việc sử dụng đúng liều lượng, thời gian quy định cũng không đem lại hiệu quả.

    5.4. Mắc các bệnh khác

    Nhiều bệnh lý như: suy thận, nhược giáp, nhiễm độc chì mạn tính, nhiễm độc thai nghén, bệnh vẩy nến, ung thư máu dòng bạch cầu,… cũng là nguyên nhân khiến chỉ số acid uric cao. Muốn hạ chỉ số axit uric phải điều trị các bệnh này.

    5.5. Uống một số loại thuốc làm tăng acid uric

    Có một số loại thuốc khi nạp vào cơ thể sẽ làm tăng axit uric. Cụ thể là: Thuốc lợi tiểu, thuốc ngủ nhóm barbiturate, thuốc giảm đau nhóm salicylate liều thấp,…

    5.6. Ít vận động, rèn luyện thể dục thể thao

    Ít vận động, không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên khiến năng lượng không được tiêu hao. Điều này dẫn đến nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, làm tăng acid uric.

    5.7. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

    Những loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin – tiền chất chuyển hóa thành axit uric, là: nội tạng động vật, hải sản, các loại đậu hạt, nấm,… Việc ăn nhiều loại thực phẩm này làm axit uric máu tăng cao. Bên cạnh đó, uống nhiều nhiều bia, rượu cũng thúc đẩy axit uric máu tăng.

    Hải sản làm tăng axit uric máu

    Ăn nhiều hải sản làm tăng axit uric máu

    5.8. Uống không đủ nước, nhịn tiểu

    Khoảng 80% lượng axit uric được đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Việc uống không đủ nước, nhịn tiểu là nguyên nhân khiến acid uric không được đào thải mà sẽ lắng đọng ngược trở lại.

    6. Axit uric tăng cao có nguy hiểm không?

    Tình trạng tăng axit uric máu khiến axit uric kết tụ lại thành tinh thể sắc nhọn, lắng đọng ở các khớp. Từ đó, chúng gây ra bệnh gout và nhiều dạng viêm khớp đáng lo khác. Tuy nhiên, khi xét nghiệm thấy chỉ số uric tăng chưa chắc đã là bệnh gút. Bởi, có rất nhiều bệnh lý liên quan tới axit uric tăng cao như: Bệnh sỏi thận, suy thận mạn, bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu…

    biến chứng axit uric

    Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy axit uric có thể ảnh hưởng bệnh đái tháo đường, béo phì tăng mỡ máu.

    Tăng acid uric máu cũng gây bất lợi cho sức khỏe người cao tuổi. Vì khi tăng acid uric máu, kết tủa ở tim, mạch sẽ gây viêm mạch máu, xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, đột quỵ… Trường hợp kết tủa ở vùng đầu có thể gây viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai… Nếu kết tủa ở bộ phận sinh dục sẽ gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt.

    Tóm lại, chỉ số axit uric tăng cao và kéo dài hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh đừng chủ quan khi phát hiện.

    7. Các phương pháp để kiểm tra nồng độ acid uric

    Để kiểm tra nồng độ acid uric trong cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm sau:

    7.1. Xét nghiệm nước tiểu

    Các trường hợp được thực hiện xét nghiệm này bao gồm:

    – Người có biểu hiện sỏi thận như: Đau dữ dội vùng bụng dưới, đau bên hông, háng hoặc lưng, có lẫn máu trong nước tiểu, thường xuyên muốn đi tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt…

    – Người bệnh đang bị bệnh gout và được bác sĩ yêu cầu theo dõi nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

    7.2. Xét nghiệm máu

    Bác sĩ lấy máu của người bệnh qua đường tĩnh mạch cánh tay. Sau đó, máu sẽ được thu vào lọ hoặc ống nghiệm. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, nhức cánh tay nhưng sẽ biến mất ngay sau đó.

    Xét nghiệm máu được chỉ định trong những trường hợp sau:

    – Xuất hiện triệu chứng bệnh gout ở ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối sưng, đau nhức, tấy đỏ.

    – Khám tổng quát định kỳ

    8. Hướng điều trị axit uric tăng trong máu

    Để có thể đưa ra phương pháp thích hợp nhất điều trị axit uric cao cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu tăng acid uric do đang sử dụng các loại thuốc khác hoặc nhờn thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sỹ để điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp. Nếu nguyên nhân đến từ các loại bệnh lý, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kết hợp chữa bệnh với thuốc điều trị hạ axit uric, liệu pháp dự phòng tăng axit uric máu.

    8.1. Uống thuốc giảm axit uric trong máu

    Sử dụng thuốc giảm axit uric là phương pháp hiệu quả đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy, thuốc nào giúp giảm acid uric?

    Theo cơ chế tác dụng khác nhau, có 3 loại thuốc hạ axit uric máu. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp:

    8.1.1. Thuốc ức chế XO, giảm tổng hợp acid uric

    Đây là nhóm thuốc hoạt động ức chế enzyme xanthine oxidase – XO, với 3 tên thuốc phổ biến sau:

    – Allopurinol: Được FDA chấp nhận là thuốc giảm acid uric ở bệnh nhân gout năm 1966.

    – Febuxostat: Loại thuốc có chức năng ức chế XO và được FDA chấp nhận từ năm 2009 sử dụng điều trị chứng tăng acid uric.

    – Topiroxostat: Được sử dụng trong điều trị gout từ năm 2013 tại Nhật Bản.

    8.1.2. Thuốc tăng thải acid uric

    Chứng tăng acid uric có thể đến từ nguyên nhân acid uric kém đào thải qua thận. Vì vậy, một cách giảm acid uric là thúc đẩy quá trình đào thải chất này. Nhóm thuốc này cũng được bác sĩ chỉ định kết hợp với thuốc ức chế XO ở trên.

    Các tên thuốc tiêu biểu có tác dụng tăng thải acid uric như: Probenecid, Benzbromarone, Lesinurad…

    8.1.3. Thuốc giảm acid uric bằng cách tằng bài tiết acid uric

    Nhóm thuốc này gồm 2 tên thuốc chính là Pegloticase và thuốc Rasburicase. Tác dụng chính là tăng nồng độ enzyme Uricase để biến đổi acid uric thành allantonin tan trong nước. Nhờ đó, cơ thể đào thải chất này dễ dàng qua thận.

    */Lưu ý: Lạm dụng thuốc tây có thể gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, người bệnh không tự ý mua hoặc tăng/ giảm liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    8.2. Tham khảo các bài thuốc nam hạ axit uric trong máu

    Sử dụng thuốc nam hạ axit uric là phương pháp đơn giản, an toàn nên được nhiều người áp dụng. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc sau:

    8.2.1. Bài thuốc cây sói rừng

    Theo Y học cổ truyền, cây sói rừng có vị cay, tính bình, có tác dụng tiêu độc, giảm đau, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch. Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra, dịch tiết từ cây sói rừng có khả năng giảm thiểu axit uric trong máu, giảm viêm sưng. Rất phù hợp cho những người bị bệnh gout.

    Nguyên liệu: 30g rễ cây sói rừng tươi hoặc khô.

    Cách thực hiện:

    – Rửa sạch rễ cây sói rừng, cho vào nồi sắc với 1,5l nước đến khi còn 1l.

    – Lọc lấy nước để sử dụng hàng ngày.

    – Kiên trì thực hiện cách này, sau một thời gian sẽ thấy chỉ số axit uric giảm.

    8.2.2. Hạ axit uric bằng lá tía tô

    Một số nghiên cứu của Nhật Bản cho biết, lá tía tô có tác dụng ức chế các enzyme xanthine oxidase – loại enzyme thúc đẩy sự hình thành acid uric. Vì vậy, lá tía tô có khả năng giảm viêm, lợi tiểu giúp đào thải acid uric trong máu.

    Nước lá tía tô giúp giảm axit uric trong máu

    Nước lá tía tô giúp giảm axit uric trong máu

    Nguyên liệu: 1 nắm cành non hoặc lá tía tô tươi.

    Cách thực hiện:

    – Lá tía tô đem rửa sạch, cho vào ấm với một ít nước đem sắc.

    – Lọc lấy nước uống, uống hết trong ngày.

    – Kiên trì mỗi ngày sẽ giúp cơ thể thanh lọc, tích cực đào thải acid uric ra ngoài.

    Ngoài đun nước, người bệnh có thể sử dụng lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng tăng acid uric và bệnh gout.

    8.2.3. Lá lốt giảm acid uric

    Theo Y học dân gian, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm giúp trừ khí lạnh, làm ấm bụng. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị đau nhức xương khớp, bệnh gút.

    Trong Y học hiện đại, lá lốt chứa nhiều chất sinh học tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Đồng thời, lá lốt cũng giúp cơ thể đào thải acid uric hiệu quả.

    Nguyên liệu: 5 – 10 lá lốt khô.

    Cách thực hiện:

    – Lá lốt khô đã chuẩn bị, sắc với 2 chén nước.

    – Đun cho tới khi nước cạn chỉ còn 1 chén thì tắt bếp, uống sau bữa ăn tối.

    – Uống liên tục trong 10 ngày để thanh lọc cơ thể, giảm axit uric trong máu.

    9. Người bị axit uric cao nên ăn gì, kiêng gì?

    Tăng axit uric là chứng rối loạn chuyển hóa, chính vì vậy chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết. Do đó, chủ đề ăn gì, kiêng gì luôn được người bệnh quan tâm.

    Theo chuyên gia dinh dưỡng, để cải thiện tình trạng tăng axit uric trong máu, người bệnh nên chú ý những thực phẩm sau:

    9.1. Thực phẩm nên ăn

    Người bị axit uric cao nên ưu tiên những thực phẩm sau:

    Trà xanh: Có khả năng làm giảm sản xuất acid uric trong cơ thể. Đây là đồ uống tốt cho người bệnh gout hoặc có nồng độ acid uric cao.

    Rau củ quả xanh: Cà chua, bông cải xanh, dưa chuột là những thực phẩm có khả năng làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể nhờ cơ chế tăng độ kiềm của máu. Người bệnh có thể ăn sống hoặc hấp chín đều được.

    Chuối: Có hàm lượng purin thấp giúp làm giảm nồng độ uric trong máu.

    Táo: Loại trái cây chứa hàm lượng chất xơ cao, có khả năng hấp thu uric trong máu, tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

    Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có khả năng phân hủy và làm tăng tốc độ đào thải uric ra khỏi cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm này, điển hình là ổi, chanh, bưởi, cam, táo…

    Các loại đậu: Đậu lăng, đậu Hà Lan… chứa hàm lượng protein có khả năng trung hòa acid uric, ngăn ngừa bệnh gout.

    vitamin C tốt cho người axit uric cao

    9.2. Thực phẩm nên kiêng

    Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bị acid uric cao nên kiêng những loại thực phẩm sau:

    Nội tạng động vật: Thực phẩm chứa nhiều purin, trong đó gan, thận là có hàm lượng purin cao hơn cả. Do đó người bệnh không nên ăn thực phẩm này.

    Thịt đỏ: Đây cũng là thực phẩm giàu purin, điển hình là thịt bò, thịt cừu, thịt lợn…

    Hải sản: Tương tự như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản cũng rất giàu purin, có khả năng chuyển hóa thành acid uric…

    Rượu bia: Đồ uống làm tăng acid uric và tăng nguy cơ tái phát bệnh gout.

    Thực phẩm từ carb tinh chế: Bánh mỳ trắng, bánh quy, bánh ngọt… có thể khiến lượng đường, lượng axit uric trong máu tăng cao.

    10.  Cách phòng tránh axit uric tăng cao

    Theo chuyên gia, để kiểm soát và phòng ngừa bệnh gout, người bệnh cần lưu ý thực hiện những điều sau:

    10.1. Giữ chế độ dinh dưỡng khoa học

    Để acid uric máu không tăng cao, người bệnh cần giữ chế độ dinh dưỡng khoa học.

    – Cắt giảm những thực phẩm chứa nhiều nhân purin trong thực đơn như: các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt cừu) cá biển, nội tạng động vật,…

    – Bạn cũng nên kiêng bia, rượu, các thức uống có cồn vì chúng gây ra tình trạng rối loạn sản sinh và chuyển hóa purin.

    – Các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng là: rau cần, súp lơ, cải xanh, chuối, ổi, táo, nho, củ cải,…

    10.2. Uống đủ nước

    Đây là cách đơn giản để giảm acid uric trong máu thông qua việc tăng khả năng đào thải của thận. Người bệnh nên uống 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, sữa không đường, nước khoáng kiềm.

    10.3. Tập luyện thể dục thể thao

    Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, đủ sức chống lại bệnh tật.

    10.4. Giữ thể trọng cơ thể ở mức cho phép

    Nghiên cứu cho thấy những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị tăng axit uric máu. Do đó, người bệnh nên lựa chọn các biện pháp khoa học để giảm cân bền vững.

    10.5. Kiểm tra chỉ số đường huyết

    Tình trạng tăng acid uric máu có liên quan chặt chẽ với mức độ tiến triển của bệnh tiểu đường và nhiều biến chứng liên quan. Ngược lại, lượng đường trong máu cao cũng có khả năng làm trầm trọng tình trạng tăng axit uric.

    10.6. Đi khám sức khỏe định kỳ

    Người có chỉ số axit uric cao nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi có biểu hiện đi tiểu thường xuyên, khớp sưng đau, mệt mỏi…

    Trên đây là một số nguyên nhân có thể làm tăng axit uric máu. Một người có chỉ số axit uric cao có thể do một vài hoặc tất cả các nguyên nhân kể trên. Bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp xử lý hiệu quả. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0343 44 66 99.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    6 bình luận cho “Tăng axit uric máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả”

    1. Hồ Ánh Dương viết:

      Bao nhiêu tuổi có thể dùng được viên Gout Tâm Bình ạ?, và nếu chỉ bị tăng acid uric máu chưa phải gout thì dùng viên khớp Tâm Bình được không ạ?

      • Chào bạn, bạn cung cấp thêm thông tin về tuổi tác, giới tính cũng như mức độ acid uric máu để Tâm Bình tư vấn cho bạn nhé. Viên gout Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric nên có thể dùng cho người bị tăng acid uric đơn thuần chưa bị chẩn đoán là gout được bạn nhé. Tuy nhiên như đã nói, bạn nên cung cấp thêm thông tin về tình trạng của bạn để Tâm Bình hỗ trợ bạn cụ thể nhất.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    2. Phong viết:

      Tôi năm nay 52 tuổi, được chẩn đoán tăng acid uric máu cách đây 01 năm, tôi đã dùng viên gout của Tâm Bình nên tình trạng cũng đã ổn định phần nào. Cho tôi hỏi nếu tôi uống viên gout đầy đủ tôi có thể uống rượu được không? Nhiều khi bạn bè đồng nghiệp cả công ty liên hoan mà mình là trưởng phòng lại không uống được cũng hơi khó xử.

      • Chào bạn, rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng acid uric máu và giảm bài tiết acid uric qua thận vì vậy nếu bạn muốn giữ tình trạng acid uric về ổn định thì nên hạn chế uống rượu bia. Tất nhiên bạn không cần phải kiêng hoàn toàn nếu công ty bắt buộc phải đi nhậu thì bạn nên uông ít rượu thôi bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khoẻ!

    3. Thành viết:

      Kính chào quý công ty, cho tôi hỏi chỉ số acid uric máu của tôi đang là 440, vậy giờ tôi dùng viên gout tâm bình được không?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh gút có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Chuyên gia giải đáp 02/11/21
      Gút tác động xấu tới sức khỏe, dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp…
      Bệnh thống phong là gì và các triệu chứng cơ bản của bệnh 07/11/18
      Bệnh thống phong là một bệnh khớp phổ biến nhưng thường bị nhầm với thấp khớp. Vậy bệnh thống phong là gì,…
      Axit uric cao ăn gì và kiêng gì? Top 17 thực phẩm người bệnh gút cần biết 27/10/21
      Axit uric là nguyên nhân gây ra bệnh gút với triệu chứng đặc trưng là sự viêm đau tại các…
      Thổ phục linh (khúc khắc): Vị thuốc quý trong bài thuốc trị gout, xương khớp 12/09/20
      Thổ phục linh (khúc khắc) là một trong những vị thuốc quý được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, công…
      Xem thêm