Chữa bệnh gout bằng lá tía tô, cả đời không lo đau gút- Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Chữa bệnh gout bằng lá tía tô, cả đời không lo đau gút

    Biên tập viên: Linh Chi

    29/07/19

    Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một bài thuốc đã được sử dụng trong dân gian từ lâu đời. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, không tốn kém và có thể thực hiện ngay tại nhà.

    5/5 - (600 bình chọn)

    1. Tác dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh gout

    Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens L, họ bạc hà, có tính ấm, vị cay. Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… Trong lá tía tô có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.

    Những hoạt chất trong lá tía tô giúp loại cây này trở thành một vị thuốc trị gout hữu hiệu. Tác dụng khi chữa bệnh gút bằng lá tía tô có thể kể đến là:

    • Giảm đau, đặc biệt là cơn đau gút cấp tính
    • Chống viêm
    • Ức chế loại enzym đóng vai trò hình thành axit uric trong cơ thể
    • Lợi tiểu nên giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

    tác dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh gout

    Xem thêm Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

    2. Top 7 cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô

    Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một bài thuốc đơn giản, lành tính. Người bệnh có thể dễ dàng hái lá tía tô trong vườn nhà hoặc mua ngoài chợ. Lá tía tô ở dạng tươi, khô hoặc dạng bột đều có tác dụng giảm đau do gút, hỗ trợ giảm acid uric.

    Chữa bệnh gout bằng lá tía tô

    2.1. Ăn lá tía tô sống

    Lá tía tô sống dễ ăn, được biết đến như một loại gia vị thông dụng trong mỗi bữa cơm gia đình. Vì vậy bạn có thể ăn sống lá tía tô hoặc gói kèm với những món ăn như đậu phụ, bún hoặc thái nhỏ trong các món canh.

    • Lấy 100g tía tô tươi nhặt sạch, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo.
    • Ăn lá tía tô như một loại rau sống.

    2.2. Chữa bệnh gout bằng cách uống nước lá tía tô

    Chữa gout bằng cách đun lá tía tô tươi, những hoạt chất trong lá sẽ phân tán trong nước, mang đến hiệu quả cao hơn. Bạn có thể áp dụng đun nước lá tía tô theo cách sau:

    • Rửa sạch 50g lá tía tô tươi
    • Đun sôi lá tía tô với 1 – 2 lít nước trong khoảng 15 phút
    • Lấy nước uống khi còn ấm
    Nước lá tía tô chữa bệnh gout

    Uống nước lá tía tô khi còn ấm

    2.3. Đắp lá tía tô chữa bệnh gút

    Giã, xay lá tía tô cũng là cách hữu hiệu để giảm các cơn đau gout. Hoạt chất trong tía tô sẽ tác động trực tiếp vào vị trí bị sưng, viêm do gout.

    Cách thực hiện như sau:

    • Rửa sạch lá và cành tía tô, để ráo
    • Sau đó giã nát và đắp vào chỗ khớp bị đau do gout
    Đắp lá tía tô chữa gout

    Giã nát tía tô đắp lên khớp bị đau do gút

    2.4. Ngâm nước lá tía tô

    Đây cũng là phương pháp an toàn, hiệu quả khi chữa gout bằng lá tía tô. Bạn có thể vừa kết hợp sắc lá tía tô uống và ngâm chân trong nước tía tô. Nước ấm vừa đủ giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

    Cách thực hiện:

    • Lấy 1 nắm lớn lá tía tô tươi đun sôi với 2 lít nước.
    • Để nước nguội bớt rồi dùng để ngâm phần khớp (chân hoặc tay) bị đau do gout trong khoảng 30 phút.

    2.5. Uống trà tía tô khô

    Để bất kỳ lúc nào cũng có thể sử dụng tía tô chữa bệnh gout, người bệnh có thể sử dụng tía tô khô. Đây là phương án nhanh gọn, thích hợp cho người bận rộn không có thời gian sắc nước uống.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lá tía tô, ngâm với nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra để ráo.
    • Phơi lá tía tô dưới nắng hoặc sấy ở nhiệt độ vừa phải đến khi khô.
    • Bảo quản lá tía tô khô nơi khô ráo, thoáng mát.
    • Mỗi lần lấy một ít lá tía tô khô hãm với nước sôi uống thay trà.

    2.6. Uống nước bột tía tô

    Đáp ứng thị hiếu trên thị trường, hiện nay rất nhiều người muốn nhanh gọn, an toàn, chất lượng nên thường sử dụng bột lá tía tô. Thông thường lá tía tô sẽ được sấy lạnh để giữ tối đa hàm lượng hoạt chất sau đó được nghiền mịn để dùng dần. Bạn có thể áp dụng theo cách sau:

    • Đem lá tía tô đã khô đem giã hoặc xay mịn rồi bảo quản trong hũ thủy tinh.
    • Mỗi lần sử dụng, hòa 1 – 2 thìa cà phê bột tía tô với nước nóng để uống.
    Bột tía tô chữa gout

    Uống nước bột tía tô giúp giảm đau do gout

    2.7. Đắp bột tía tô chữa bệnh gout

    Nếu không dùng theo phương pháp uống thì đắp bột lá tía tô chữa gout cũng là cách được nhiều người tin tưởng.

    Cách thực hiện:

    • Lấy bột tía tô trộn với nước nóng thành hỗn hợp cao nhão.
    • Đắp hỗn hợp này lên vùng khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau do gout.

    3. Lưu ý khi chữa bệnh gout bằng lá tía tô

    • Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng lá tía tô chữa bệnh gout.
    • Phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và hiệu quả thu được ở mỗi người không giống nhau.
    • Nếu trong quá trình chữa bệnh gout bằng lá tía tô mà cơ thể có dấu hiệu bất thường, sưng đau tăng lên thì nên dừng lại ngay.
    • Cân nhắc đổi phương pháp khác nếu không thấy bệnh thuyên giảm sau một thời gian sử dụng.

    Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu còn bất kì thắc mắc nào có liên quan tới bệnh gout hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0865 344 349!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    16 bình luận cho “Chữa bệnh gout bằng lá tía tô, cả đời không lo đau gút”

    1. Đoàn Thị Hợi viết:

      Con trai em năm nay 28 tuổi, cháu đi khám bệnh và xét nghiệm máu cho kết quả lượng uric trong máu 620/420.cháu uông nước lá tía tô được 1 tuần rồi nhưng lại có hiện tượng đau lưng không cúi được, nghĩr uôngd 1 ngày thấy đỡ. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn bác sĩ!

      • Chào bạn, cháu đã có các biểu hiện của đợt gout cấp chưa hay mới chỉ là tăng acid uric máu đơn thuần thôi? Bạn cho cháu uống nước lá tía tô có nhiều quá không? Bạn nên cho cháu tuân thủ liều lượng dùng thuốc của bác sĩ điều trị, liệu pháp bổ sung như lá tía tô nếu cơ địa của cháu không hợp với lá tía tô bạn có thể ngừng cho cháu uống nước lá tía tô bạn nhé.
        Chúc bạn và gia đình mạnh khoẻ!

    2. Phan anh viết:

      Mình bị guot và viêm khớp dạng thấp,dạ dày mình định uống là tía tô cùng với thực ohaamr chức năng giúp mát gan bổ thận thì có được không bs?

      • Chào bạn, không biết thực phẩm bảo vệ sức khoẻ mát gan bổ thận bạn nói tên cụ thể là gì để dược sĩ tư vấn trực tiếp? Ngoài ra bạn có đang uống thêm thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nào dùng cho người bị gout, viêm khớp dạng thấp hay dạ dày không? Mặc dù lá tía tô rất tốt cho sức khoẻ tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý tác dụng của tía tô từ từ và giúp hỗ trợ chứ không thể thay thế các thuốc mà bác sĩ kê đơn cho bạn, ngoài ra bạn có hay bị dị ứng không? Một số người có cơ địa mẫn cảm có thể dị ứng với lá tía tô vì vậy khi uống bạn nên khởi đầu bằng lượng nhỏ và theo dõi dần dần.
        Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin về cụ thể tên các sản phẩm bạn đang dùng để dược sĩ trả lời cụ thể hơn cho bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    3. Nguyễn tiến ly viết:

      Tôi đang uống 1 sản phẩm gout thấy khoẻ hơn các loại khác, không biết loại này có thuốc tây không.

    4. Taibunho le viết:

      Bố e năm nay 60 mươi
      Mà bệnh gút của bố e giờ sưng to ngay mắt cá . Còn cảm thấy như ròi bò có chữa hết dc ko ạ

      • Chào bạn, theo y học hiện đại bệnh gout là bệnh mạn tính và khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, các biện pháp trong bài là các phương pháp dân gian có thể dùng như tác nhân hỗ trợ nhưng không thể thay thế hoàn toàn các thuốc điều trị của bác sĩ. Bạn có thể bảo bác tái khám xác định mức độ chỉ số acid uric cũng như siêu âm xem tình trạng các khớp bị tổn thương đến đâu để có biện pháp điều trị phù hợp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Nguyen Quoc Tuan viết:

      Tía tô họ bạc hà không biết có ảnh hưởng đến khả năng đàn ông không bs ?
      Nếu đun lá tía tô để uống , ngày 50 gr thì uống trong tối đa bao nhiếu ngày, uống lâu quá có ảnh hưởng gì không bs ?
      Cảm ơn bác sỹ

      • Chào bạn, hiện nay các nguồn thông tin chính thống đều chưa ghi nhận tía tô gây ảnh hưởng đến “bản lĩnh đàn ông”. Ngoài ra một số tài liệu dân gian còn dùng tía tô cho vào cháo cùng với thịt dê hoặc cho tía tô vào cùng lươn để tăng cường chức năng cho nam. Tuy lá tía tô rất tốt nhưng bạn cũng không nên dùng thường xuyên do có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Chỉ nên dùng khoảng 50ml tía tô 1 ngày bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Khánh vân viết:

      Em chào bác sĩ. Chồng e vừa đi khám thì phát hiện bệnh gút 642/420. Bs có khuyên ăn lá tía tô sống và uống soda hoặc khoáng lạt. Vậy bác sĩ cho e hỏi là 1 ngày chồng e nên ăn bao nhiêu lá tía tô thì vừa ạ?

      • Chào bạn, các biện pháp dân gian như dùng lá tía tô sống thường dùng 100g. Tuy nhiên nên lưu ý các biện pháp trên chỉ là liệu pháp hỗ trợ, không nên quá phụ thuộc vào lá tía tô. Ngoài ra cũng không nên uống trong thời gian dài.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Danh Dang Quoc viết:

      Chỉ số axit uric của tôi là 495, vậy có phải bị gout chưa, tôi nên uống loại thuốc gì để hạ chỉ số này

      • Chào bạn, bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l với nam) và dưới 6.0 mg/dl (360 micromol/l với nữ). Do đó, chỉ số của bạn đang ở ngưỡng cao hơn bình thường.
        Bên cạnh đó, để chẩn đoán Gout cần dựa thêm 1 số dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng nữa như: Có viêm ở khớp tay/ chân không? Có sưng, đau không? Có xuất hiện tinh thể urat không? Hạt tophi không…
        Do đó để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng, bạn cần thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán đúng nhất. Từ đó có phác đồ và các loại thuốc cụ thể cho tình trạng của bạn nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Vũ Đình Dương viết:

      Mình bị gút nhẹ mới chỉ tăng axit uric trong máu và đau chân chưa bị sưng, đang tìm hiểu cách chữa bằng lá tía tô có thể phơi khô pha giống trà hoặc nấu nước lá tươi uống. Bác sỹ tư vấn cho mh biết dùng cái nào tốt hơn ạ, và nên dùng liều lượng ntn ạ. Cảm ơn bác sỹ nhiều.

      • Chào bạn! Thành phần có tác dụng trị gout trong lá tía tô tươi cao hơn so với lá tía tô khô. Nếu được bạn nên dùng lá tươi.
        Ngoài ra để nhanh gọn, an toàn, chất lượng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm đóng sẵn dạng viên trên thị trường nhé.
        Nếu bạn cần hỗ trợ gì thêm có thể để lại thông tin hoặc gọi số 0343446699 để được dược sĩ tư vấn giải đáp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Củ bình vôi chữa gút có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp 04/12/21
      Củ bình vôi chữa gút là một trong những bài thuốc từ dân gian trị gout hiệu quả được nhiều…
      Bệnh gout (gút) có di truyền không? Xem ngay đáp án chính xác 06/01/20
      Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gout vậy bạn đã bao giờ tự hỏi: Bệnh gout (gút) có di…
      Hạt tophi – Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút 01/08/19
      Hạt tophi xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, bàn tay, khớp bàn chân,… là dấu hiệu cảnh báo bệnh…
      Bệnh gút ở người trẻ – Bạn có đang hiểu lầm? 30/01/24
      Nhiều người vẫn quan niệm bệnh gút là căn bệnh của tuổi trung niên và người già. Tuy nhiên, căn…
      Xem thêm