Rối loạn lo âu có di truyền không? Câu trả lời chắc chắn khiến bạn bất ngờ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Rối loạn lo âu có di truyền không? Câu trả lời chắc chắn khiến bạn bất ngờ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    02/02/24

    Rối loạn lo âu là tình trạng tâm thần phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy, rối loạn lo âu có di truyền không? Còn yếu tố nào khác gây nên sự bất thường tâm lý này?

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Thế nào là rối loạn lo âu?

    Rối loạn lo âu là trạng thái rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi sự lan tỏa thường xuyên của cảm giác lo sợ, bồn chồn, bất an, thậm chí sợ sệt, hoảng loạn không rõ nguyên nhân. Cùng với đó là nhưng triệu chứng như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ…

    Phân loại rối loạn lo âu thường gặp nhất bao gồm:

    • Rối loạn lo âu lan tỏa
    • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
    • Rối loạn hoảng loạn
    • Ám ảnh xã hội…

    Xem thêm Tổng quan về rối loạn lo âu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    2. Rối loạn lo âu có di truyền không? Giải đáp từ chuyên gia

    Rối loạn lo âu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Vậy, rối loạn lo âu có di truyền không?

    rối loạn lo lâu có di truyền không

    Theo các chuyên gia y tế, yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây ra lo lắng hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, tình trạng này còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên, đặc biệt là sự ảnh hưởng của môi trường sống.

    Khảo sát cho thất, nếu ai đó trong gia đình bạn mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, bạn cũng có nhiều khả năng mắc phải. Nhưng điều đó không có nghĩa là chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình trạng này. Ngược lại, có nhiều trường hợp gia đình không có tiền sử mắc bệnh, nhưng bạn vẫn có khả năng mắc phải.

    3. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và gen di truyền

    Rối loạn lo âu có di truyền không được các nhà khoa học trả lời thông qua việc nghiên cứu các cặp song sinh.

    Các bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu cho thấy sự lo lắng và trầm cảm một phần có tính chất di truyền từ các nghiên cứu về các cặp song sinh. Các cặp song sinh giống hệt nhau có cùng bộ gen, trong khi các cặp song sinh khác trứng chỉ có một nửa số gen. Họ có nhiều khả năng mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm hơn so với các cặp song sinh khác trứng. Điều này cho thấy những tình trạng này có thể liên quan đến một số gen nhất định, khiến chúng có tính di truyền.

    Tuy nhiên, cho đến hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra gen nào có khả năng gây trầm cảm hoặc lo lắng. Vì vậy, vẫn không có lời giải thích thỏa đáng về tính di truyền qua gen của tình trạng rối loạn lo âu.

    Sự kết hợp của các gen khác nhau từ cha mẹ bạn có thể ảnh hưởng đến việc bạn có khả năng mắc chứng lo âu hay trầm cảm. Vậy nhưng các bác sĩ không biết chính xác nhóm gen nào gây ra những tình trạng này.

    4. Yếu tố làm tăng khả năng di truyền rối loạn lo âu

    Tuổi tác có thể là yếu tố đánh giá khả năng di truyền chứng lo âu hoặc trầm cảm của những người cùng huyết thống. Nếu tình trạng này xuất hiện ở một người nào đó trước 20 tuổi thì các thành viên trong gia đình họ cũng có nhiều khả năng gặp phải. Trong hầu hết các trường hợp, người càng trẻ khi mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm thì càng có nhiều khả năng là do di truyền.

    rối loạn lo âu có thể do yếu tố di truyền

    Lo lắng và trầm cảm vẫn có thể là do di truyền nếu chúng xuất hiện ở các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Nhưng thông thường, những tình trạng mới ở những người trên 20 tuổi có liên quan đến những sự kiện đau đớn hoặc căng thẳng trong cuộc sống.

    Bạn có nhiều khả năng thừa hưởng xu hướng lo lắng hoặc trầm cảm nếu một thành viên thân thiết trong gia đình mắc bệnh này, thay vì họ hàng xa hơn. Nếu bạn có anh chị em sinh đôi, cha mẹ hoặc anh chị em mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn vì đó là mối quan hệ huyết thống gần gũi.

    5. Biện pháp cải thiện rối loạn lo âu không cần dùng thuốc

    Tình trạng bệnh có thể được đánh giá thông qua các bài test rối loạn lo âu. Tùy thuộc vào thang điểm cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra dự đoán về tình trạng sức khỏe tinh thần và có kế hoạch điều trị phù hợp.

    Rối loạn lo âu có tự khỏi không? Câu trả lời là mức độ nhẹ thì có thể tự điều chỉnh được. Tuy nhiên, nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia để cải thiện tình trạng này:

    5.1 Trị liệu tâm lý chủ động

    Khi cảm nhận bản thân có những bất thường về tâm lý, hãy cân nhắc việc chủ động tìm kiếm một chuyên gia tư vấn. Nói chuyện với một nhà trị liệu trước khi vấn đề xảy ra sẽ giúp bạn lường trước và học được các kỹ năng xử tình huống có thể xảy ra do rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

    cải thiện rối loạn lo âu

    Trong các buổi nói chuyện trị liệu, hãy kể cho bác sĩ nghe về tiền sử sức khỏe của gia đình; không riêng tình trạng rối loạn lo âu. Tâm sự về những vấn đề trong cuộc sống bạn đang gặp phải. Từ đó có thể nhận được những lời khuyên hữu ích.

    5.2 Bổ sung các vitamin và khoáng chất cho não bộ

    Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng sẽ giúp hỗ trợ cơ thể và trí não hoạt động tốt hơn. Dưới đây là một số nhóm chất người mắc rối loạn lo âu nên bổ sung thường xuyên:

    • Axit béo omega-3: Chúng có trong một số loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá mòi; các loại hạt như hạt lanh và hạt bí ngô… Những chất béo này cần thiết cho sức khỏe não bộ.
    • Vitamin B: Thực phẩm chứa vitamin B bao gồm rau xanh, đậu, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, quả hạch, trái cây; thịt, trứng và các sản phẩm động vật khác. Bổ sung đầy đủ vitamin B giúp giảm nguy cơ trầm cảm.
    • Vitamin D: Có thể bổ sung vitamin D từ thực phẩm, vi chất bổ sung; hoặc đơn giản là dành thời gian tắm nắng vào buổi sáng.

    Click xem thêmRối loạn lo âu nên ăn gì kiêng gì? Top 13+ loại đồ ăn, thức uống

    5.3 Cắt giảm đường trong khẩu phần ăn

    Đường không chỉ khiến bạn dễ tăng cân, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn; chúng còn không tốt cho hệ thần kinh. Vì thế, tốt nhất là cắt giảm tối đa đường trong khẩu phần ăn; hạn chế sử dụng đường tinh luyện. Thay vào đó, hãy thay thế bằng đường tự nhiên; điển hình như mật mía, đường thốt nốt, quả chà là tạo ngọt. Điều đó sẽ giúp cho năng lượng cơ thể của bạn ở mức ổn định hơn.

    5.4 Ngừng hút thuốc và sử dụng chất kích thích

    Nhiều người thường có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu bia khi tâm trạng bất ổn, căng thẳng. Thoạt tiên, cách làm này mang lại hiệu quả rất tốt, giúp giải tỏa stress. Tuy nhiên, đây chỉ là cách khắc phục tạm thời. Nếu kéo dài có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng theo thời gian.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra nếu bạn bắt đầu hút thuốc càng sớm trong đời; thì nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu càng cao. Nghiên cứu cũng cho thấy nicotine và các hóa chất khác trong khói thuốc làm thay đổi sự hoạt động trong não; khiến bạn dễ mắc các chứng liên quan đến lo lắng.

    5.5 Thường xuyên thể dục thể thao

    Để có một cơ thể khỏe mạnh, hãy biến việc tập thể dục thành thói quen mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy vận động hợp lý có thể giúp giảm trầm cảm nhẹ đến trung bình. Và đó là một cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng, nâng cao tâm trạng. Theo đó, mức năng lượng cũng như sức khỏe thể chất của bạn cũng được cải thiện.

    5.6 Ngủ đủ giấc

    Lo lắng và trầm cảm có thể khiến bạn khó có được giấc ngủ chất lượng. Tuy nhiên, hãy cố gắng hình thành đồng hồ sinh học lành mạnh; ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm để đầu óc thư giãn, thần kinh khỏe mạnh.

    Ngoài ra, nên ưu tiên các mối quan hệ lành mạnh. Đây là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy nguồn năng lượng và tâm trạng tích cực; giúp bạn sống vui vẻ, lạc quan hơn.

    KẾT LUẬN

    Như vậy, rối loạn lo âu là bệnh lý phát sinh và tiến triển không chỉ do yếu tố di truyền. Môi trường, lối sống và trải nghiệm cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; quyết định khả năng mắc bệnh của một người. Vì thế, trong cuộc sống hàng ngày, để tránh nguy cơ mắc bệnh, cần thiết lập chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Những điều này chắc chắn sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng, ổn định về trạng thái và sức khỏe tâm thần.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      8 thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não phổ biến 25/04/24
      Người bị thiểu năng tuần hoàn não thường xuyên phải trải qua những cơn chóng mặt, đau đầu, rối loạn…
      60% phụ nữ mất ngủ sau sinh – Nguyên nhân do đâu? Khắc phục thế nào? 10/01/24
      Sau sinh bị mất ngủ là tình trạng phổ biến ở nhiều sản phụ. Theo thống kê, có tới 60%…
      Top 11 thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ của Úc phổ biến 23/04/24
      Úc vốn nổi tiếng là quốc gia có nhiều loại thực phẩm chức năng được ưa chuộng. Trong đó có…
      Đánh trống ngực: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 18/01/24
      Đánh trống ngực hồi hộp là một trong những triệu chứng tim mạch điển hình rất nhiều người gặp phải.…
      Xem tất cả bài viết