{HOT} 11 cách chữa suy nhược thần kinh KHÔNG DÙNG THUỐC
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    {HOT} 11 cách chữa suy nhược thần kinh KHÔNG DÙNG THUỐC

    06/03/24

    Xã hội hiện đại với vô vàn những áp lực, căng thẳng khiến cho con người dễ mắc hội chứng suy nhược thần kinh. Mặc dù hiện nay có các loại thuốc điều trị bệnh, tuy nhiên trước khi tìm đến thuốc nhiều người muốn tham khảo cách chữa suy nhược thần kinh khác. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì tham khảo ngay bài viết bên dưới.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Suy nhược thần kinh là bệnh gì?

    Suy nhược thần kinh là vấn đề sức khỏe tinh thần phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo thống kê, số lượng bệnh nhân tới khám suy nhược thần kinh chiếm 60 – 70% tại các khoa thần kinh và tâm thần. Đây là bệnh thuộc nhóm thần kinh chức năng do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới não gây nên. Nguyên nhân có thể là do não bộ làm việc quá sức dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu hoạt động của cơ thể.

    Thống kê suy nhược thần kinh

    Những người bị suy nhược thần kinh thường có biểu hiện lo âu quá độ, mất ngủ, đau đầu, người mệt mỏi, uể oải. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện khó kiểm soát cảm xúc, dễ kích thích tâm lý, bực bội, gắt gỏng và phản ứng thái quá. Theo chuyên gia, nếu suy nhược thần kinh không kiểm soát và điều trị hiệu quả, người bệnh có nguy cơ gặp phải hệ lụy nghiêm trọng, có thể là trầm cảm. Vì vậy, đừng chủ quan khi phát hiện bệnh này, hãy chủ động thăm khám và tích cực điều trị, càng sớm càng tốt.

    Xem thêmSuy nhược thần kinh là bệnh gì?  – Bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại 

    2. Top 11 cách chữa suy nhược không dùng thuốc, người bệnh tham khảo

    Với những trường hợp chưa nặng, bác sĩ chưa chỉ định sử dụng thuốc thì người bệnh nên tham khảo những cách sau:

    2.1. Chữa suy nhược thần kinh bằng phương pháp trị liệu tâm lý

    Tâm lý trị liệu (liệu pháp trò chuyện) là phương pháp tâm lý truyền thống sử dụng các cuộc đối thoại, trò chuyện chuyên sâu nhằm hướng đến thế giới bên ngoài của bệnh nhân. Đây là phương pháp dùng đến kỹ thuật giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ, hành vi và cảm xúc gây nên những vấn đề hoặc đau khổ trong tâm lý.

    Mục tiêu là hỗ trợ người bệnh ổn định tâm lý, kiểm soát được triệu chứng đáng lo ngại. Đồng thời, giúp người bệnh tư duy tích cực để cân bằng cuộc sống, từ đó cải thiện bệnh lý.

    Cách chữa suy nhược thần kinh

    Theo đó, các chuyên gia thường khuyên người bệnh áp dụng một số phương pháp giúp giải tỏa áp lực trong cuộc sống như:

    • Tham gia hoạt động ngoài trời, thể thao hoặc môn thiền, yoga…
    • Tham gia học tập các hoạt động nghệ thuật, xây dựng thói quen, sở thích nghe nhạc, cắm hoa, đi dạo…
    • Giao lưu, trò chuyện nhiều hơn với người thân, bạn bè.

    Theo nghiên cứu, đa số những người sau khi trải qua trị liệu tâm lý đều cảm thấy nhẹ nhõm, có khả năng hoạt động và suy nghĩ tốt hơn trong cuộc sống. Có khoảng 75% những người tham gia điều trị tâm lý cho thấy họ nhận được nhiều lợi ích cá nhân.

    2.2. Chữa suy nhược thần kinh với bài thuốc cây đinh lăng

    Đinh lăng được biết đến là thảo mộc chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin B1, B13, chất chống oxy hóa Lysine, Cysteine…Y học hiện đại cũng chỉ ra, cây đinh lăng mang nhiều hoạt chất tốt cho thần kinh. Chúng giúp nâng cao hiệu quả dẫn truyền thông tin, tăng cường phản xạ. Vì vậy, cây đinh lăng được nhiều chuyên gia khuyên dùng để cải thiện chứng suy nhược thần kinh, căng thẳng.

    Với đinh lăng, bạn có thể dùng đun nước uống, sao vàng hãm trà hoặc lấy củ ngâm rượu… Tất cả đều tốt với người suy nhược thần kinh.

    2.3. Sử dụng tâm sen

    Một trong những mẹo dân gian giúp cải thiện căng thẳng, stress được nhiều người áp dụng là bài thuốc tâm sen. Trong Y học cổ truyền, tâm sen có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm chức năng não bộ hiệu quả. Ngoài ra, tâm sen còn cải thiện hoạt động tim mạch, điều hòa huyết áp.

    Với tâm sen, có rất nhiều cách để cải thiện chứng suy nhược thần kinh, bạn có thể tham khảo mẹo sau:

    • Dùng tâm sen khô hãm trà uống mỗi ngày.
    • Nấu cháo gạo lứt kết hợp với tâm sen và long nhãn.
    • Nấu nước tâm sen, hạt táo chua sao vàng, lá vông, củ bình vôi.
    • Sử dụng túi hương tâm sen để tắm hoặc xông.

    tâm sen

    2.4. Bài thuốc Đông y hợp hoan bì cải thiện suy nhược thần kinh

    Hợp hoan bì (hay cây lụa) là vị thuốc Đông y được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc gia truyền điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh. Theo y học cổ truyền, hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, có tác dụng an thần, ức chế căng thẳng, tăng cường lưu thông máu lên não. Do đó, vị thuốc này phù hợp cho những bệnh nhân bị suy nhược thần kinh, có biểu hiện trầm cảm…

    Để hỗ trợ cải thiện hội chứng suy nhược thần kinh, người bệnh có thể kết hợp hợp hoan bì với bá tử nhân, táo nhân. Sắc và uống hết trong ngày, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy có hiệu quả. Nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc, chuyên gia trước khi áp dụng.

    2.5. Chữa suy nhược thần kinh với cây trinh nữ

    Cây trinh nữ (hay cây xấu hổ) là loại cây dại dễ tìm thấy ở ven đường, bờ đê, bãi đất. Theo Y học cổ truyền, đây là vị thuốc có tác dụng an thần, ổn định thần kinh và hỗ trợ chữa bệnh suy nhược thần kinh. Đồng thời, cây trinh nữ cũng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, bổ khí huyết, hỗ trợ ăn ngon, ngủ ngon.

    Với cây trinh nữ, người bệnh có thể áp dụng cách đơn giản là sắc nước uống mỗi ngày. Với tác dụng an thần, cây trinh nữ cũng có tác dụng tốt cho việc cải thiện triệu chứng mất ngủ.

    2.6. Uống nước gạo lứt cải thiện sức khỏe thần kinh

    Gạo lứt được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung, não bộ nói riêng. Theo nghiên cứu, trong thực phẩm này chứa khoáng chất, vitamin, đặc biệt là vitamin B rất tốt cho người suy nhược thần kinh. Ngoài ra, một số hoạt chất trong gạo lứt có tác dụng an thần, cải thiện căng thẳng và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, stress có thể áp dụng gạo lứt vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

    Với gạo lứt bạn có thể đun nấu nước hoặc kết hợp nấu các món ăn từ thực phẩm. Cách đơn giản và hiệu quả là món cháo gạo lứt, có thể bổ sung thêm long nhãn, cẩu kỷ tử nấu nhừ. Dùng liên tục gạo lứt trong 3 tuần, mỗi tuần 3 – 4 lần.

    2.7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

    Giấc ngủ sâu và chất lượng rất tốt cho hệ thần kinh, giúp não bộ thư giãn và nghỉ ngơi. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh hiệu quả. Do đó, người bệnh nên rèn luyện cho mình thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

    Có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ như massage, xoa bóp nhẹ nhàng, uống sữa ấm… để giấc ngủ được ngon và sâu. Người bệnh cũng chú ý hạn chế điện thoại, máy tính, tivi trước khi đi ngủ. Bởi, ánh sáng xanh có thể gây hại cho thần kinh và mắt.

    ngủ sâu giấc giúp giảm căng thẳng

    Đừng bỏ lỡ: Ngủ không sâu giấc – Nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

    2.8. Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày

    Các bài tập thể dục thể thao như bơi lội, chạy bộ, thể dục nhịp điệu… không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng mà còn giải tỏa áp lực, nâng cao hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy, những người bị suy nhược thần kinh nên vận động, thể dục thể thao mỗi ngày.

    Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên vận động, thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên lựa chọn những bài tập, môn thể thao phù hợp với sức khỏe, tránh vận động quá sức.

    2.9. Ngồi thiền – Hỗ trợ chữa suy nhược thần kinh

    Ngồi thiền chính là phương pháp đơn giản, hiệu quả giúp bạn giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh. Thông qua thiền định, chúng ta có thể xóa bỏ mọi căng thẳng và mang lại cảm giác bình yên trong nội tâm. Vì vậy, nếu căng thẳng, stress hay mắc suy nhược thần kinh hãy xem xét thử phương pháp thiền định.

    Lợi ích về mặt cảm xúc của thiền bao gồm:

    • Có được cái nhìn mới về các tình huống có thể dẫn đến căng thẳng.
    • Xây dựng kỹ năng để quản lý những căng thẳng của bạn.
    • Nâng cao nhận thức về bản thân.
    • Tập trung vào hiện tại.
    • Giảm cảm xúc tiêu cực
    • Tăng trí tưởng tượng và sáng tạo.
    • Tăng tính kiên nhẫn và tăng khả năng chịu đựng.

    Vì vậy, hãy dành thời gian và áp dụng phương pháp này mỗi ngày để khôi phục sự bình tĩnh và bình yên trong nội tâm. Phương pháp này không tốn kém chi phí và thực hiện rất dễ dàng.

    Thiền định - giải pháp cho người bị suy nhược thần kinh

    2.10. Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho não

    Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan tọng cho sức khỏe não bộ và hệ thần kinh. Do đó, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện bệnh lý của mình.

    Theo các chuyên gia, người bệnh suy nhược thần kinh nên chú ý:

    • Bổ sung: Các nhóm thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin, omega-3… Ngoài ra, nên ăn các loại rau quả mọng nước, rau xanh, cá béo… Người bệnh cũng chú ý bổ sung đủ 2 – 2,5l nước mỗi ngày.
    • Hạn chế: Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, đồ ăn đóng gói sẵn hay các loại đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê…

    2.11. Sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ an thần

    Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm thảo dược được quảng cáo có tác dụng cung cấp dưỡng chất tốt cho thần kinh, hỗ trợ an thần, cải thiện giấc ngủ. Rất phù hợp với người bị suy nhược thần kinh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo phương pháp này để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

    Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này người dùng cần lưu ý:

    • Lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, lâu năm trên thị trường.
    • Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
    • Ưu tiên những sản phẩm có thành phần thảo dược đã nghiên cứu khoa học, chứng minh lâm sàng.
    • Sản phẩm được nhiều người tin dùng.

    3. Những lưu ý khi chữa suy nhược thần kinh

    Để phòng ngừa bệnh cũng như áp dụng hiệu quả, an toàn các cách chữa suy nhược thần kinh kể trên, người bệnh và người thân cần lưu ý những vấn đề sau:

    • Tất cả chúng ta cần chú ý sự thay đổi tâm sinh lý, mức độ áp lực tinh thần và nhận biết dấu hiệu suy nhược thần kinh. Khi phát hiện có triệu chứng cần được thăm khám và điều trị sớm.
    • Những phương pháp điều trị không dùng thuốc kể trên chỉ phù hợp với những người có mức độ nhẹ, có thể kiểm soát được hành vi hàng ngày của mình. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chuyên gia.
    • Việc áp dụng các bài thuốc dân gian, mẹo cần có sự tham vấn của bác sĩ, chuyên gia.
    • Chú trọng chế độ dinh dưỡng hàng ngày kết hợp với luyện tập thể dục, đảm bảo ngủ đủ giấc và luôn giữ tinh thần thoải mái.
    • Những phương pháp điều trị kể trên để có hiệu quả cần sự kiên trì, nhẫn nại. Vì vậy, người bệnh không nên nóng vội khi áp dụng.

    TPBVSK An thần ngủ ngon Tâm Bình – Hỗ trợ an thần, giảm triệu chứng suy nhược thần kinh

    Sử dụng sản phẩm thảo dược cũng là phương pháp được người suy nhược thần kinh quan tâm. Tuy nhiên, giữa hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm trên thị trường, lựa chọn sản phẩm nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả?

    Nếu bạn băn khoăn không biết lựa chọn sản phẩm thảo dược nào để hỗ trợ tình trạng suy nhược thần kinh có thể tham khảo An thần ngủ ngon Tâm Bình.

    Với hơn 13 năm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thảo dược, Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín đã bào chế thành công sản phẩm An thần ngủ ngon Tâm Bình.

    An thần ngủ ngon Tâm Bình

    An thần ngủ ngon Tâm Bình gồm các thảo dược: Long nhãn, Táo nhân, Đương quy, Lạc tiên, Cam thảo, Lá vông, Viễn chí, Tâm sen, Phục thần, Xuyên khung và chiết xuất Nữ lang, củ Bình vôi.

    Sự kết hợp của các thảo dược giúp An thần ngủ ngon Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ:

    –          An thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon.

    –          Giảm các triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ mê, lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh.

    Sản phẩm dùng hỗ trợ cho các trường hợp:

    –          Người có biểu hiện mất ngủ, khó ngủ.

    –          Người gặp tình trạng ngủ không sâu giấc, ngủ mê.

    –          Người thường xuyên lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh.

    Liên hệ hotline 0343 44 66 99 để tham khảo thêm về An thần ngủ ngon Tâm Bình.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chuyên gia giải thích: “Vì sao người bị tiểu đường mất ngủ?” 30/03/24
      Ngoài các biểu hiện như khát nước, mệt mỏi, tiểu nhiều… những người bị tiểu đường còn khó ngủ, mất…
      Thuốc rối loạn tiền đình Tanganil – Những điều cần biết khi sử dụng 06/05/24
      Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị rối loạn tiền đình. Trong đó, thuốc…
      Ngáp ngủ nhiều là bệnh gì? Khi nào cần đi khám bác sĩ? 08/05/24
      “Gần đây tôi thấy rất hay ngáp ngủ, kèm theo đó là mệt mỏi, đầu óc căng thẳng. Xin hỏi…
      Mẹo chữa đánh trống ngực, giảm nhịp tim nhanh chóng 10/01/24
      Đánh trống ngực dồn dập gây cảm giác khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an. Nếu…
      Xem thêm