[CẢNH BÁO] 7 hiểu nhầm thường gặp về bệnh gút
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    [CẢNH BÁO] 7 hiểu nhầm thường gặp về bệnh gút

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    27/04/20

    Chỉ đàn ông trung niên mới mắc bệnh gút; cứ acid uric cao là gút; để điều trị bệnh cứ uống thuốc chống viêm, giảm đau là được; bị gút phải kiêng hoàn toàn chất đạm…? Đây chính là những hiểu nhầm tai hại thường gặp về bệnh bệnh gút. Vì sao vậy?

    5/5 - (177 bình chọn)

    1. Bệnh gút chỉ xảy ra với người giàu, chế độ ăn thừa đạm?

    7 hiểu nhầm về bệnh gút thường gặp

    7 hiểu nhầm về bệnh gút thường gặp

    Chắc hẳn bạn đã từng có suy nghĩ này, nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Gút giờ đây không còn là bệnh của riêng nhà giàu mà nhiều nghiên cứu cho thấy bất kỳ người nào cũng có thể bị mắc bệnh gout. Ngoài chế độ ăn thừa chất đạm, thì người tăng huyết áp, đái tháo đường, người thừa cân, béo phì; người có tiền sử gia đình mắc bệnh gút hoặc chế độ sinh hoạt không lành mạnh… cũng có khả năng mắc bệnh cao.

    Xem thêm: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

    2. Chỉ đàn ông trung niên mới mắc bệnh gút?

    Đừng vội chủ quan. Theo các chuyên gia, mặc dù bệnh gút hay gặp nhất ở đàn ông trung niên tuổi trên 40, nhưng với điều kiện vật chất đủ đầy và chế độ ăn giàu purin, sử dụng nhiều rượu bia như hiện nay thì bệnh gút không chừa một ai. Đặc biệt là ở người trẻ thường xuyên sử dụng bia rượu, nhậu nhẹt.

    Nữ giới tuổi mãn kinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gút

    Nữ giới tuổi mãn kinh là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gút

    Bất kỳ ai ở độ tuổi nào, không kể nam hay nữ đều đứng trước nguy cơ bị gút trong đó có thể kể đến một số nhóm đối tượng: nữ giới tuổi mãn kinh, người trẻ thường xuyên nhậu nhẹt…

    3. Bệnh gút không quá nguy hiểm?

    Nếu bạn cho rằng gút chỉ là những cơn đau nhức khớp, không quá nguy hiểm thì cần suy nghĩ lại. Gút không chỉ làm tổn thương đến các khớp mà có thể gây lắng đọng các tinh thể nhỏ trong thận, dẫn tới sỏi thận, suy thận. Hơn nữa, nếu chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương xương khớp, hạn chế vận động, thậm chí tàn phế. Đáng chú ý, người bị bệnh gút có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, từ đó gây ra các biến cố tim mạch, có thể dẫn đến tử vong.

    4. Cứ acid uric cao là bị gút?

    Acid uric trong máu tăng khi chỉ số này cao hơn giới hạn bình thường, với nam là trên 420µmol/l, ở nữ trên 360µmol/l.

    Thực tế, rất nhiều người cho rằng acid uric trong máu tăng cao là bị bệnh gout và tìm phương pháp điều trị. Điều này hoàn toàn sai vì người được coi là mắc bệnh gout khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hoặc bộ phận khác.

    >> Tìm hiểu thêm: Axit uric cao ăn gì và kiêng gì để không “chạm trán” bệnh gút ?

    5. Bệnh gút phải kiêng hoàn toàn chất đạm?

    Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất đạm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút nhưng bệnh nhân không nên kiêng hoàn toàn. Bởi việc kiêng khem quá mức hay kiêng hoàn toàn chất đạm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lượng đạm phù hợp trong thực đơn hằng ngày, vừa đáp ứng nhu cầu của cơ thể vừa không dư thừa làm cho bệnh thêm trầm trọng.

    Bệnh gút không phải kiêng hoàn toàn chất đạm

    Bệnh gút không phải kiêng hoàn toàn chất đạm

    6. Nước ngọt có ga an toàn với người bệnh gút?

    Không chỉ có rượu bia, người bệnh gút cần phải tránh xa nước ngọt có ga. Vì loại đồ uống này cũng có khả năng làm tăng acid uric trong máu. Đặc biệt, người bệnh không nên uống nước ngọt có ga khi ăn hải sản.

    7. Điều trị gút chỉ cần uống thuốc kháng viêm, giảm đau?

    Khi những cơn đau xuất hiện, điều đầu tiên người bệnh thường tìm đến là các loại thuốc kháng viêm, giảm đau. Thực tế, các loại thuốc này chỉ giúp người bệnh tạm “khống chế” được triệu chứng của từng đợt gút cấp, song không có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, giảm acid uric trong máu chính là yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gút và kiểm soát các bệnh liên quan tới gút.

    Trên đây là 7 hiểu lầm thường gặp về bệnh gút. Để điều trị căn bệnh này, người bệnh cần kiên trì lâu dài, không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì chúng chỉ có thể giảm triệu chứng tạm thời bệnh rất dễ tái phát. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả dài lâu. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về bệnh gút trên website: tambinh.vn

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh gout có được uống rượu vang? Xem ngay lời khuyên của bác sĩ! 08/04/21
      Bệnh gout có được uống rượu vang là câu hỏi của chú Trần Đình Khiêm (Xuân Trường - Nam Định)…
      Bệnh gout (gút) nên ăn hoa quả gì để đào thải axit uric? 30/12/19
      Bệnh gout (gút) nên ăn hoa quả gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh gout nên ăn…
      Hình ảnh bệnh gout phản ánh điều gì? Chuyên gia giải đáp 18/08/21
      Hình ảnh bệnh gout giúp các bác sĩ chẩn đoán đúng hơn tình trạng bệnh cũng như người bệnh nắm…
      Chữa gout bằng bưởi và mướp đắng “siêu lợi hại” –  Thử ngay để biết 24/03/21
      Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, chữa gout bằng bưởi và mướp đắng cũng là phương pháp cải thiện…
      Xem tất cả bài viết