Xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh có hiệu quả không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh có hiệu quả không?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    01/04/24

    Xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh là một trong những cách tác động lên các huyệt đạo trong cơ thể, từ đó kích thích máu lưu thông lên não, thư giãn hệ thần kinh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xoa bóp để thư giãn hệ thần kinh một cách hiệu quả nhất. Vậy cách làm như thế nào cho hiệu quả?

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh có hiệu quả không?

    xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh

    Xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh có hiệu quả không?

    Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh thuộc phạm vi nhiều chứng như kinh quý, chính xung, kiện vong, đầu thống, thất miên… Nguyên nhân gây ra bệnh do tiên thiên bất túc, tình chí rối loạn, rối loạn công năng của các tạng phủ, đặc biệt là tâm, can, thận. Vì vậy, để chữa suy nhược thần kinh cần chú trọng đến việc tác động vào các huyệt đạo để nuôi dưỡng và điều chỉnh tạng tâm, can, thận.

    Việc xoa bóp bấm huyệt là biện pháp điều trị suy nhược thần kinh không xâm lấn, mang đến tác động toàn diện vào các cơ quan tạng phủ trong cơ thể. Từ đó tăng cường lưu thông máu giàu oxy và dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt do thiếu máu lên não, giúp ngủ ngon, tinh thần sảng khoái.

    Đối với người bị suy nhược thần kinh nhẹ thì xoa bóp bấm huyệt là phương pháp rất hiệu quả, có thể cải thiện sau từ 1-2 liệu trình. Phương pháp này cũng có ưu điểm là an toàn, hiệu quả, không xâm lấn và không gặp phải tác dụng phụ.

    Tuy nhiên, việc thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh đòi hỏi người có chuyên môn, cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện an toàn, vệ sinh và chuyên nghiệp.

    Xem thêmSuy nhược thần kinh là bệnh gì?  – Bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại 

    2. Các bước chuẩn bị xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh

    chuẩn bị thực hiện xoa bóp bấm huyệt

    Cần chuẩn bị kĩ càng cả về kiến thức, trang thiết bị phòng xoa bóp bấm huyệt

    Đối với bước chuẩn bị xoa bóp bấm huyệt, không chỉ cần chuẩn bị phòng xoa bóp mà còn cần các bác sĩ, kỹ thuật viên có tay nghề.

    Các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên cần được đào tạo chuyên môn y học cổ truyền, được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định

    Phòng trang thiết bị:

    • Phòng đảm bảo giường điều trị hoặc giường xoa bóp bấm huyệt riêng tư nhưng vẫn thoải mái
    • Gối, khăn phủ, ga trải giường, găng tay, ống nghe, dụng cụ đo huyết áp
    • Hộp thuốc cấp cứu phản vệ
    • gel, kem hoặc dầu xoa bóp…
    • Xà phòng, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay

    Người bệnh và đội ngũ bác sĩ, y sĩ cần thực hiện theo các bước như:

    Thăm khám và làm hồ sơ bệnh án

    Tư vấn và hướng dẫn quy trình, đưa ra vị trí xoa bóp bấm huyệt cho người bệnh

    Bác sĩ chọn tư thế thoải mái nhất để người bệnh làm thủ thuật

    Trước khi thực hiện, bác sĩ hoặc người có chuyên môn cần vệ sinh các dụng cụ cũng như sát khuẩn tay trước khi thực hiện.

    3. Cách thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh

    3.1. Thủ thuật thực hiện xoa bóp bấm huyệt

    Để xoa bóp và bấm huyệt đúng cách, cần kết hợp đủ các động tác như véo, bấm/điểm, vỗ, bóp, lăn… Cụ thể như:

    – Véo: Kéo và vặn da để lưu thông khí huyết và giảm đau

    – Bấm/điểm: Tác động lực vào huyệt với mục đích giảm đau, phục hồi chức năng, tăng lưu thông khí huyết

    – Phát (vỗ): Tạo lực nhẹ lên da để thông kinh hoạt lạc, giảm đau

    – Bóp: Nhẹ nhàng bóp vào các phần cơ, thịt để thông kinh hoạt lạc, giảm đau, tăng lưu thông khí huyết

    – Lăn: Dùng mô út hoặc mặt ngoài ngón út để lăn trên cơ thể và các vùng bị đau nhằm thông kinh hoạt lạc, giảm đau

    – Miết: Miết trên da ở những vị trí bị đau mỏi, khó chịu để giảm đau, lưu thông khí huyết bị ứ trệ

    3.2. Tiến hành xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh

    Đối với người bị suy nhược thần kinh, việc xoa bóp mang lại sự dễ chịu, thư giãn. Các kỹ thuật viên có kinh nghiệm sẽ dựa theo triệu chứng bệnh và chẩn đoán sơ bộ bệnh để day, xoa bóp bấm huyệt các huyệt đạo cần thiết.

    – Cụ thể sẽ day và bấm các huyệt Bách hội, Thái Dương, Phong trì.

    – Nếu gặp phải các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh khác thì có thể bấm thêm các huyệt như:

    – Nếu tâm huyết hư, bấm thêm huyệt Nội quan, Tâm du, Cách du, Huyết hải, Thái xung, Trung đô

    – Nếu tâm hỏa vượng, chọn thêm các huyệt Nội quna, Giải khê, Hợp cốc, Thần môn

    – Nếu tâm – tỳ tổn thương, chọn thêm các huyệt Tam ân giao, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý

    – Nếu do tâm thận bất giao hoặc thận âm hư, chọn thêm các huyệt Tam âm giao, Khí hải, Thận du, Quan nguyên

    – Nếu do can huyết hư chọn thêm các huyệt Can du, Cách du, Tam âm giao, Huyết hải, Thái xung

    – Nếu do vị khí không điều hòa, chọn thêm các huyệt Thiên đột, Trung quản, Thiên khu, Nội quan, Tam âm giao, Túc tam lý, Thái Bạch, Tỳ du, vị du

    – Nếu do cam đởm hỏa vượng, chọn thêm các huyệt Phong trì, Bách hội, Dương lăng tuyền, Suất cốc

    Lưu ý: Tùy bệnh lý và thể trạng, thầy thuốc có thể gia giảm các huyệt phù hợp. Có thể kết hợp nhiều kỹ thuật của xoa bóp bấm huyệt trong cùng một thời điểm và kết hợp với phương pháp điều trị khác.

    4. Liệu trình điều trị xoa bóp bấm huyệt

    Phương pháp xoa bóp bấm huyệt để cải thiện đau đầu, mất ngủ, đau mỏi người do suy nhược thần kinh này đòi hỏi rất nhiều thời gian. Không phải ai thực hiện cũng mang đến hiệu quả ngay lập tức.

    Vì vậy khi áp dụng chữa suy nhược thần kinh bằng xoa bóp bấm huyệt đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

    Liệu trình điều trị xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh:

    – Xoa bóp bấm huyệt từ 30 phút/lần. 1-2 lần/ngày, tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý của người bệnh

    – Một liệu trình từ 15-30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của từng bệnh

    – Có thể dùng 2-3 liệu trình liên tục để cảm nhận rõ hiệu quả

    – Trường hợp đã thuyên giảm có thể giãn thời gian xoa bóp bấm huyệt như tuần 3 lần hoặc tuần 1-2 lần.

    5. Xử lý sự cố khi xoa bóp bấp huyệt

    Trong quá trình xoa bóp bấm huyệt chắc chắn nhiều người chưa quen sẽ cảm thấy đau mỏi, khó chịu. Thậm chí có người còn mệt hơn, đau hơn sau khi thực hiện. Tuy nhiên điều này có thể do cơ thể chưa kịp làm quen, hoặc kỹ thuật của người thực hiện chưa chính xác.

    Nếu gặp phải các tình trạng này, người bệnh cần được theo dõi và có cách xử trí kịp thời.

    5.1. Choáng

    Triệu chứng: gặp phải các cơn hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, tim đập nhanh, sắc mặt nhợt nhạt

    Cách xử ký:

    • Dừng xoa bóp bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấp tùy theo tình trạng choáng và bệnh lý kèm theo của từng người
    • Uống nước ấm hoặc nước đường ấm, trà gừng và nằm nghỉ tại chỗ
    • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp
    • Có thể dùng thuốc hóa dược (nếu cần)

    5.2. Đau sau khi xoa bóp bấm huyệt

    Nếu người bệnh cảm thấy các cơn đau tăng lên tại vùng xoa bóp bấm huyệt có thể xử lý theo cách sau:

    • Xoa nhẹ theo vòng trong vùng đau, giảm nhẹ tác động lên vùng cần điều trị
    • Có thể dừng thủ thuật nếu người bệnh quá nhạy cảm với các tác động trên cơ thể
    • Cho người bệnh nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp
    • Dùng thuốc hóa dược nếu cần

    6. Ai không nên xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh

    ai không nên xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh

    Một số đối tượng cần chú ý khi xoa bóp bấm huyệt

    Đối với một số đối tượng, việc xoa bóp bấm huyệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng. Bên cạnh đó có một số trường hợp cần chống chỉ định và thận trọng khi lựa chọn phương pháp này:

    Chống chỉ định:

    • Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu
    • Da bị tổn thương, có khối u ác tính ở vùng xoa bóp bấm huyệt
    • Các bệnh ưa chảy máu, vùng đang chảy máu, xuất huyết dưới da

    Thận trọng với trường hợp:

    • Người bệnh sốt cao, đang mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính
    • Phụ nữ có thai, đa kinh, trong kỳ kinh
    • Giai đoạn nặng của bệnh như suy tim, suy gan, suy thận, cơ thể suy kiệt nặng
    • Người bệnh loãng xương nặng, người có nguy cơ gãy xương
    • Sau ăn quá no hoặc quá đói
    • Người bệnh có nguy cơ chảy máu

    7. Lời khuyên từ chuyên gia khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt

    Theo Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh, việc xoa bóp bấm huyệt chữ suy nhược thần kinh có mang lại hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần thăm khám cụ thể cũng như lựa chọn các đơn vị y tế uy tín.

    – Điều chỉnh áp lực phù hợp theo cảm nhận của người bệnh

    – Chọn đúng huyệt và chính xác: việc bấm sai huyệt không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây hại

    – Đúng kỹ thuật: Cần có kinh nghiệm và kỹ thuật, được đào tạo chuyên nghiệp. người bệnh không nên tự ý thực hiện

    – Thực hiện đều đặn: cần điều trị theo liệu trình được chỉ định

    – Quan sát phản ứng của cơ thể. Nếu cảm thấy khó chịu, đau nên nói với kỹ thuật viên

    – Kết hợp các phương pháp chữa suy nhược thần kinh khác để tăng hiệu quả bệnh. Tuy nhiên nên thông báo với bác sĩ hoặc người có chuyên môn loại thuốc và tình trạng bệnh để được tư vấn.

    Trên đây là một số thông tin về xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh. Ngoài ra bạn có thể tham khảo kiến thức cẩm nang bệnh mất ngủ – an thần được các chuyên gia tổng hợp và chia sẻ .

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bấm huyệt chữa mất ngủ – 9 huyệt không thể bỏ qua 23/12/23
      Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn Đỗ Hồng Ngọc (Sơn Tây, Hà Nội) về tác dụng của…
      Thuốc an thần là gì? Trường hợp nào nên sử dụng và cách dùng hiệu quả 03/04/24
      Thuốc an thần là tên gọi chung của một nhóm thuốc dùng để điều trị các chứng rối loạn tâm…
      Cây Lạc tiên: Bí quyết cải thiện giấc ngủ từ thảo dược tự nhiên 29/01/24
      Lạc tiên là một trong những vị thuốc chữa chứng mất ngủ hiệu quả được nhiều người tin tưởng từ…
      Khám rối loạn lo âu ở đâu Hà Nội? Bật mí top 10 địa chỉ 29/01/24
      Chị Trần Thu Hường (Long Biên, Hà Nội) băn khoăn về khám rối loạn lo âu ở đâu Hà Nội.…
      Xem tất cả bài viết