Thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Bác sĩ lưu ý khi sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Bác sĩ lưu ý khi sử dụng

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    02/01/24

    Thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Đối với những người mất ngủ tiên phát, đây là thuốc được kê đơn khá phổ biến. Vậy, tác dụng cụ thể của Remeron là gì và những lưu ý khi sử dụng?

    5/5 - (10 bình chọn)

    1. Remeron 30mg là thuốc gì?

    Remeron 30mg là thuốc điều trị giai đoạn trầm cảm chủ yếu, loại thuốc hướng tâm thần; sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Thành phần Remeron là hoạt chất Mirtazapine.

    Remeron là thuốc gì

    Mirtazapine tác dộng lên hệ thần kinh trung ương thông qua cơ chế khôi phục sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Từ đó giúp an thần, cải thiện tâm trạng, mang lại cảm giác hạnh phúc.

    2. Thuốc Remeron có trị mất ngủ không?

    Như đã nói ở trêm, thành phần của thuốc Remeron giúp não bộ thư giãn, mang lại cảm giác êm dịu. Ngoài ra, thuốc còn chống trầm cảm, giảm lo âu, hồi hộp. Đây là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ.

    Chính vì vậy, thuốc Remeron có trị mất ngủ không thì câu trả lời là có. Theo các chuyên gia y tế, thuốc mang lại kết quả tốt cả khi chẩn đoán mất ngủ tiên phát hoặc mất ngủ do trầm cảm, lo âu chưa được rõ ràng.

    Xem thêm Mất ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    3. Thuốc Remeron có gây nghiện không?

    Thuốc Remeron nằm trong nhóm thuốc chữa trầm cảm, mất ngủ có thể sử dụng lâu dài mà không gây nghiện. Tuy nhiên, nếu ngưng thuốc đột ngột sau một thời gian dài dùng thuốc có thể gây buồn nôn, nhức đầu và khó ở.

    Mirtazapin được hấp thu nhanh và tốt (sinh khả dụng 50%), đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 2 giờ.

    4. Liều dùng 

    Thời gian bán thải của Mirtazapin là 20-40 giờ. Vì vậy, thời gian sử dụng thích hợp là một lần/ ngày. Thời điểm sử dụng tốt nhất là vào ban đêm trước khi đỉ ngủ. Cũng có thể chia thành 2 liều, uống vào sáng tối.

    Liều dùng cụ thể cho các đối tượng như sau:

    • Người lớn: Bắt đầu điều trị với liều 15 mg/ngày. Thông thường cần phải tăng liều để đạt được đáp ứng lâm sàng tối ưu. Liều hữu hiệu hàng ngày thường là từ 15 mg đến 45 mg.
    • Người già: Liều khuyên dùng như đối với người lớn. Trên bệnh nhân cao tuổi, việc tăng liều cần được theo dõi sát để tìm ra đáp ứng thỏa đáng và an toàn.
    • Trẻ em: Vì chưa chứng minh được hiệu quả và độ an toàn của Mirtazapine trên trẻ em, nên không khuyến nghị điều trị Mirtazapine cho trẻ em.
    • Trên bệnh nhân suy thận và suy gan, độ thanh thải của mirtazapine có thể giảm. Cần tính đến điều đó khi kê toa cho những bệnh nhân này.

    5. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Remeron

    Tác dụng ngoài ý muốn thường gặp nhất nhất khi điều trị với thuốc Remeron 30mg là tăng cảm giác ngon miệng và lên cân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề bất thường sau (hiếm gặp):

    tác dụng phụ của remeron

    • Hạ huyết áp tư thế
    • Co giật, run rẩy, co cơ rung
    • Phù nề
    • Ức chế tủy xương cấp: tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản…
    • Tăng hoạt tính transaminase huyết thanh
    • Phát ban…

    6. Tương tác thuốc

    Việc sử dụng Remeron với những thuốc gây tương tác có thể khiến công dụng giảm xuống, hoặc gia tăng các phản ứng không mong muốn. Một số loại thuốc có thể tương tác với Remeron bao gồm:

    • Thuốc ức chế MAO: Isocarboxazid, Linezolid, Moclobemide, Phenelzine, Rasagiline, Procarbazine, Tranylcypromine, Safinamide, Selegiline,…
    • Thuốc chống trầm cảm như Fluoxetine, Duloxetine, Venlafaxine, Paroxetine: Có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Serotonin
    • Rượu, chất kích thích
    • Thuốc kháng Histamin: Cetirizine, Diphenhydramine
    • Thuốc giảm lo lắng, thuốc ngủ: Diazepam, Zolpidem, Alprazolam
    • Thuốc giãn cơ: Carisoprodol, Cyclobenzaprine
    • Thuốc giảm đau Opioid: Hydrocodone, Codeine

    7. Làm gì khi sử dụng quá liều hoặc quên liều?

    Nếu quên liều, hãy bổ sung trong khoảng thời gian càng sớm càng tốt. Nhưng nếu quá gần với thời điểm uống liều kế tiếp, có thể bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo như lịch uống bình thường. Không uống tăng liều, gấp đôi liều để bù.

    Mirtazapin được chuyển hóa mạnh mẽ và được bài tiết qua nước tiểu và phân trong vòng vài ngày. Vì vậy, trường hợp quá liều mức độ thấp, hoạt chất có thể tự đào thải. Quá liều dẫn đến những triệu chứng bất thường, cần gặp bác sĩ ngay để có phương án y tế phù hợp.

    8. Thận trọng khi sử dụng trong các trường hợp sau

    trường hợp cần thận trọng khi sử dụng remeron

    Cần dùng thuốc cẩn thận cũng như cần đều đặn theo dõi sát đối với những bệnh nhân:

    • Ðộng kinh và hội chứng não thực thể; kinh nghiệm lâm sàng cho thấy những tổn thương này hiếm khi xảy ra trên bệnh nhân được điều trị với Mirtazapine.
    • Suy gan hoặc suy thận.
    • Bệnh tim: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
    • Huyết áp thấp…
    • Rối loạn tiểu tiện, phì đại tiền liệt tuyến
    • Bệnh nhân tiểu đường: Nên ngừng điều trị với Remeron khi xảy ra hiện tượng vàng da…
    • Thận trọng với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, làm giảm sự tỉnh táo.

    9. Phụ nữ có thai, cho con bú có sử dụng được không?

    Nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc Remeron trị mất ngủ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết, khi có chỉ định từ bác sĩ.

    Những phụ nữ đang sử dụng Remeron cần áp dụng biện pháp tránh thai, tránh mang thai ngoài ý muốn. Không sử dụng thuốc khi đang cho con bú.

    10. Remeron 30mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

    Giá bán tham khảo của thuốc Remeron trị mất ngủ, trầm cảm là 170-180.000 đồng/ hộp. Quy cách đóng gói: 10 viên/ vỉ/ hộp.

    Remeron được bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người dùng cần lựa chọn điểm bán uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Lưu ý xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng.

    11. Hướng dẫn bảo quản sản phẩm

    • Bảo quản thuốc Remeronở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng, không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Remeron trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.
    • Để thuốc Remeron tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình.
    • Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc không thể sử dụng được nữa hãy xử lý thuốc đúng cách.

    12. Lưu ý khi sử dụng thuốc Remeron

    Remeron là thuốc điều trị mất ngủ theo đơn. Vì vậy, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng:

    • Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện tăng giảm liều lượng khi chưa có tham vấn từ chuyên gia
    • Ngưng sử dụng nếu xảy ra các tác dụng phụ trầm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
    • Thận trọng khi sử dụng thuốc trong trường hợp vận hành máy móc, tàu xe, làm những công việc cần tập trung cao độ
    • Kết hợp sử dụng thuốc với các sản phẩm chữa mất ngủ khác cần theo ý kiến bác sĩ
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả

    Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc nào cần giải đáp, liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn cụ thể.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thử ngay 12 bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não 01/04/24
      Tập luyện là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não khi mang lại một…
      Khám rối loạn lo âu ở đâu Hà Nội? Bật mí top 10 địa chỉ 29/01/24
      Chị Trần Thu Hường (Long Biên, Hà Nội) băn khoăn về khám rối loạn lo âu ở đâu Hà Nội.…
      Suy nhược thần kinh nên ăn gì? Top 12 thực phẩm chuyên gia khuyên 08/01/24
      Suy nhược thần kinh là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Để cải thiện hội chứng này,…
      Cây Lạc tiên: Bí quyết cải thiện giấc ngủ từ thảo dược tự nhiên 29/01/24
      Lạc tiên là một trong những vị thuốc chữa chứng mất ngủ hiệu quả được nhiều người tin tưởng từ…
      Xem tất cả bài viết