Người già mất ngủ - Chuyên gia mách 7 cách ngủ ngon không cần thuốc
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Người già mất ngủ – Chuyên gia mách 7 cách ngủ ngon không cần thuốc

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    09/11/23

    Tuổi càng cao, chất lượng giấc ngủ càng giảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng mất ngủ ở người cao tuổi. Vậy, làm sao để cải thiện tình trạng người già mất ngủ? Hãy cùng tambinh.vn tìm hiểu ngay 7 cách đơn giản chữa mất ngủ của người già an toàn, hiệu quả.

    5/5 - (5 bình chọn)

    1. Nguyên nhân khiến người già mất ngủ

    Theo thống kê Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ thuộc Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, có tới 50% người cao tuổi đang gặp vấn đề về giấc ngủ. Trong đó có ngủ không sâu giấc, dễ mơ, hay bị đánh thức bởi tiếng ồn.

    Ở người cao tuổi, nhu cầu ngủ của họ giảm so với người trưởng thành. Mặc dù ngủ 7 – 8 tiếng/ ngày là lý tưởng với người lớn tuổi, tuy nhiên nhiều người chỉ có thể ngủ 3-4 tiếng/ ngày, thậm chí chỉ có 2 tiếng. Vì sao vậy?

    Theo chuyên gia Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng phân tích, có 4 nguyên nhân chính gây bệnh mất ngủ ở người già, cụ thể:

    thống kê về mất ngủ ở người già

    Xem thêmMất ngủ kéo dài – Tìm ra nguyên nhân khiến bạn ngày nào cũng “đếm cừu”

    1.1. Rối loạn giấc ngủ tiên phát

    Phổ biến nhất là chứng ngưng thở khi ngủ (thường gặp ở người béo phì) hoặc hiện tượng chân tay tự cử động về đêm gây tỉnh giấc.

    1.2. Rối loạn giấc ngủ thứ phát

    Có thể do đau nhức xương khớp khiến người cao tuổi thức giấc giữa đêm, khó ngủ trở lại. Một số bệnh lý như thiếu máu cơ tim, tiểu đêm, khó thở do suy tim… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ.

    1.3. Bệnh lý tâm thần

    Căng thẳng, trầm cảm hoặc những rối loạn thần kinh cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ người già. Khiến người cao tuổi khó đi vào giấc ngủ, thức dậy sớm.

    Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc như Corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị huyết áp… cũng có thể khiến người già mất ngủ.

    2. Chuyên gia chia sẻ 7 cách cải thiện tình trạng người già mất ngủ an toàn, hiệu quả

    Mất ngủ ở người già không chỉ ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần mà lâu dài còn gây ra nhiều bệnh lý. Vì vậy, khi bị mất ngủ, trằn trọc khó vào giấc, người bệnh có thể áp dụng những cách sau:

    2.1. Người già tập dưỡng sinh

    Tập dưỡng sinh là môn thể dục thể thao rất hợp với người già. Bài tập không chỉ tốt cho hệ hô hấp, tiêu hóa mà còn lưu thông khí huyết, cải thiện nhịp thở, có lợi cho quá trình tuần hoàn máu – khí. Việc điều hòa hơi thở giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn, giảm triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó, giúp người cao tuổi dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

    Bên cạnh đó, tập dưỡng sinh cũng giúp tăng cường độ dẻo dai xương khớp, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Điều này giúp người cao tuổi vui vẻ, lạc quan và ngủ ngon giấc.

    người già mất ngủ

    2.2. Người già mất ngủ hãy uống sữa ấm và mật ong

    Trước khi đi ngủ 60 phút, người cao tuổi nếu thường xuyên mất ngủ nên uống một cốc sữa ấm pha với mật ong.

    Sữa ấm chứa nhiều vitamin, canxi và khoáng chất giúp tăng cường serotonin trong cơ thể, điều chỉnh chu kỳ sinh học của giấc ngủ. Trong khi đó, mật ong chứa dưỡng chất kích thích não bộ sản sinh axitamin Trytophan mang lại giấc ngủ ngon.

    Hãy duy trì thói quen uống sữa ấm pha một thìa mật ong, quý ông bà sẽ thấy giấc ngủ thật ngon và chất lượng.

    2.3. Ngồi thiền – Liệu pháp giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả ở người cao tuổi

    Ngồi thiền hay thiền định là một trong những giải pháp chữa mất ngủ hữu hiệu ở người lớn tuổi. Hiện nay, liệu pháp này được phần đông người bệnh thực hiện để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

    Không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ, ngồi thiền còn giúp nâng cao sức khỏe, giả căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch…

    Thực hiện các bước ngồi thiền như sau:

    • Ngồi với tư thế thoải mái, có thể ngồi theo tư thế hoa sen trong Phật giáo. Cột sống giữ thẳng lưng, trạng thái thoải mái, thả lỏng.
    • Cúi nhẹ đầu, mắt nhắm lại. Nếu cảm thấy không thoải mái có thể mở mắt. Tuy nhiên, hãy giữ tâm trạng bình tĩnh, không suy nghĩ điều gì.
    • Tập trung vào hơi thở, hít thở đều đặn bằng mũi. Khi hít vào đếm thầm từ 1 đến 10, ngưng thở đếm từ 1 – 10. Sau đó, thở ra đếm thầm từ 1 – 10. Thực hiện lặp lại bài tập thở này liên tục 3-4 lần.
    • Hít sâu kết hợp với căng cơ, mở lồng ngực. Sau đó, thở ra nhẹ nhàng kết hợp giãn cơ.
    • Chú ý hơi thở và phản ứng của cơ thể.
    Ngồi thiền giúp tâm trạng được thư giãn, an thần

    Ngồi thiền giúp tâm trạng được thư giãn, an thần

    2.4. Chữa mất ngủ cho người già với vị thuốc Lạc tiên

    Theo Y học cổ truyền, cây Lạc tiên có tác dụng tiêu viêm, an thần rất tốt. Vì vậy, cho đến nay, rất nhiều người vẫn truyền tai nhau sử dụng bài thuốc cây Lạc tiên.

    Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, cây Lạc tiên chứa Flavoinoid, Sapnonin có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, sâu hơn.

    Bài thuốc Lạc tiên chữa mất ngủ được nhiều người mách nhau như sau:

    • Sử dụng 15g Lạc tiên khô, rửa sạch.
    • Sau đó cho vào ấm nước 400ml, đun cho với khi còn 200ml thì dừng lại.
    • Uống nước đó trong ngày.

    2.5. Bài thuốc tim sen trị mất ngủ cho người già

    Tim sen (tâm sen) là dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc an thần, ngủ ngon. Thảo dược này cũng được sử dụng trong điều trị đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh…

    Với tim sen, người già có thể áp dụng đơn giản như sau: Cho một ít tim sen vào ấm, cùng nước sôi rồi hãm như hãm trà. Sau 5 phút, gạn lấy phần nước để uống.

    2.6. Bình vôi chữa mất ngủ cho người già

    Bình vôi là dược liệu quen thuộc thường được sử dụng trong điều trị an thần, mất ngủ. Bài thuốc của Bình vôi cũng được người lớn tuổi truyền miệng nhau thực hiện.

    Theo Y học cổ truyền, Bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, chủ trị đau đầu, mất ngủ, đau dạ dày.

    Y học hiện đại thì nghiên cứu và tìm ra hoạt chất Rotundin có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh GABA của não bộ giúp xoa dịu thần kinh, thư giãn não bộ, an thần và tạo giấc ngủ sinh lý. Vì vậy, Bình vôi không chỉ là vị thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau sử dụng mà còn xuất hiện trong nhiều sản phẩm hỗ trợ an thần, mất ngủ trên thị trường.

    Tác dụng của bình vôi

    Cách sử dụng Bình vôi chữa mất ngủ:

    • Lấy củ Bình vôi tán bột, ngâm với rượu 40 độ. Thực hiện theo tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu.
    • Sau 10 ngày ngâm, mỗi ngày uống 5ml rượu.

    Hoặc có thể áp dụng bài thuốc:

    • Chuẩn bị hạt sen, long nhãn, nhân hạt táo chua (sao), mỗi vị 10 – 15g, củ Bình vôi 8g, Lá vông 12g.
    • Cho các nguyên liệu này vào ấm, sắc với 500ml nước cho tới khi còn 100ml thì dừng lại.
    • Uống mỗi ngày 1 thang, uống trong ngày, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ 30 phút.

    2.7. Chữa mất ngủ với một nắm đậu xanh

    Có thể bạn không biết, đậu xanh là loại hạt mang lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể. Theo y học, đậu xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, thanh nhiệt giải độc, bồi bổ cơ thể. Đặc biệt, đậu xanh chứa tryptophan giúp sản sinh serotonin có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm suy nhược, chữa mất ngủ. Đó là lý do vì sao nhiều người bị suy nhược, stress, mất ngủ hay mách nhau dùng đậu xanh.

    Cách thực hiện bài thuốc chữa mất ngủ từ đậu xanh như sau:

    • Ngâm 500g đậu xanh với nước khoảng 1 tiếng. Sau khi ngâm, vò mạnh tay để bụi bẩn ra hết, dùng rây lọc lại đậu xanh.
    • Chuẩn bị nồi, cho khoảng 1 lít nước vào đun sôi, sau đó cho đậu xanh vào đun tiếp. Khi nồi đậu xanh sôi, bạn hạ lửa nhỏ và đun thêm khoảng 1 tiếng nữa.
    • Đậu xanh sau khi chín thì đổ ra bát, thêm đường phèn vào thưởng thức.
    Chè đậu xanh cải thiện mất ngủ cho người già

    Chè đậu xanh cải thiện mất ngủ cho người già

    3. Cách phòng ngừa mất ngủ ở người già

    Bên cạnh những cách chữa mất ngủ kể trên, chuyên gia Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng chia sẻ thêm một số nguyên tắc ngăn ngừa tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở người cao tuổi:

    • Tuân thủ nghiêm túc thời gian đi ngủ, thức dậy vào khung giờ cố định, dù cuối tuần hoặc đi du lịch.
    • Không uống nhiều nước vào buổi tối, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ. Vì có thể khiến người già thức dậy nửa đêm đi vệ sinh.
    • Không nên ngủ trưa quá 30 phút.
    • Hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị máy tính, ti vi, điện thoại di động trong phòng ngủ.
    • Tập thể dục hàng ngày, tuy nhiên cần tránh tập trong trước giờ đi ngủ 1-2 giờ đồng hồ.
    • Không tiêu thụ caffeine vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối.

    Kết luận

    Người già mất ngủ – một hội chứng phổ biến. Nếu bạn và người thân đang gặp phải tình trạng trên, hãy áp dụng ngay 7 cách kể trên để sớm tìm lại giấc ngủ như mong muốn. Tuy nhiên, với những trường hơp mất ngủ kinh niên, kéo dài thì cần gặp bác sĩ để tư vấn và có liệu pháp phù hợp. Nếu còn băn khoăn nào về bệnh mất ngủ cũng như muốn được tư vấn về bệnh, liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cách dễ ngủ vào ban đêm – 17 bí quyết giúp bạn ngủ say đến sáng 11/05/24
      Đối với người trưởng thành, giấc ngủ ban đêm đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp…
      Chuyên gia giải đáp: Rối loạn lo âu chữa được không? 22/02/24
      “Vợ tôi bị hội chứng rối loạn lo âu nhiều năm nay, thường xuyên có biểu hiện hoang mang, lo…
      Thực hư hạt muồng chữa mất ngủ khiến nhiều người ngã ngửa 10/10/23
      Hỏi: Thời gian gần đây tôi thường xuyên mất ngủ. Mỗi đêm tôi chỉ ngủ được chừng 2-3 tiếng, tỉnh…
      Đừng bỏ qua 5 cách dùng yến sào chữa mất ngủ 21/06/24
      Yến sào từ lâu đã sử dụng với tư cách một loại thực phẩm, một vị thuốc bổ dưỡng. Tuy…
      Xem thêm