Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    11/04/20

    Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người. Bởi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, đồng thời hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát. Bài viết sau sẽ trả lời cho câu hỏi của chị Nguyễn Hoàng Bảo Linh về vấn đề này.  

    5/5 - (136 bình chọn)

    Câu hỏi rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì

    Thắc mắc của chị Bảo Linh sẽ được Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp trong bài viết dưới đây.

    1. Tại sao người bị rối loạn tiêu hóa cần quan tâm tới chế độ ăn uống?

    Trong các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn uống không hợp vệ sinh là “thủ phạm” đầu tiên. Bởi vậy, việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị.

    Việc nắm rõ rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì sẽ giúp người bệnh lựa chọn được những loại thực phẩm giúp giảm triệu chứng bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng tránh nạp vào cơ thể những thức ăn làm bệnh thêm trầm trọng.

    Hơn nữa một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi sau khi cơ thể phải trải qua những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.

    Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì

    Xem thêmRối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    2. Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?

    Khi đường tiêu hóa bị rối loạn, kiêng ăn gì là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

    2.1. Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ

    Đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh là nhóm thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh. Nếu dung nạp vào cơ thể nhiều loại thức ăn này sẽ làm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài trở nên trầm trọng.

    Thực phẩm nhiều dầu mỡ

    Thực phẩm nhiều dầu mỡ làm triệu chứng bệnh thêm trầm trọng

    2.2. Không ăn đồ ăn sống, tái

    Nộm, rau sống, gỏi cá, tiết canh… tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Nhiều trường hợp có thể bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn.

    Đồ ăn sống - rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì

    Bạn nên loại khỏi thực đơn đồ ăn sống, tái như gỏi cá, tiết canh…

    2.3. Hạn chế thức ăn nhiều đường

    Bánh ngọt, nước ngọt, socola… không dành cho người bị rối loạn tiêu hóa. Các loại thực phẩm này gây áp lực cho dạ dày, đại tràng. Chúng cũng sẽ gây ợ hơi, ợ chua, đầy bụng.

    Bánh ngọt

    Người bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế bánh ngọt

    2.4. Tuyệt đối kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa

    Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa do không dung nạp lactose thì sữa và các chế phẩm từ sữa không nên nằm trong thực đơn của bạn. Do cơ thể không có khả năng hấp thụ lactose nên lượng lactose dư thừa này sẽ gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.

    Sữa và các chế phẩm từ sữa - rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì

    Hãy loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa nếu bạn không dung nạp lactose

    2.5. Không uống bia, rượu, chất kích thích

    Bia, rượu, thuốc lá được liệt kê vào danh sách nên kiêng đối với người bị rối loạn tiêu hóa. Vì nhóm thực phẩm này gây kích thích hệ tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

    Rượu

    Rượu gây kích thích hệ tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng

    3. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

    Người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm dưới đây vào thực đơn hằng ngày.

    3.1. Nên ăn thịt trắng

    Thịt gà, cá… chứa lượng đạm dễ hấp thụ hơn thịt đỏ. Do đó, chúng không tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.

    Thịt gà

    Thịt trắng dễ hấp thụ hơn thịt đỏ

    3.2. Bổ sung thêm hoa quả giàu vitamin C

    Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, làm dịu hệ tiêu hóa. Các loại quả giàu vitamin C bao gồm: cam, quýt, ổi, bưởi, dứa… Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng dưới dạng sinh tố, nước ép.

    Hoa quả giàu vitamin C

    Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, làm dịu hệ tiêu hóa

    3.3. Rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua

    Đây là loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi.

    Sữa chua

    Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

    3.4. Khoai lang

    Khoai lang là “thực phẩm vàng” cho hệ tiêu hóa. Bởi trong loại củ này chứa lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, khoai lang còn có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do.

    Khoai lang

    Khoai lang chứa lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất

    3.5. Người bệnh có thể ăn trứng

    Nhiều người lo lắng bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng hay không mặc dù đây là loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những người bệnh rối loạn tiêu hóa vẫn có thể ăn trứng bình thường với tần suất 3 lần/ tuần.

    Trứng cung cấp nguồn vitamin D, rất tốt cho đường ruột nhờ tính kháng viêm. Mặc dù vậy, không phải món trứng nào cũng phù hợp với người rối loạn tiêu hóa. Người bệnh nên chế biến trứng thành các món luộc, hấp để hệ tiêu hóa dễ hấp thu dinh dưỡng.

    4. Lưu ý của chuyên gia

    Để hỗ trợ tốt quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa, người bệnh nên chú ý:

    – Ăn đủ bữa, tránh bỏ bữa hoặc ăn quá no.

    – Đảm bảo ăn chín, uống sôi, ăn uống hợp vệ sinh, nên hâm nóng lại các thức ăn để nguội.

    – Bổ sung 2 – 3 lít nước/ngày.

    – Làm việc khoa học, tránh thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

    – Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.

    – Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để gia tăng hoạt động co bóp ruột, giúp ăn ngon, hấp thụ tốt.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn chị Nguyễn Hoàng Bảo Linh đã nắm được đáp án của câu hỏi rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc chị có thể liên hệ tới hotline 0865344349 để được giải đáp, tư vấn cụ thể. Chúc chị sớm khỏi bệnh!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia”

    1. Trung Nghĩa viết:

      Chào bác sĩ. Em là nam, 23 tuổi khoảng hơn 5 tháng nay cứ mỗi sáng thức dậy e đi vệ sinh 1 lần và sau khi ăn sáng xong thì e đi thêm 1 lần nữa. Mặc dù e điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với công việc nhưng e vẫn cảm thấy mình bị sụt cân. Khoảng 1 tháng trở lại đây e hay bị đau bụng thường xuyên có lúc đi phân lỏng nhưng rồi e uống nước gừng nóng khoảng vài ngày rồi nó giảm xong mấy hôm nay lại bị lại nhưng mà nó cũng kèm theo táo bón. E cũng có bổ sung thêm probiotic, sữa chua và hạn chế ăn nhiều dầu mỡ rồi nhưng không đỡ nhiều. E hiện tại đang làm việc ở Nhật Bản, cho phép em hỏi là bây giờ em nên làm gì ạ.

      • Chào bạn, biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng. Việc rối loạn co bóp ở đại tràng khiến hấp thu khó khăn hơn, người gầy sụt cân và dễ bị đi ngoài. Đầu tiên bạn cần ghi lại nhật ký sử dụng thức ăn để biết xem mình thường xuyên bị đi ngoài sau khi ăn món gì. Từ đó xác định nguyên nhân do cơ địa không phù hợp hay do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm khuẩn nhiễm độc.
        Nếu nguyên nhân là do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nhiễm khuẩn bạn nên đến khám cơ sở y tế để bác sĩ kê kháng sinh hỗ trợ giúp bạn. Trường hợp đã có tổn thương thực thể ở niêm mạc đại tràng có thể được kê thêm thuốc hỗ trợ làm lành vết loét.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Ợ chua là gì? 8 Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà hiệu quả 19/11/23
      Nhiều người thường bỏ qua chứng ợ chua vì cho rằng nó chỉ là một biểu hiện thông thường trong…
      10+ sai lầm điều trị viêm đại tràng khiến bệnh mãi không dứt 27/10/20
      Quá căng thẳng, sử dụng thuốc không đúng cách, ăn uống vô tội vạ, thiếu kiên trì,… là những sai…
      Vị trí đại tràng nằm ở đâu? Có cấu tạo và chức năng gì? 27/07/19
      Vị trí đại tràng nằm ở đâu và có cấu tạo, chức năng gì không phải ai cũng nắm rõ.…
      Viêm manh tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 22/08/20
      Viêm manh tràng là bệnh lý hiếm gặp, khó điều trị. Bệnh dễ phát triển thành những biến chứng nguy…
      Xem tất cả bài viết