Rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu: Nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu: Nguyên nhân và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Trang Vũ

    15/09/21

    Rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu gây nên nhiều nguy hiểm cho thai nhi, khiến mẹ bầu phải đối diện với nhiều nguy cơ như sảy thai, sinh non, hoặc di truyền bệnh từ mẹ sang con. Vậy khi mang thai mắc rối loạn thần kinh thực vật thì phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.

    5/5 - (17 bình chọn)

    1. Rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai là gì?

    Hệ thần kinh thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối, điều hòa chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như: nhịp tim, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, sinh dục, nội tiết,…

    Rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu là sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Một trong hai hệ thống này bị rối loạn sẽ gây ra chứng rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ mang thai. Nếu không có phương pháp điều trị hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em và thai nhi trong bụng.

    rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu

    2. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu

    Cũng như người bình thường, ở phụ nữ mang thai, rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện bắt nguồn từ các yếu tố như bệnh lý, tổn thương trong cơ thể hoặc do tác dụng phụ của thuốc:

    • Bệnh tiểu đường.
    • Do sự tấn công của các virus, nhiễm trùng tới hệ thống miễn dịch.
    • Tổn thương dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật hoặc xạ trị ở cổ.
    • Do di truyền từ người thân trong gia đình.
    • Các dây thần kinh bị tổn thương do bệnh ung thư gây ra.
    • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc tim mạch, thống chống trầm cảm, thuốc chống stress, thuốc chống mất ngủ,…
    • Do rối loạn tâm lý vì gặp các sự cố hay những cú sốc về tinh thần, sang chấn tâm lý
    • Do mệt mỏi, căng thẳng, stress, áp lực công việc, cuộc sống, gia đình.

    3. Dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu

    Nhìn chung các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai cũng tương tự bình thường. Tùy nguyên nhân và vị trí ảnh hưởng mà biểu hiện bệnh có thể khác nhau:

    TRIỆU CHỨNG  BIỂU HIỆN CHI TIẾT
    Rối loạn tim mạch Tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, tim đập nhanh, đánh trống ngực. Đặc biệt dễ hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
    Rối loạn tiết niệu Bí tiểu, tiểu không tự chủ, không hết nước tiểu. Thậm chí có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
    Rối loạn tiêu hóa Chức năng co bóp của dạ dày bị rối loạn, ăn nhanh no, không ngon miệng. Một số trường hợp bị đầy hơi, táo bón, buồn nôn, ợ nóng. Không chỉ trong giai đoạn mang bầu mà sau khi sinh cũng có thể bị lại.
    Rối loạn tiết mồ hôi Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể. Chị em thường bị phát hỏa, nóng bừng. Tình trạng này xảy ra chủ yếu vào đêm, dẫn đến dễ nhiễm nấm, khiến da khô ngứa.
    Phản xạ chậm với ánh sáng Chậm điều tiết khi nhìn gần, gặp nhiều khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
    Triệu chứng khác Cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, cột sống, rối loạn âu lo,…

    Bảng thống kê triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai

    4. Tác hại của rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai

    Phụ nữ mang thai bị rối loạn thần kinh thực vật sẽ gặp nhiều nguy hiểm và các nguy cơ tiềm ẩn như:

    • Sảy thai, lưu thai.
    • Sinh non.
    • Cơ thể thiếu chất khiến thai nhi suy dinh dưỡng.
    • Dễ mắc các bệnh huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch.
    • Con sinh ra có nguy cơ di truyền bệnh từ mẹ.

    tác hại của rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai

    5. Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai

    So với người bình thường, điều trị rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ mang thai bao giờ cũng khó khăn hơn. Quá trình điều trị chủ yếu dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp không có nguyên nhân cụ thể sẽ rất khó để điều trị triệt để.

    5.1 Điều trị bằng thuốc

    Đây là phương pháp thường được chỉ định cho người bệnh. Một số loại thuốc dùng để điều trị bao gồm:

    • Thuốc chống trầm cảm.
    • Thuốc điều chỉnh co thắt bàng quang.
    • Thuốc chữa rối loạn tiểu tiện.
    • Thuốc giảm tiết mồ hôi,…

    Bác sĩ sẽ kê những loại thuốc an toàn cho thể trạng chị em, tránh ảnh hưởng đến thai trong bụng. Chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

    5.2 Điều trị bằng vật lý trị liệu

    Các liệu pháp như xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt,… cũng được dùng trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu. Phương pháp này có tính an toàn, hiệu quả cao, hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc. Chị em có thể kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả điều trị.

    5.3 Liệu pháp tâm lý

    Điều trị tâm lý là hết sức cần thiết để cải thiện rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ mang thai. Một số liệu pháp chính gồm:

    • Liệu pháp thư giãn, luyện tập để tránh tâm lý căng thẳng.
    • Tập thở kiểu yoga giúp điều hòa chức năng hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
    • Ngồi thiền để tĩnh tâm, giảm căng thẳng tâm lý.

    6. Phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai

    Để phòng ngừa nguy cơ mắc căn bệnh này, chị em cần lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

    • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh, đủ chất. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
    • Kiểm soát tốt tinh thần: Luôn suy nghĩ tích cực, tránh xúc động, giữa tâm lý và tinh thần thoải mái nhất,… Để làm được điều này, chị em nên chia sẻ với chồng và người thân những tâm sự, lo lắng của mình. Tránh để tích tụ trong lòng sinh trầm cảm.
    • Vận động thường xuyên: Dành thời gian đi bộ không chỉ giúp cơ thể mẹ và bé khỏe mạnh còn giúp chị em giảm căng thẳng, stress hiệu quả.

    Kết luận chung

    Rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu là một tình trạng nguy hiểm, gây nên nhiều vấn đề cho cả mẹ và bé. Nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc các tổn thương thần kinh, tâm lý, lạm dụng thuốc. Bệnh để lại nhiều tác hại và di chứng cho thai nhi.

    Phát hiện và điều trị đúng cách là yếu tố tiên quyết để chị em có một thai kỳ khỏe mạnh. Việc điều trì cần tuân thủ phác đồ bác sĩ đưa ra, đặc biệt tránh tự ý sử dụng thuốc.

    Ngoài ra, hãy duy trì một lối sống khoa học, suy nghĩ tích cực, ăn uống lành mạnh, đảm bảo để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trong suốt thai kỳ.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc đau bụng đi ngoài loại nào tốt nhất hiện nay?    30/09/19
      Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu cơ năng cơ bản nhất “báo hiệu” việc hệ tiêu hóa đã hoàn…
      Viêm đại tràng và nỗi ám ảnh của dân lái xe – Những hệ lụy tiềm ẩn 03/04/21
      Viêm đại tràng đối với người bình thường đã vô cùng khổ sở, mệt mỏi. Đối với dân lái xe,…
      Bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì? 17 thực phẩm không nên quên 24/02/20
      Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và hồi phục khi mắc tiêu chảy. Biết được…
      Trimebutin là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ ra sao? 26/08/20
      Trimebutin thuộc nhóm thuốc giảm co thắt và thường được dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích hoặc…
      Xem thêm