Nhắm mắt nhưng không ngủ được: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    20/04/24

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được? Đây là thắc mắc của hàng ngàn người khi gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Mặc dù họ đã cố gắng nhắm mắt nhưng không tài nào ngủ được. Vậy hiện tượng này có phải là bệnh không? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục thế nào? Độc giả dành 5 phút đọc bài viết dưới đây.

    4.6/5 - (10 bình chọn)

    1. Nhắm mắt nhưng không ngủ được là bệnh gì?

    Cô Lê Thị Hòa (56 tuổi, Hà Đông – Hà Nội) chia sẻ: “Mấy tháng trở lại đây không hiểu vì sao mình thường xuyên khó ngủ, mất ngủ. Dù đã cố gắng nhắm mắt nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo, không sao ngủ được. Tối nào cũng phải đến 3-4h sáng tôi mới có thể chợp mắt. Tôi không hiểu lý do vì sao mình bị hiện tượng này”.

    Không chỉ có cô Lê Thị Hòa, chị Nguyễn Minh Trang cũng có thắc mắc tương tự, chị Trang cho biết: “Đêm nào tôi cũng trằn trọc trên giường 2 – 3 tiếng đồng hồ mới có thể vào giấc. Mắt cố gắng nhắm, đầu óc không nghĩ ngợi gì. Thế mà nhắm mắt nhưng không ngủ được. Hiện tượng này nếu kéo dài có nguy hiểm không?”

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được không phải là bệnh lý mà là một biểu hiện. Cụ thể, đây là biểu hiện của tình trạng mất ngủ, hay còn gọi là chứng khó ngủ.

    Nhắm mắt đóng vai trò làm nền cho quá trình ngủ, tuy nhiên việc nhắm mắt không đảm bảo rằng cơ thể của bạn sẽ sang trạng thái ngủ. Dù nhắm mắt nhưng ý thức của bạn vẫn hoạt động, đầu óc suy nghĩ lung tung không có chủ đích, không thể chuyển sang trạng thái thư giãn để vào giấc ngủ. Nhiều trường hợp dù nhắm mắt ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn, dễ bị tỉnh giấc. Khi tỉnh thì rất khó để ngủ lại.

    Tóm lại, nhắm mắt nhưng không ngủ được là một biểu hiện của tình trạng mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, đừng chủ quan khi gặp phải biểu hiện này.

    nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Xem thêm: Mất ngủ kéo dài – Bệnh lý với các biểu hiện khó ngủ, ngủ không sâu giấc, nhắm mắt nhưng không ngủ được

    2. Biểu hiện của chứng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của mỗi người. Bởi, ngủ chính là hoạt động giúp cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ngủ ngon giấc. Nhiều trường hợp mắc phải chứng khó ngủ, cố nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Dấu hiệu cụ thể là:

    • Khó đi vào giấc ngủ, nhắm mắt nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo và không thể chuyển sang trạng thái thư giãn để vào giấc.
    • Dù đã cố gắng thư giãn nhưng cơ thể vẫn có cảm giác lo lắng, không thể ngủ.
    • Ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, dễ thức giữa chừng và rất khó ngủ lại.
    • Cơ thể sau thức dậy rất mệt mỏi, phản xạ kém và đau đầu.
    • Thời gian ngủ ngắn, tỉnh dậy quá sớm.
    • Cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi vào hôm sau.
    • Tâm trạng thường xuyên lo lắng, bực bội.

    3. Nhắm mắt nhưng không ngủ được do đâu?

    Sau một ngày lao động vất vả, mệt mỏi, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng mong muốn có giấc ngủ thật ngon để lấy lại năng lượng. Thế nhưng, việc lên giường nhắm mắt mà không tài nào vào giấc khiến nhiều người khó chịu, mệt mỏi. Vậy nguyên nhân do đâu?

    3.1. Tác động từ môi trường bên ngoài

    Môi trường ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Do đó, bạn nên xem lại môi trường ngủ có gặp phải những vấn đề sau:

    • Không gian phòng ngủ bị bí bách, ngộp, khó thở;
    • Phòng có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng;
    • Ánh sáng trong phòng gây chói, khó chịu cho mắt của bạn.
    • Gối đệm, chăn ga không đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái.
    • Không gian ngủ quá ồn ào.

    3.2. Do thói quen sinh hoạt

    Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng, chập chờn, cụ thể:

    • Nhịp sinh học thay đổi: Ngủ trưa quá nhiều, từ 45 – 60 phút trở lên hoặc gặp tình trạng chênh lệch múi giờ tại các khu vực địa lý khác nhau do đi du lịch, công tác. Điều này cũng khiến bạn khó ngủ, chập chờn khi ngủ.
    • Sử dụng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ: Các thiết bị này hắt ánh sáng xanh kích thích não bộ hoạt động. Nghiên cứu chỉ ra, ánh sáng xanh làm giảm sản xuất melatonin – hormone gây buồn ngủ.
    • Ít hoạt động thể chất: Nếu bạn lười vận động, cơ thể của bạn trở nên trì trệ, uể oải, mệt mỏi. Tất cả những điều này cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
    • Ăn no và thức khuya trước khi đi ngủ: Nếu bữa tối bạn ăn quá no sẽ gây khó tiêu, đầy bụng khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
    • Uống nhiều trà, cà phê, bia rượu: Uống bia rượu có thể sẽ khiến bạn dễ ngủ nhưng lại gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Sau đó, sẽ ảnh hưởng đến thần kinh và giấc ngủ của bạn. Nếu uống một lượng nhỏ cà phê hoặc trà cũng kích thích thần kinh và gây khó ngủ.
    • Ngủ trưa quá lâu: Đôi khi việc mất ngủ, khó ngủ của bạn vào buổi tối có thể xuất phát từ việc ngủ quá nhiều vào buổi trưa.

    3.3. Mất ngủ do tuổi tác

    Càng lớn tuổi, sức khỏe càng yếu đi, cơ thể cũng dễ gặp phải những bất thường. Trong đó, sự suy giảm về chức năng hoạt động của hệ thần kinh là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Hậu quả của quá trình này khiến người già rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

    Ngoài ra, người già cũng mắc phải nhiều bệnh lý mạn tính như xương khớp, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp… Tất cả những bệnh lý này đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, nhắm mắt nhưng không thể ngủ được ở người già.

    3.4. Nhắm mắt nhưng không thể ngủ được do mắc phải bệnh lý tâm lý

    Tại sao bạn đã buồn ngủ, nhắm mắt nhưng không thể vào giấc được. Nếu đang gặp phải tình trạng này thì có thể bạn đang mắc phải một trong những bệnh lý sau:

    3.4.1. Suy nhược thần kinh

    Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh do não phải làm việc quá mức và áp lực. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân trải qua một trận sang chấn tâm lý và thường tăng nặng dần lên nếu không điều trị tích cực.

    Mất ngủ là một trong những biểu hiện của suy nhược thần kinh. Những người mắc bệnh này thường có biểu hiện lo lắng, bồn chồn, khó đi vào giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ.

    3.4.2. Hội chứng rối loạn lo âu

    Buồn ngủ nhưng không ngủ được hay nhắm mắt nhưng không thể vào giấc. Những nỗi lo buồn phiền khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và không tài nào thư giãn để vào giấc.

    Cụ thể, nếu bạn bị rối loạn lo âu, bạn có thể cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được dù buồn ngủ. Thường các suy nghĩ sẽ tự động xuất hiện trong đầu, bạn cũng không thể kiểm soát chúng. Liên tục như vậy khiến bạn gặp khó khăn trong việc thư giãn và đi vào giấc ngủ. Tương tự, nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, bạn có thể cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi trước khi đi ngủ.

    Nếu triệu chứng mất ngủ đi kèm với căng thẳng, hoảng sợ, mất tập trung, hay quên, dễ cáu gắt… Bạn nên đi thăm khám và nhận sự trợ giúp từ chuyên gia.

    Nỗi lo xuất hiện thường trực khiến bạn khó vào giấc

    Tìm hiểu thêm: Rối loạn lo âu – Hóa ra đây là nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải

    3.4.3. Trầm cảm

    Bên cạnh rối loạn lo âu, trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng khó ngủ, cố nhắm mắt nhưng lại không thể ngủ được. Mối quan hệ giữa giấc ngủ và trầm cảm khá phức tạp. Về cơ bản, trầm cảm dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, từ đó khiến bạn uể oải và khó ngủ.

    Theo báo cáo năm 2019, 90% số người được chẩn đoán trầm cảm gặp các vấn đề về giấc. Những vấn đề đó là chứng mất ngủ, rối loạn nhịp thở khi ngủ, khó ngủ, hội chứng chân không yên…

    3.4.4. Bệnh lý mạn tính

    Mất ngủ, khó ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải những bệnh lý sau:

    • Bệnh dị ứng
    • Bệnh tim mạch
    • Trào ngược dạ dày
    • Viêm khớp
    • Tuyến giáp
    • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc điều trị hen suyễn, thuốc trầm cảm…

    4. Nhắm mắt nhưng không ngủ được có nguy hiểm không?

    Chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không đủ giấc không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, thiếu năng lượng, làm việc uể oải… vào ngày hôm sau. Về lâu dài, khó ngủ, nhắm mắt không thể ngủ được khiến bạn gặp phải những tình trạng sau:

    • Hệ miễn dịch của người ngủ không đủ giấc sẽ kém hơn người bình thường.
    • Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó hiểu. Đồng thời, khiến bạn không tỉnh táo, dễ gặp tai nạn giao thông.
    • Bệnh đái tháo đường: Tình trạng mệt mỏi, không ngủ đủ giấc có khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nguyên nhân là do thiếu ngủ dẫn đến kháng insulin, làm mức đường trong máu tăng cao, gây tiểu đường. Vì vậy, việc tối ưu thời lượng và chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng để cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người tiểu đường.
    • Bệnh tim mạch: Tình trạng tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh mạch vành… cũng phổ biến ở những người bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ.
    • Trầm cảm: Mối quan hệ giữa giấc ngủ và trầm cảm khá phức tạp. Bệnh trầm cảm là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ và ngược lại.
    • Thừa cân, béo phì: Mất ngủ khiến bạn dễ tăng cân, với những người thừa cân thì có nguy cơ béo phì. Bởi, khi mất ngủ, cơ thể sẽ tăng lượng hormone Ghrelin và Leptin có tác dụng kích thích thèm ăn, thèm những thức ăn giàu chất béo không tốt. Từ đó, khiến bạn dễ béo hơn.

    Tóm lại, mất ngủ, thiếu ngủ mạn tính không chỉ đơn thuần khiến bạn mệt mỏi, uể oải. Về lâu dài, chúng có nguy cơ khiến bạn dễ mắc các bệnh lý trên. Vì vậy, hãy chủ động cải thiện giấc ngủ của bạn nếu đang bị rối loạn giấc ngủ.

    5. Nhắm mắt nhưng không ngủ được khi nào cần gặp bác sĩ?

    Nếu tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, nhắm mắt nhưng không vào giấc được diễn ra liên tục, tần suất từ 3 – 4 lần/ tuần. Đồng thời, biểu hiện này kéo dài 1 tháng liên tục, mặc dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện… thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Lúc này, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

    Khi nào cần đi khám?

    6. Làm thế nào để có thể ngủ ngon và ngủ sâu giấc?

    Làm thế nào để không suy nghĩ nhiều khi ngủ? Làm thế nào để thư giãn đầu óc và dễ chìm vào giấc ngủ? Làm thế nào để nằm xuống, nhắm mắt và ngủ được ngay? Chắc hẳn nhiều người đang băn khoăn vì điều này. Bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện giấc ngủ của mình.

    6.1. Cải thiện giấc ngủ không dùng thuốc

    Trước khi nghĩ đến việc sử dụng thuốc ngủ, bạn hãy thử áp dụng những giải pháp không thuốc dưới đây:

    6.1.1. Đừng ép bản thân ngủ ngay

    Bạn càng cố gắng ép mình ngủ, bạn càng thất bại. Lúc này, đầu óc của bạn thường rất căng thẳng, lo lắng, thật khó để chìm vào thư giãn và ngủ ngay được.

    Thay vì ép mình, nếu bạn muốn ngủ và có cảm giác buồn ngủ, hãy cố gắng thư giãn bằng liệu pháp âm nhạc. Hoặc bạn có thể thử hít vào thở ra đều đặn, làm thế nào để đầu óc được thư giãn nhất có thể. Khi không còn lo lắng, suy nghĩ quá nhiều thì bạn sẽ dễ chìm vào giấc ngủ.

    6.1.2. Áp dụng phương pháp hơi thở 4 – 7 – 8

    Làm sao để dễ ngủ? Hãy áp dụng phương pháp hơi thở 4 – 7 – 8 kết hợp bài tập thở trong ngồi thiền với sự gợi nhớ (hay trí tưởng tượng). Tập trung vào hơi thở là cách thư giãn đầu óc hiệu quả trước khi ngủ mà bạn nên thử.

    Phương pháp thở 4 – 7 – 8 giúp bạn làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ bắp. Đồng thời, chúng giúp bạn tập trung vào hơi thở, tâm trí thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

    Cách thực hiện phương pháp này như sau:

    • Hít vào trong 4 nhịp đếm.
    • Giữ hơi thở trong 7 nhịp.
    • Cuối cùng thở ra từ từ trong 8 nhịp.

    Cứ thực hiện như vậy bạn sẽ thấy những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực tan biến. Và lúc này bạn có thể chìm sâu vào giấc ngủ của mình nhanh hơn.

    Phương pháp thở 4 - 7 - 8 cải thiện chứng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    6.1.3. Ngủ nhanh bằng phương pháp thư giãn cơ bắp

    Để không phải ngủ chập chờn hay nằm mãi mà vẫn chưa vào giấc, hãy thực hiện phương pháp thư giãn cơ bắp sau:

    • Nhướng chân mày của bạn càng cao càng tốt trong 5 giây. Điều này sẽ giúp làm căng cơ trán.
    • Thư giãn cơ bắp của bạn ngay lập tức, lúc này bạn sẽ cảm thấy giảm căng thẳng. Hãy đợi 10 giây.
    • Nở rộng nụ cười khiến đôi má bạn căng lên, giữ nụ cười trong 5 giây.
    • Tạm dừng 10 giây.
    • Sau đó, nheo đôi mắt nhắm hờ, giữ 5 giây và thư giãn.
    • Tạm dùng 10 giây.
    • Nghiêng đầu ra sau một chút để bạn thoải mái nhìn lên trần nhà, giữ trong 5 giây. Lúc này hãy thư giãn cổ của bạn.
    • Tạm dừng 10 giây.
    • Tiếp tục kỹ thuật làm căng và thư giãn xuống phần còn lại của cơ thể, từ bắp tay sau đến ngực, đùi, bàn chân.
    • Hãy để bản thân chìm vào giấc ngủ, ngay cả khi bạn không hoàn thành thao tác với phần còn lại.

    Khi thực hiện phương pháp thư giãn cơ bắp, hãy tập trung vào cảm giác toàn thân thư giãn trong trạng thái thoải mái nhất.

    6.1.4. Tự nhủ rằng bạn “cần phải thức”

    Đây là phương pháp dựa trên nguyên tắc “ý định nghịch lý” giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Khi cảm thấy khó ngủ, không thể đi vào giấc ngủ dễ dàng, bạn có thể đọc một cuốn sách, xem tài liệu tiếng anh dày chữ hay tự nhắn nhủ mình “cần phải thức”. Lúc này bạn sẽ cảm thấy dễ đi vào giấc ngủ và muốn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

    Nghiên cứu “ý định nghịch lý” cho chứng mất ngủ này cho thấy, những người luyện tập phương pháp này cảm thấy buồn ngủ nhanh hơn những người không thực hành.

    Nếu bạn đang chập chờn trong giấc ngủ, nhắm mắt nhưng không thể chìm vào giấc ngủ được thì hãy áp dụng ngay phương pháp này.

    6.1.5. Chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt

    Ngoài những liệu pháp trên, bạn có thể áp dụng những thói quen sinh hoạt khoa học để cải thiện giấc ngủ, cụ thể:

    • Giữ một lịch trình đúng giờ: Để hạn chế tình trạng khó ngủ, mất ngủ, hãy giữ cho đồng hồ sinh học hoạt động đều đặn, ngay cả cuối tuần. Tốt nhất nên tuân thủ đúng một khung giờ nhất định để đi ngủ và thức dậy. Hãy cố gắng thực hiện ngay cả khi bạn bận.
    • Hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh: Điện thoại, tivi, máy tính… bạn cần hạn chế chúng trước khi đi ngủ ít nhất 1 – 2 giờ đồng hồ. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách, thiền định hoặc nghe nhạc nhẹ.
    • Giảm căng thẳng: Căng thẳng, lo lắng chính là nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy, bạn hãy cho mình những cách giảm căng thẳng như viết nhật ký, đốt nến thơm, tập yoga…
    • Kiểm soát bữa tối: Thức ăn bạn tiêu thụ cũng có ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì vậy, hãy kiểm soát đồ ăn cay nóng, cà phê, chế độ ăn nhiều đường, chất béo… để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

    >>> 15 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc – Áp dụng ngay để có một giấc ngủ ngon 

    6.2. Sử dụng thuốc

    Trong trường hợp mất ngủ, khó ngủ kéo dài, dù đã thử mọi liệu pháp không thuốc, thay đổi thói quen nhưng vẫn không có tác dụng. Lúc này người bệnh cần được thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:

    • Thuốc bình thần: Clonazepam, Rotunda, Diazepam… có tác dụng giúp người bệnh vào giấc ngủ nhanh hơn. Thế nhưng, loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh chưa nghiêm trọng, chỉ bị mất ngủ ngắn. Vì sử dụng lâu ngày có thể gây ra tình trạng quen thuốc.
    • Thuốc ngủ: Zolpidem, Phenobarbital… nhóm thuốc mang đến tác dụng mạnh nhưng dễ gây ra tình trạng quen thuốc.
    • Thuốc kháng histamin: Một số thuốc kháng histamin H1 như doxylamine có tác dụng an thần, đôi khi được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, do tác dụng phụ của thuốc là khô miệng, tim đập nhanh, táo bón… nên thường không được khuyến khích, nhất là người cao tuổi.
    • Thuốc trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm đa vòng, 3 vòng điển hình gồm Mirtazapine, Clomipramine… giúp cải thiện mất ngủ do cảm giác đau, mất ngủ tiên phát, trầm cảm. Thuốc tác động vào hệ serotonin bên trong não để kích thích giấc ngủ.
    • Thuốc chữa mất ngủ trong điều trị bệnh lý: Các bệnh dị ứng, xương khớp, dạ dày, tim mạch… cũng là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân để kê đơn.

    Thuốc trị mất ngủ có thể gây ra một số tác dụng phụ, tùy loại mà bạn sử dụng. Do đó, hãy tuân thủ phác đồ của bác sĩ, nếu có biểu hiện gì bất thường thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

    7. Cách phòng ngừa tình trạng mất ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Bạn muốn nhắm mắt là có thể ngủ được ngay, giấc ngủ trọn vẹn, sâu giấc thì hãy lưu ý những điều sau:

    • Duy trì thời gian đi ngủ và thức giấc nhất quán hàng ngày, kể cả cuối tuần.
    • Vận động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
    • Kiểm tra các loại thuốc đang được kê xem liệu chúng có góp phần khiến bạn bị khó ngủ, mất ngủ hay không.
    • Không nên ngủ trưa quá mức. Thông thường, thời gian ngủ trưa lý tưởng từ 20 – 40 phút.
    • Tránh hoặc hạn chế sử dụng caffeine, rượu, bia, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    • Không ăn uống quá nhiều vào buổi tối.
    • Tránh sử dụng tivi, điện thoại, máy tính trước giờ đi ngủ 1-2 tiếng.
    • Nên dành thời gian thư giãn nhẹ, giảm căng thẳng trước khi đi ngủ. Bạn có thể ngồi đọc sách, ngồi thiền, tập yoga.

    Tóm lại, nhắm mắt nhưng không ngủ được không phải là bệnh lý. Đây là biểu hiện của hội chứng khó ngủ, mất ngủ. Cũng giống như mất ngủ, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và một vài bệnh lý liên quan. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám và có giải pháp điều trị nếu đang mắc phải biểu hiện này.

    TPBVSK An thần ngủ ngon Tâm Bình – Hỗ trợ an thần, dễ ngủ, ngủ ngon

    Hiện nay, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, người dân có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ.

    Nắm bắt được tình hình đó, Công ty Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín đã nghiên cứu và cho ra đời thành công sản phẩm An thần ngủ ngon Tâm Bình.

    An thần ngủ ngon Tâm Bình được bào chế từ các thảo dược: Táo Nhân, Long Nhãn, Đương quy, Lạc tiên, Cam thảo, Lá vông, Viễn chí, Tâm sen, Phục thần, Xuyên khung, chiết xuất Nữ lang, chiết xuất củ Bình vôi.

    An thần ngủ ngon Tâm Bình

    Sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược quý và tinh chất đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng cho An thần ngủ ngon Tâm Bình tác dụng tuyệt vời, hỗ trợ:

    • An thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon.
    • Giảm các triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ mê, lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh.

    Sản phẩm phù hợp với những người có biểu hiện mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ mê, lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh.

    Cách sử dụng, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ. Liều dùng, người lớn 2 viên/ lần, 10 – 18 tuổi uống 1 viên/ lần.

    Xem thêm

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Làm sao để bớt suy nghĩ linh tinh? 13 cách giúp bạn trở nên tích cực hơn 27/09/24
      Suy nghĩ linh tinh hay hiểu cách khác là suy nghĩ quá nhiều, thường xuyên suy nghĩ tiêu cực… Tình…
      TPBVSK An thần ngủ ngon Tâm Bình: Thành phần, công dụng, liều dùng 12/12/23
      An thần ngủ ngon Tâm Bình có thành phần thảo dược giúp hỗ trợ an thần, dễ ngủ, ngủ ngon...…
      Xuyên khung: Dược liệu hành khí hoạt huyết tốt cho sức khỏe 05/02/24
      Xuyên khung là vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe bằng cách hành khí hoạt huyết, tăng cường lưu thông…
      Thực hư hạt muồng chữa mất ngủ khiến nhiều người ngã ngửa 10/10/23
      Hỏi: Thời gian gần đây tôi thường xuyên mất ngủ. Mỗi đêm tôi chỉ ngủ được chừng 2-3 tiếng, tỉnh…
      Xem thêm