Tập thể dục, giảm cân… đem lại lợi ích về mọi mặt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tập luyện sai cách và quá sức có thể dẫn tới các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp… với biểu hiện đặc trưng là đau nhức xương khớp.
1. Mắc bệnh xương khớp chỉ vì thể dục quá đà!
Tại các bệnh viện lớn, các chuyên khoa về xương khớp, không khó để bắt gặp những bệnh nhân trẻ tuổi, người chơi thể thao, vận động viên chuyên nghiệp và người có cân nặng lớn tới thăm khám các bệnh như: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm…
Trò chuyện với bệnh nhân đang đợi tới lượt vào khám, chị Thu Hương (29 tuổi, Hưng Yên) cho biết: “Hồi còn con gái, mình rất nhỏ gọn, nhưng sinh con xong hơn một năm mà bụng vẫn rất to, cân nặng trên 60kg. Quyết tâm giảm cân nên tối nào mình cũng đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, gập bụng hơn 1 tiếng… Tập như thế khoảng 6 tháng thì cân nặng có giảm bớt, bụng gọn lại nhưng mình lại bị đau lưng. Cơn đau ngày càng nhiều, ban đầu cứ tập là đau, sau thì đau bất kể khi nào, đi khám mới biết mình bị thoát vị đĩa đệm, giờ vẫn đang phải điều trị”.
Như vậy, thể dục, giảm cân là tốt cho sức khỏe nhưng việc tập luyện cần phải được thực hiện đúng cách, tránh tập quá đà nếu không sẽ gây tác động ngược, ảnh hưởng trực tiếp tới xương khớp. Cụ thể, theo PGS. TS Bùi Hồng Thiên Khanh (Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM): “Không phải ai cũng biết cách tập thể dục để hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Đa số đều tự phát, tự tập. Nhiều người sốt sắng giảm cân nên đẩy mạnh cường độ luyện tập, vô tình tạo áp lực cho xương khớp và hệ lụy là gặp phải những tổn thương không mong muốn”. Một số môn thể thao gây áp lực nhiều lên khớp, có thể kể tới như: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, cử tạ… Cần lưu ý rằng, sau khi tập luyện các khớp phải có thời gian để phục hồi. Nếu tập quá mức sẽ làm cấu trúc trong khớp bị tổn thương, trong đó có sụn khớp và xương dưới sụn. Lâu dần sẽ dẫn tới các bệnh về xương khớp.
Các chuyên gia y tế cho biết, khớp nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp… nhưng phổ biến hơn cả là những khớp lớn như: khớp gối, khớp háng, khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp ngón chân, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn chân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng, làm hạn chế vận động, giảm năng suất làm việc, thậm chí là biến dạng khớp… Do vậy, nếu có triệu chứng đau tăng lên khi tập luyện, khó khăn khi vận động, khớp phát ra tiếng kêu lục cục cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Những lưu ý cho người đau khớp gối khi tập thể dục
Để có thể hỗ trợ khắc phục chứng đau khớp gối được tốt hơn, đồng thời tránh những rủi ro phát sinh, khi tập thể dục bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau đây:
Lựa chọn bài tập
Khi có hệ xương khớp khỏe mạnh, bạn có thể thoải mái chọn lựa những bài tập hay bộ môn thể thao mà mình yêu thích. Nhưng nếu khớp gối đang gặp vấn đề, bạn nên lưu ý đến việc lựa chọn bài tập.
Chỉ nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đủ để hỗ trợ cải thiện vận động khớp gối và tăng cường sức mạnh của mô cơ xung quanh. Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… là những lựa chọn mà bạn có thể tham khảo.
Cần tránh những bài tập hay bộ môn thể thao tạo quá nhiều áp lực hay đòi hỏi khớp gối phải di chuyển nhiều. Điển hình như chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền… là những bộ môn mà bạn nên tránh.
Vấn đề khởi động
Để hạn chế rủi ro phát sinh, trước mỗi lần tập thể dục, bạn hãy dành ra ít nhất 10 phút cho việc khởi động. Nên chú trọng hơn đến các động tác khởi động dành riêng cho khớp gối.
Việc khởi động sẽ khiến cho khớp được giãn ra, tránh được các vấn đề như co cứng hay chuột rút khi tập luyện. Đặc biệt, nó còn giúp khớp hoạt động được bền hơn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
Cường độ tập luyện
Đây cũng chính là vấn đề mà những người bị đau khớp gối cần hết sức chú ý. Bạn cần bắt đầu các bài tập với cường độ từ nhẹ đến vừa. Nếu tập luyện với cường độ mạnh sẽ rất dễ phát sinh rủi ro, thường gặp nhất là chấn thương ngay tại khớp gối.
Thời gian đầu cần tập luyện với cường độ chậm để cơ thể làm quen dần. Sau đó bạn có thể từ từ tăng lên, tuy nhiên phải phù hợp với sức chịu đựng của bản thân. Đừng tạo quá nhiều áp lực cho khớp gối khi tập luyện.
Thời gian tập luyện
Khi xương khớp khỏe mạnh, mỗi ngày bạn có thể dành ra cả vài tiếng đồng hồ cho việc tập luyện tùy vào thể lực. Tuy nhiên, nếu khớp gối đang bị đau thì cần chú ý hơn. Việc luyện tập trong thời gian dài sẽ khiến cho tổn thương khớp nghiêm trọng hơn.
Các chuyên ra xương khớp cho rằng, những người bị đau khớp gối chỉ nên tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày. Thời gian tập có thể tăng dần lên khi khớp gối dần cải thiện.
Trong lúc tập, nếu khớp gối có dấu hiệu đau nhức hay tê mỏi hơn thì nên ngừng lại. Dù việc tập luyện chỉ mới bắt đầu bạn cũng đừng nên cố gắng tiếp tục. Có thể massage hay tác dụng nhiệt để giúp giảm đau. Và chỉ bắt đầu tập luyện trở lại khi những cơn đau chấm dứt.
Tình trạng và triệu chứng bệnh của mỗi người sẽ khác nhau, do vậy, đừng ngần ngại mà hãy chat ngay với chuyên gia của chúng tôi để biết cách sử dụng sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất tại đây nhé. Chúc các bạn sớm khỏe!
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.