Đau khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    13/11/23

    Đau khớp gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thụ động, lười rèn luyện sức khỏe. Bạn không nên chủ quan với triệu chứng này vì nó có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.

    5/5 - (15 bình chọn)

    1. Tìm hiểu về cấu trúc của khớp gối

    Muốn xác định được chính xác nguy cơ khiến khớp gối đau nhức, chúng ta cần phải hiểu được khớp này được cấu tạo như thế nào.

    Theo thông tin về giải phẫu y học, khớp gối gồm những bộ phận sau:

    1.1. Phần xương

    Cấu trúc xương ở khớp gối có 3 phần là xương bánh chè, xương lồi cầu đùi và mâm chày. Xương khớp gối đảm nhiệm vai trò chống đỡ trọng lượng cơ thể và giúp khung xương được ổn định.

    Cấu tạo khớp gối

    Cấu tạo khớp gối

    1.2. Phần sụn

    Sụn khớp gối được phân bố ở đầu dưới xương đùi, sụn ở đầu trên xương chày, sụn ở mặt sau của xương bánh chè, sụn ở mặt khớp xương đùi và xương chày.

    Phần sụn này có chức năng giảm ma sát giúp khớp gối hoạt động linh hoạt, trơn tru khi đi lại, duỗi chân, đứng lên ngồi xuống.

    1.3. Phần mềm

    Phần mềm khớp gối gồm phần mềm trong khớp gối và phần mềm nằm ngoài khớp gối. Phần mềm nằm trong khớp chính là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Phần mềm nằm ngoài khớp gối là dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, gân và cơ.

    Phần mềm khớp gối đảm nhiệm chức năng gắn kết các xương lại với nhau. Đồng thời, phần mềm giữ cho khớp gối vững chắc, giúp khớp hoạt động linh hoạt, nhẹ nhàng.

    2. Đau khớp gối là bệnh gì?

    Khớp đầu gối nối đùi và phần chân dưới, bao gồm hai khớp: một ở giữa xương đùi và xương chày, một ở giữa xương đùi và xương mác (theo wiki).

    Đầu gối là khớp lớn nhất và cũng là một trong những khớp quan trọng nhất của cơ thể. Nó phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên đây là bộ phận dễ bị đau nhức, lâu dần dẫn tới thoái hóa.

    Đau đầu gối ở người trẻ

    XEM THÊM CHỦ ĐỀ ĐAU KHỚP GỐI:

    3. Triệu chứng đau khớp gối ở người trẻ

    Những người bị đau khớp gối đều gặp phải những triệu chứng sau:

    3.1. Đau nhức khớp

    Đau nhức khớp gối là vấn đề phổ biến nhất mà hầu hết người bệnh đều gặp phải. Khi gặp tình trạng này, nhiều người chủ quan xem đó là dấu hiệu nhức mỏi thông thường.

    Cơn đau nhức ở đầu gối xuất hiện khi bạn đi lại, đứng lâu hoặc khi thời tiết thay đổi. Tình trạng đau nhức xảy ra nhiều vào mùa mưa và mùa lạnh. Nhiều trường hợp dù đang ở trạng thái nghỉ ngơi, không vận động vẫn bị cơn đau nhức khớp gối ập tới.

    Hiện tượng đau đầu gối còn xuất hiện khi bạn co chân, duỗi thẳng chân giữ những tư thế này trong thời gian dài.

    Triệu chứng đau khớp gối

    3.2. Cứng khớp, khó vận động

    Bên cạnh nhức mỏi đầu gối, một số trường hợp còn cảm nhận cứng khớp cục bộ do giữ lâu một tư thế hoặc cứng khớp vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy.

    Giai đoạn sớm, việc xoa nắn khớp có thể giúp bạn cử động trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, hoặc ở giai đoạn nặng thì có thể hạn chế khả năng vận động.

    3.3. Đau đầu gối kèm sưng hoặc không sưng

    Nhiều trường hợp xuất hiện cơn đau đầu gối không rõ nguyên nhân. Có những trường hợp đau nhưng không sưng, không nóng đỏ. Ngược lại, một vài trường hợp thì có biểu hiện nóng, đỏ, sưng kèm đau nhức. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm khớp, cần thận trọng.

    Xem thêmThoái hoá khớp gối là gì? – Đi tìm nguyên nhân và cách điều trị 

    4. Nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi

    Do thói quen sinh hoạt, đặc thù công việc, bệnh lý về xương khớp nên hiện nay đau khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi.

    4.1. Làm việc nặng nhọc

    Thường xuyên phải mang vác nặng và đứng lâu đã tạo sức ép rất lớn lên vùng khớp gối. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho vùng xương sụn bị tổn thương gây đau nhức.

    4.2. Thừa cân, béo phì

    Với lối sống thụ động, lười tập thể dục thể thao của giới trẻ hiện nay dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Khi đó toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn lên 2 khớp gối. Về lâu dài, lớp sụn chêm sẽ bị bào mòn dần, dẫn đến đầu gối bị nhức khi di chuyển.

    Thừa cân, béo phì có thể gây áp lực lên khớp gối dẫn đến đau nhức khớp gối

    Thừa cân, béo phì có thể gây áp lực lên khớp gối dẫn đến đau nhức khớp gối

    4.3. Chấn thương

    Nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi còn là do ảnh hưởng trong quá trình chơi thể thao. Khớp gối phải chịu áp lực lớn từ cơ thể và vận động với cường độ cao, kéo dài hoặc thay đổi động tác đột ngột. Từ đó có thể dẫn đến chấn thương dây chằng, gây trật khớp.

    Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị chấn thương ở đầu gối như trật khớp, viêm khớp dây chằng, gãy xương…  Từ đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và xuất hiện đau nhức ở đầu gối.

    4.4. Yếu tố di truyền

    Nếu trong gia đình có người bị đau nhức xương khớp, cụ thể là khớp gối thì bạn cũng có nguy cơ cao bị căn bệnh này. Vì một số gen có nhiệm vụ tạo sụn khớp trở nên kém, dẫn đến xương khớp bị thoái hóa sớm hơn.

    >> Đừng bỏ lỡ: Đau khớp gối ở người già – là con cái phải biết thông tin này?

    5. Đau khớp gối ở người trẻ tuổi cảnh báo bệnh gì?

    Đau khớp gối nếu diễn biến nặng có thể là dấu hiệu cảnh báo một trong những bệnh lý về xương khớp như:

    5.1. Khô khớp gối

    Tình trạng đau nhức có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh khô khớp gối. Nguyên nhân là do chất dịch bôi trơn đầu sụn tại khớp bị giảm dần, bào mòn dần theo thời gian.

    Nếu không phát hiện kịp thời, các khớp gối sẽ bị khô đến mức không còn dịch bôi trơn, gây ra cơn đau dữ dội hơn.

    Click xem thêmKhô khớp gối – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

    5.2. Thoái hóa khớp gối

    Nếu bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn. Nguyên nhân là do sụn khớp bị bào mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, xương đùi và xương chày cọ xát vào nhau khi vận động.

    Các cơn đau của bệnh này sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh cử động, thời tiết thay đổi. Đặc biệt bệnh nhân sẽ có biểu hiện cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

    Thoái hóa khớp gối có thể gây ra triệu chứng đau nhức khớp gối

    Thoái hóa khớp gối có thể gây ra triệu chứng đau nhức khớp gối

    5.3. Viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau ở khớp gối khiến người bệnh đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn. Từ đó gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động và có thể dẫn tới tàn phế.

    5.4. Bệnh gout

    Lối sống thụ động, sử dụng nhiều rượu, bia và chế độ ăn uống quá nhiều chất đạm là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gút. Cơn đau do bệnh gút gây ra thường gặp ở khớp gối, ngón chân, cổ chân, khớp bàn tay kèm theo triệu chứng sưng, nóng, đỏ.

    5.5. Loãng xương

    Nếu như trước đây loãng xương là căn bệnh của người già thì giờ đây người trẻ cũng có thể bị mắc bệnh này. Nguyên nhân là do yếu tố di truyền, ăn uống thiếu dinh dưỡng…từ đó làm mật độ xương giảm, xương yếu dần và rất dễ bị gãy

    5.6. Gai khớp gối

    Gai khớp gối là tình trạng gai mọc ở các phần khớp gối, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức khó chịu ở phần đầu gối, đi lại khó khăn. Trường hợp nặng do biến chứng của gai khớp gối có thể khiến người bệnh mất khả năng di chuyển, phải ngồi xe lăn.

    Gai khớp gối cũng là tình trạng phổ biến hiện nay ở người trẻ

    Gai khớp gối cũng là tình trạng phổ biến hiện nay ở người trẻ

    5.7. Viêm khớp gối

    Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Khi đó, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều. Việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và vận động khó khăn.

    5.8. Viêm gân bánh chè

    Viêm gân bánh chè là tổn thương có ảnh hưởng đến dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Bệnh này thường xảy ra ở vận động viên hoặc những người chơi thể thao, thích vận động. Do tình trạng quá tải của gối khi vận động liên tục, kéo dài, khởi động không kỹ trước khi chơi.

    5.9. Viêm bao hoạt dịch khớp gối

    Bao hoạt dịch thường nằm ở vị trí xung quanh vai, hông, khuỷu tay hoặc đầu gối, bàn chân. Nó có vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp và gân, da.

    Viêm bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng viêm, sưng, đỏ của một túi chứa dịch lỏng ở khớp gối. Khi người bệnh bị đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý này.

    5.10. Tràn dịch khớp gối

    Nếu xuất hiện những cơn đau nhức, tê cứng vùng đầu gối hoặc khó cử động thì bạn nên cảnh giác với bệnh tràn dịch khớp gối. Đây là một bệnh lý xảy ra do tình trạng dịch nhiều lên bất thường và thay đổi tính chất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

    5.11. Lao xương khớp

    Lao xương khớp phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu đựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao.

    6. Khớp gối đau đến mức độ nào cần gặp bác sĩ?

    Nếu chỉ là những cơn đau ở mức độ nhẹ thì người trẻ tuổi rất dễ bỏ qua. Tuy nhiên, nếu có một trong những dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

    6.1 Nghe thấy tiếng động phát ra tại khớp gối

    Tại thời điểm bị đau hoặc gặp chấn thương tại khớp gối, nếu bạn nghe thấy tiếng động đồng thời phát ra thì không nên đứng dậy ngay. Lấy hai tay đỡ lấy phần đầu gối đang bị chấn thương rồi nhẹ nhàng cử động duỗi thẳng chân ra.

    Nếu có cảm giác đau và không thể di chuyển được cần nhờ người đưa đến bệnh viện kiểm tra.

    6.2. Bị đau quá nặng

    Trường hợp bạn bị trật khớp, gãy chân, viêm bao hoạt dịch… không nên tự điều trị mà nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và chuẩn đoán điều trị kịp thời.

    6.3. Đầu gối không di chuyển

    Đầu gối viêm, sưng, đau đến mức không thể di chuyển và cử động được thì đã đến lúc bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

    6.4. Đi khập khiễng

    Đau ở mức độ nhẹ và vẫn có thể đi khập khiễng được, bạn có thể dùng đá chườm lên đầu gối để giảm sưng, đau. Nếu sưng, nhức bên trong xương nhiều ngày và đi lại rất khó khăn thì bạn không nên chủ quan nữa, nên đi thăm khám để điều trị.

    7. Đau khớp gối ở người trẻ có nguy hiểm không?

    Đau khớp gối do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng này chỉ đơn thuần do người bệnh hoạt động nhiều (chơi thể thao, chạy hoặc đi lại nhiều…) hay tác động từ bên ngoài (ngã, chấn thương…) thì không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu đau đầu gối là triệu chứng cảnh báo bệnh lý xương khớp như thoái hoá khớp, viêm khớp, bệnh gout… Lúc này người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám và điều trị tích cực. Bởi, đây là những bệnh lý xương khớp có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

    8. Phương pháp chẩn đoán đau khớp gối

    Để tìm ra nguyên nhân khiếp khớp gối bị đau nhức, các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật sau:

    8.1. Chụp Xquang

    Thông qua phim chụp Xquang, bác sĩ sẽ xác định được chính xác khớp gối có bị chấn thương hay không. Đồng thời, chẩn đoán được xương khớp gối, sụn khớp có bị tổn thương không.

    8.2. Chụp cộng hưởng từ MRI

    Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp bằng sóng từ trường, sóng radio đem đến hình ảnh sắc nét nhất. Từ đó, giúp bác sĩ chẩn đoán hội chứng đau khớp gối chính xác.

    Chụp cộng hưởng từ MRI được đánh giá là có kết quả thăm khám cao hơn so với phương pháp siêu âm, chụp cắt lớp CT…

    8.3. Kiểm tra dịch khớp

    Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng chọc hút dịch trong khớp gối. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ nắm được dịch khớp có thay đổi không. Bởi, nếu dịch khớp thay đổi thì đó là biểu hiện của bệnh lý. Mỗi màu sắc sẽ đánh giá mức độ viêm và bệnh lý khác nhau.

    Quá trình kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng là cơ sở giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý chính xác. Từ đó, bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất. Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng đau khớp gối bất thường hãy đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

    9. Đau khớp gối khám, chữa ở đâu?

    Đau khớp gối có thể khám tại các bệnh viện tuyến huyện hoặc tỉnh. Tuy nhiên, nếu trường hợp đau khớp gối do bệnh lý và có triệu chứng nghiêm trọng. Người bệnh có thể tìm hiểu các bệnh viện tuyến trung ương. Hà Nội và TP.Hồ Chí Mình là 2 thành phố trực thuộc trung ương tập trung nhiều bệnh viện có chuyên khoa xương khớp uy tín. Nếu bạn đang băn khoăn không biết kiểm tra đau khớp gối ở bệnh viện nào tốt, hãy tham khảo một số địa chỉ uy tín dưới đây.

    Hà Nội TP.HCM
    ✅ Bệnh viện Việt Đức

    Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    ✅ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

    Số 929 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP.HCM

    ✅ Bệnh viện Bạch Mai

    Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội

    ✅ Bệnh viện Chợ Rẫy

    Số 201B Nguyễn Chí Thanh, P.5, Q.11, TP.HCM

    ✅ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

    Địa chỉ: Số 1, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

    ✅ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

    Cs1: Số 215 đường Hồng Bàng, P11. Q5, TP.HCM

    CS2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, P11, Q5, TP.HCM

    CS3: 221B Hoàng Văn Thụ, P8, Q Phú Nhuận, TP.HCM

    ✅ Bệnh viện Quân y 103

    Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội

    ✅ Bệnh viện Nhân sân 115

    Số 527 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, TP.HCM

    ✅ Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô

    Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội

    ✅ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

    Số468 Nguyễn Trãi, P.8, Q.5, TP.HCM

    10. Cách chữa đau khớp gối ở người trẻ tuổi

    Việc điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi giúp cải thiện các triệu chứng đi kèm, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm. Những phương pháp dưới đây thường được áp dụng cho người trẻ tuổi bị đau nhức khớp gối.

    10.1. Đau khớp gối uống thuốc gì?

    Các loại thuốc điều trị đau khớp gối chủ yếu là giảm đau, chống viêm, giãn cơ, ngăn ngừa quá trình lão hoá. Đồng thời, giúp người bệnh sớm phục hồi chức năng vận động khớp.

    Tuỳ vào từng nguyên nhân cũng như triệu chứng gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau khớp gối:

    Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Tramadol… là những thuốc giảm đau không kê đơn thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Liều lượng tuỳ thuộc vào tình trạng đau khớp gối của người bệnh.

    Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Aspirin, Celcoxib, Diclofenac… có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt. Tuy nhiên, các loại thuốc này sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…

    – Thuốc bôi ngoài da: Loại thuốc này thường được bôi ngoài da ngày 2 – 3 lần. Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, ít tác dụng phụ.

    Tiêm thuốc Corticoid: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc tiêm trực tiếp tại khớp. Thuốc giúp giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tiêm phải cân nhắc kỹ và thực hiện đúng thời gian của liệu trình. Nếu lạm dụng và tiêm không đúng cách có thể gặp biến chứng nguy hiểm như teo cơ, hoại tử, teo da…

    Thận trọng khi tiêm Corticoid

    */Lưu ý: Hầu hết các loại thuốc tây kể trên đều có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần biết sử dụng thuốc tây đúng, đủ liều. Không lạm dụng, vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ.

    10.2. Điều trị vật lý trị liệu

    Với phương pháp điều trị vật lý trị liệu, các chuyên gia sẽ áp dụng những thủ thuật sau:

    10.2.1. Liệu pháp làm lạnh

    Bác sĩ sẽ đặt miếng gạc lạnh hoặc khăn ướp lạnh lên trên gối. Dưới tác động của hơi lạnh, tình trạng sưng và đau đầu gối sẽ dịu đi. Phương pháp làm lạnh cũng phù hợp với tình trạng viêm khớp cấp tính có biểu hiện sưng, tấy, đỏ.

    10.2.2. Liệu pháp làm nóng

    Ngược lại với làm lạnh, liệu pháp làm nóng sẽ dùng miếng đệm nóng đặt lên khớp gối. Nhiệt độ nóng làm tăng lưu lượng máu đến khớp gối giúp giảm độ cứng và cảm giác đau nhức.

    Chúng ta chỉ nên áp dụng phương pháp làm nóng khi khớp đã hết sưng, viêm. Đặc biệt, không chườm nóng với những trường hợp viêm cấp tính.

    10.2.3. Bài tập dưới nước

    Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng dưới nước, tạo điều kiện cho khớp gối được cử dộng. Qua đó, giúp khớp gối hoạt động trở lại bình thường, giảm dần các triệu chứng đau nhức, sưng viêm.

    Ngoài ra, các bài tập linh hoạt tăng độ dẻo cho khớp gối như đạp xe, bơi lội, đi lại cầu thang, chạy bước nhỏ cũng được bác sĩ áp dụng.

    10.3. Phẫu thuật

    Biện pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau khớp gối do chấn thương hoặc bệnh lý xương khớp nghiêm trọng.

    Phẫu thuật có tác dụng nhằm tái tạo lại dây chằng chéo, sử lại dụn chêm giúp người bệnh đi lại dễ dàng.

    11. Hỗ trợ giảm đau khớp gối, tái tạo sụn khớp bằng tinh chất thiên nhiên

    Để giảm đau nhức khớp gối, giảm viêm, cải thiện khả năng vận động khớp, người bệnh có thể tham khảo các tinh chất thiên nhiên như Kollagen II-xs, Glucosamine, AKBAMAX… Đây là những tinh chất đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng tác dụng tốt với xương khớp, trong đó có đau khớp gối.

     11.1. Glucosamine – Hỗ trợ giảm đau, tăng sinh dịch khớp

    Glucosamine được tổng hợp tự nhiên từ glucose, có ở hầu hết các mô trong cơ thể. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân hay tuổi cao khả năng tổng hợp hoạt chất này càng giảm. Việc thiếu hụt Glucosamine khiến khớp xương đau nhức, khô cứng khớp.

    Nhằm bổ sung Glucosamine cho cơ thể, y học đã tạo nên các chế phẩm Glucosamine được chiết xuất từ nấm, mô động vật, đặc biệt là vỏ cua, tôm. Theo nghiên cứu, hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân huỷ bởi enzyme. Đồng thời, Glucosamine giúp giảm đau cho bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, làm chậm quá trình thoái hoá khớp.

    Nghiên cứu, chứng minh lâm sàng cũng cho thấy Glucosamine kích thích sản sinh mô liên kết với xương, tăng sinh chất nhầy của dịch khớp, tăng khả năng bôi trơn của khớp.

    Tinh chất thiên nhiên giúp xương khớp chắc khỏe

    Tinh chất thiên nhiên giúp xương khớp chắc khỏe

    11.2. AKBAMAX – Hỗ trợ giảm triệu chứng sưng, viêm, đau nhức

    Hoạt chất AKBAMAX được chiết xuất từ cây nhũ hương. Theo nghiên cứu, AKBAMAX có tác dụng ức chế quá trình tự miễn, giảm viêm khớp, làm chậm quá trình tổn thương sụn khớp.

    Ngoài ra, nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy hoạt chất này hỗ trợ giảm đau, giảm viêm hiệu quả đối với người bệnh xương khớp.

    11.3. Kollagen II – xs

    Hoạt chất được chiết xuất từ sụn ức gà non từ  6 – 8 tuần tuổi bằng công nghệ tách nước độc quyền của Mỹ.

    Kollagen II-xs chứa Collagen type 2, Chondroitin, Acid hyaluronic. Hoạt chất có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn quá trình phá huỷ sụn khớp, thúc đẩy tái tạo sụn khớp. Đồng thời, hỗ trợ giảm đau, chống viêm và tăng cường khả năng vận động của khớp.

    Cả 3 hoạt chất này đã được chứng minh lâm sàng và ứng dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm xương khớp trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều công ty dược uy tín cũng đã ứng dụng vào sản xuất sản phẩm chăm sóc xương khớp, người dùng có thể tìm hiểu.

    12. Hướng dẫn cách khắc phục đau khớp gối ở người trẻ tại nhà

    12.1. Kiểm soát cân nặng

    Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì việc kiểm soát cân nặng là việc làm đơn giản và dễ dàng nhất để ngăn chặn các cơn đau mỏi khớp gối. Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh kiêng khem quá mức hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.

    12.2. Hạn chế mang giày cao

    Đặc biệt đối với nữ giới, giày dép cao có ảnh hưởng rất lớn đến khớp đầu gối. Vì vậy, việc chọn một đôi giày vừa chân và có độ cao vừa phải sẽ giúp duy trì cân bằng cấu trúc chân và khớp gối, ngăn ngừa các chấn thương ở vùng này.

    Hạn chế mang giày cao gót

    Hạn chế mang giày cao gót

    12.3. Tập luyện thể dục thể thao

    Tập thể dục với cường độ hợp lý không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn củng cố sự vững chắc cho các cơ bắp xung quanh đầu gối, giảm đau đáng kể cho người trẻ.

    Trước khi tập nên khởi động làm nóng cơ thể, thực hiện các động tác kéo giãn các cơ trước và sau bắp đùi nhằm giảm áp lực lên dây chằng và đầu gối. Khi tập luyện tránh cong khớp gối quá 90 độ hoặc xoay vặn khớp quá mức.

    12.4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như omega-3 (cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ…). Và các hoạt chất glucosamin và chondroitin, vitamin C kháng viêm (chanh, cam, dứa, đu đủ…) giúp người bệnh bớt đau và ngăn ngừa biến chứng.

    Hy vọng bài viết đau khớp gối ở người trẻ tuổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị có thể giúp bạn phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm. Bạn có thể gọi điện cho chúng tôi theo hotline 0343 44 66 99 nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.

    >>> VIDEO ĐỀ XUẤT: TRẺ HÓA BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP! NGƯỜI TRẺ CẦN CHÚ Ý

    Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, bệnh cơ xương khớp ngày càng trẻ hóa, không chỉ dừng lại ở những đối tượng người cao tuổi mà những người trẻ từ 30 tuổi trở đi đã bắt đầu bị đau xương khớp. Vậy nguyên nhân do đâu, người trẻ cần chú ý những gì? Hãy tham khảo ngay video dưới đây!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau lưng ở dân văn phòng ngày càng phổ biến – Đâu là cách xử lý? 24/10/24
      Đau lưng ở dân văn phòng đang ngày càng phổ biến. Tình trạng này dẫn tới những hệ lụy với…
      4 bài tập tốt cho xương khớp tại nhà mùa cách ly xã hội 14/04/20
      Trong thời gian cách ly xã hội, dù không được tới phòng gym, yoga hay ra công viên thì bạn…
      Chân tay buồn bực là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? 30/08/19
      Rất nhiều người gặp phải cảm giác bứt rứt, buồn bực chân tay về đêm mà không biết nguyên nhân…
      Viêm bao hoạt dịch khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị? 28/10/23
      Viêm bao hoạt dịch nằm trong số những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường…
      Xem thêm