Lỏng khớp gối là hiện tượng khớp gối lỏng lẻo khi tổn thương dây chằng chéo phía trước do chấn thương thể thao hoặc tai nạn trong lao động. Tình trạng này rất khó phục hồi nếu không có sự can thiệp kịp thời và hợp lý. Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng này?
1. Cấu tạo và chức năng của khớp gối
Theo cấu tạo, khớp gối gồm 4 thành phần cơ bản sau:
- Cấu trúc xương: Xương lồi cầu đùi, xương bánh chè, xương mâm chày.
- Lớp sụn bao bọc đầu xương
- Hệ thống dây chằng bên: Nằm ở ngoài khớp gối, gồm dây chằng bên trong và bên ngoài. Chúng thực hiện nhiệm vụ giữ khớp gối ổn định khi chuyển động xoay hoặc xoắn vặn.
- Hệ thống dây chằng chéo: Nằm ở trong khớp gối, bao gồm dây chằng chéo trước và chéo sau. Hai dây chằng này bắt chéo với nhau tạo thành hình chữ X giúp đan chặt cố định khớp xương, gân, cơ ở đầu gối. Từ đó, giúp chúng không bị trượt ra trước hay sau quá mức.
Với cấu tạo này, khớp gối thực hiện chức năng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, hỗ trợ di chuyển, đi lại. Tuy nhiên, khớp gối lại khá lỏng lẻo nên quá trình tập luyện, vận động rất dễ tổn thương. Có thể kể đến như trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng chéo, lỏng khớp gối… Trong đó, lỏng khớp gối là chấn thương dễ gặp nhất.
2. Lỏng khớp gối là gì?
Lỏng khớp gối hiểu đơn giản là tình trạng khớp gối bị lỏng lẻo. Nguyên nhân có thể là do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, ảnh hưởng bệnh lý thoái hóa khớp gối…
Khi khớp gối lỏng người bệnh có cảm giác khó đứng trụ vững chắc một chân, đi lại dễ vấp té, đứng yếu. Nghiêm trọng hơn là gặp phải biến chứng teo cơ, bại liệt. Vì vậy, việc điều trị sớm khi khớp gối lỏng là rất quan trọng và cần thiết.
Đau khớp gối ở người trẻ – Chuyên gia phân tích nguyên nhân khiến nhiều người bất ngờ
3. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lỏng khớp gối. Cụ thể:
3.1. Chấn thương dây chằng ở đầu gối
Đây là nguyên nhân hay gặp phải nhất, do chấn thương trong sinh hoạt, lao động hay chơi thể thao, thay đổi tư thế đột ngột… Đặc biệt, nhiều trường hợp bị giãn, đứt hoặc rách dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau hoặc giữa khiến khớp gối lỏng lẻo nghiêm trọng.
3.2. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối khiến lớp sụn trong khớp gối có biểu hiện bị ăn mòn, tổn thương, gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy và giảm dịch nhờn (chất bôi trơn khớp). Khi khớp gối thoái hóa nặng có thể khiến cho ổ khớp bị lỏng lẻo và thiếu linh hoạt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
Thoái hoá khớp gối là gì? – Bệnh lý có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa
3.3. Hội chứng người dẻo bẩm sinh GJH (Gerneralised Joint Hypermobility)
Thông thường, những người có khớp xương lỏng lẻo bẩm sinh không gây ra vấn đề nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên một số người có thể gặp các hiện tượng trật khớp, bong gân cao hơn.
3.4. Tổn thương xương bánh chè
Xương bánh chè là phần xương nhỏ (trước khớp gối và trước đầu dưới xương đùi) có chức năng bảo vệ khớp gối. Đồng thời, phối hợp với khớp gối thực hiện cử động co duỗi chân. Vì vậy, trong trường hợp tổn thương xương bánh chè cũng là yếu tố tăng nguy cơ lỏng khớp gối.
3.5. Làm việc, vận động quá sức
Mang vác vật nặng, chơi thể thao, tập luyện thể dục với cường độ cao sẽ tạo áp lực lớn lên đầu gối. Lâu dần, khớp gối dễ bị lỏng lẻo, mất ổn định và có nguy cơ thoái hóa.
3.6. Lão hóa
Quá trình lão hóa tự nhiên cũng góp phần gây lỏng khớp gối. Khi tuổi tác tăng, sự mòn, thoái hóa của mô xương và sụn khớp là khó tránh khỏi. Điều này có thể làm mất tính ổn định và lỏng khớp gối.
3.7. Một số bệnh lý tiềm ẩn
Các bệnh lý này có thể là nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng lỏng gối, lỏng đầu gối:
- Hội chứng Down
- Rối loạn chức năng khớp (là rối loạn phát triển xương di truyền)
- Hội chứng Ehlers-Danlos (hội chứng di truyền ảnh hưởng tới độ đàn hồi của xương khớp)
- Hội chứng Marfan (rối loạn mô liên kết)
- Hội chứng Morquio (rối loạn di truyền ảnh hưởng tới trao đổi chất)
4. Triệu chứng
Để xác định bạn có bị lỏng khớp gối hay không, có thể dựa vào một số dấu hiệu cơ bản sau:
4.1. Cảm nhận sưng nhẹ
– Ban đầu có biểu hiện đầu gối sưng nhẹ, không có cảm giác đau hoặc đau rất ít. Cảm giác này sẽ thuyên giảm hoặc biến mất sau đó. Tuy nhiên, triệu chứng sưng này giảm hoặc biến mất sau một thời gian.
4.2. Hạn chế khả năng đi lại, dễ té ngã
Chân có cảm giác yếu, khi cử động hoặc đi lại. Khi chay nhanh, người bệnh có cảm giác ríu chân, dễ té ngã.
Gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang, leo dốc. Sự nhanh nhẹn bình thường giảm sút, thay vào đó là khó điều khiển đôi chân theo ý muốn.
4.3. Mất thăng bằng
Khó giữ cơ thể thăng bằng khi đứng hoặc đi lại. Nguyên nhân là do khớp gối không ổn định khiến cho việc di chuyển không theo ý muốn.
4.4. Khớp gối dễ bị trượt
Khớp gối dễ bị trẹo sang 1 bên khi di chuyển trên địa hình gồ ghề, thiếu bằng phẳng.
Nếu đứng bằng một chân, bên khớp gối lỏng sẽ rất khó đứng vững.
Khi xuất hiện những triệu chứng này sẽ gây ra khó khăn khi di chuyển, vận động ở người bệnh. Thậm chí, nhiều trường hợp còn mất kiểm soát khi đi lên, xuống cầu thang. Đối với các vận động viên thì giảm sút hiệu quả vận động như chạy, nhảy, sút bóng…
Nếu đang gặp những dấu hiệu này thì hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
5. Đối tượng có nguy cơ bị lỏng khớp gối
Những người có nguy cơ bị lỏng lẻo khớp gối có thể kể đến như:
- Người chơi những môn thể thao mang tính đối kháng cao như: Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu vợt, cầu lông…
- Vận động viên điền kinh bán chuyên hoặc chuyên nghiệp.
- Người có thể trạng kém linh hoạt hoặc cơ bắp yếu.
- Người đi giày dép không vừa chân, quá rộng hoặc quá chật.
- Người có lịch sử chấn thương đầu gối hoặc dây chằng chéo từ trước.
- Người có tiền sử bị bệnh thoái hóa khớp gối hoặc gặp vấn đề về đầu gối.
6. Lỏng khớp gối có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ phần triệu chứng, lỏng khớp gối khiến người bệnh đi lại khó khăn, dễ té ngã dù chỉ đang đi lại bình thường hoặc gặp viên đá, bụi cỏ. Không dừng lại ở đó, theo thời gian tình trạng này còn khiến chân mất dân cảm giác, thậm chí có thể bị teo cơ, mất dần chức năng vận động.
Lỏng khớp gối mặc dù không phải là bệnh lý xương khớp nhưng mức độ ảnh hưởng thì vô cùng nghiêm trọng. Do đó, việc đến cơ sở thăm khám khi xuất hiện triệu chứng đau nhức, bất thường ở khớp gối là vô cùng quan trọng.
>> Tìm hiểu thêm: 5 nguyên nhân tràn dịch khớp gối và cách phòng ngừa hiệu quả nhất\
7. Chẩn đoán
7.1. Khám lâm sàng
Để chẩn đoán lỏng khớp gối chính xác, trước tiên bác sĩ sẽ thăm hỏi người bệnh về những nội dung sau:
– Triệu chứng người bệnh mắc phải là gì?
– Khả năng di chuyển, đi lại có tốt không?
– Chân đi lại có dễ bị té ngã hay vấp không?
– Có gặp chấn thương đầu gối hay mắc các bệnh về thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối hay không?
Sau khi nắm được thông tin cơ bản về tình trạng khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một vài xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng.
7.2. Chẩn đoán hình ảnh
– Chụp Xquang: Phương pháp cần thiết cho những trường hợp nghi ngờ trật khớp hoặc chấn thương khớp gối.
– Chụp CT: Phương pháp sử dụng tia X để thu thập hình ảnh lát cắt. Chụp CT được chỉ định nhằm đánh giá các tổn thương xương, phân loại thương tổn.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp giúp phát hiện các tổn thương gân, cơ, sụn chêm và dây chằng kèm theo để đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm phương pháp siêu âm, xét nghiệm.
8. Điều trị
Với những trường hợp khớp gối lỏng lẻo, đau nhức do chịu áp lực vận động, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc. Hạn chế mang vác vật nặng, tập luyện vừa đủ và nghỉ ngơi hợp lý.
Với những trường hợp đau nhức, lỏng lẻo khớp gối nghiêm trọng, hoặc do bệnh lý nào đó, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tây, vật lý trị liệu, thậm chí phẫu thuật.
8.1. Điều trị bằng thuốc Tây y
Với thuốc tây, tùy vào từng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Với trường hợp lỏng khớp gối gây đau nhức, các bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau. Có thể kể đến Paracetamol (giảm đau thông thường), nhóm thuốc Opioid (giảm đau trường hợp đau trung bình và nặng).
- Trường hợp sưng, viêm đầu gối, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, chống viêm như Ibuprofen, Naproxen… Loại thuốc này giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, từ đó giảm đau nhức hiệu quả.
Việc sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau phải hết sức cẩn thận. Bởi, nếu lạm dụng, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng gan, thận, dạ dày… Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều lượng.
8.2. Tiêm tái sinh trong trường hơp chấn thương dây chằng
Nếu ví các khớp là cánh cửa, lớp sụn là bản lề thì các dây chằng chính là ốc vít cố định bản lề, đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của đầu gối và dễ bị tổn thương khi vượt quá tải trọng và lực tác động lên.
Do đó khi khớp bị lỏng lẻo do chấn thương dây chằng, cũng giống như việc để cho mở cửa dễ dàng, bạn cần vặn lại ốc vít chắc chắn. Các bác sĩ có thể tiêm corticosteroid và axit hyaluronic hoặc NSAID để giảm triệu chứng ngắn hạn.
Tuy nhiên Cortiosteroid và NSAID đều có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do vậy, phẫu thuật sẽ được chỉ định trong quá trình điều trị bệnh.
>> Tìm hiểu thêm: Tiêm chất nhờn vào khớp gối tiềm ẩn nguy cơ gì?
8.3. Điều trị vật lý trị liệu
Người bệnh lỏng khớp gối cũng có thể tham khảo phương pháp vật lý trị liệu sau:
– Điện châm: Sử dụng dòng điện để kích thích cơ, tăng cường dòng máu trong vùng khớp gối.
– Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hiệu ứng nhiệt và cơ học trong mô mềm xung quanh khớp gối. Phương pháp này có tác dụng giảm viêm, giảm đau, tăng cường quá trình phục hồi.
– Tập luyện các bài tập vật lý trị liệu: Các bài tập luyện được thiết kế tăng cường cơ bắp quanh khớp gối giúp cải thiện sự ổn định và linh hoạt của khớp. Những bài tập này thường bao gồm tập tăng cường cơ bắp, tập giãn cơ, tập chống đẩy và tăng cường sức mạnh.
8.4. Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ giảm đau do lỏng khớp gối
8.4.1. Sử dụng lá lốt chữa lỏng khớp gối
Bài thuốc uống trong:
- Sắc 200g lá lốt tươi với 1 lít nước trong 10 phút
- Để nước thuốc còn ấm
- Chia đều làm 3-4 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chườm:
- Giã 20-30g lá lốt tươi cùng một ít muối hạt
- Sao nóng hỗn hợp
- Lấy vải bọc hỗn hợp và tiến hành chườm trực tiếp lên đầu gối.
Bài thuốc ngâm chân:
- Sử dụng cả thân, rễ, lá cây lá lốt nấu với 1,5-2l nước trong vòng 10 phút.
- Đổ ra chậu nhỏ, để nguội còn khoảng 50 độ C
- Tiến hành ngâm chân trong 20-30 phút giúp lưu thông máu tới các cơ, nuôi dưỡng khớp gối, hỗ trợ làm lành những tổn thương.
8.4.2. Chữa lỏng gối từ cây đinh lăng
Bài thuốc rễ đinh lăng
- Sử dụng 30g rễ đinh lăng thái lát mỏng
- Sao vàng và sắc cùng 2 lít nước đến khi nước thuốc còn lại một nửa
- Chia nhỏ nhiều lần uống hết trong ngày để tăng cường sự dẻo dai của xương khớp
Bài thuốc sử dụng kèm với các vị thuốc khác
- Sử dụng lá lốt, rễ cây xấu hổ, rễ đinh lăng mỗi loại 30g
- Lá lốt cắt khúc ngắn, phơi trong bóng râm tới khi hơi héo
- Đem sắc các vị thuốc với 1 lít nước trong vòng 30 phút
- Chia đều uống các buổi sáng, trưa, tối
8.4.3. Áp dụng bài thuốc từ cây ngải cứu
Bài thuốc uống:
- Sử dụng ngải cứu giã nát, vắt lấy nước cốt
- Trộn đều cùng 2 thìa mật ong nguyên chất
- Chia đều làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chườm:
- Lấy ngải cứu sao nóng cùng ½ chén muối hột
- Bọc hỗn hợp vào túi vải và tiến hành chườm nóng
8.5. Phẫu thuật
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nếu lỏng khớp gối do đứt dây chằng chéo, các triệu chứng ban đầu chưa rõ ràng do có sức cơ đùi bù đắp. Cho đến khi cơ đùi bị teo, suy yếu dần không đủ sức chống đỡ cho dây chằng chéo trước, các dấu hiệu của lỏng gối mới xuất hiện. Do vậy, khi bị chấn thương dây chằng chắc chắn sẽ kéo theo hiện tượng lỏng khớp gối nên các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật phục hồi chức năng khớp gối.
Các phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị lỏng khớp gối bao gồm:
– Phẫu thuật chỉnh hình: Bao gồm sửa chữa, tái tạo các cấu trúc bị tổn thương như sửa dây chằng, khâu sụn.
– Thay thế khớp gối: Trường hợp bệnh nghiêm trọng và không thể khắc phục bằng các phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.
– Lọc rửa khớp: Đây là phương pháp xử lý các chất lỏng nhiễm trùng được loại bỏ khỏi khớp gối. Quá trình này giúp giảm đau, cải thiện khả năng di chuyển và linh hoạt khớp gối.
9. Phòng tránh lỏng khớp gối
Để phòng ngừa lỏng khớp gối cũng như ngăn ngừa tình trạng khớp gối bị lỏng tiến triển, bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để tăng cường sức mạnh hệ xương khớp.
Cụ thể:
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi có trong sữa, trứng, cá…
- Bổ sung các loại rau xanh như các loại rau họ cải, rau cần, súp lơ…
- Tăng cường thực đơn giàu axit béo Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá tuyết…
- Thường xuyên sử dụng nước ép hoa quả giàu vitamin C, D, B, K
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, nội tạng động vật, thịt đỏ, các thực phẩm có chứa cholesterol cao
- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tăng cường hệ xương khớp bằng các động tác như đứng lên ngôi xuống, xoay khớp gối.
- Buổi tối trước khi đi ngủ có thể thực hiện động tác gập duỗi đầu gối
- Trước khi luyện tập nên khởi động kĩ để khớp gối được vận hành trơn tru
- Giữ ấm cho cơ thể, đăc biệt, chân và đầu gối, đặc biệt vào mùa đông do đầu gối chỉ được bao phủ bằng một lớp da, thiếu sự bảo vệ của bắp cơ, mỡ.
- Đi giày dép có độ cao phù hợp, hạn chế đi giày cao gót sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối
10. Những câu hỏi thường gặp về lỏng khớp gối?
Ngoài những nội dung nêu trên, vẫn còn một vài thắc mắc người bệnh băn khoăn, Ban biên tập xin được giải đáp như sau:
10.1. Lỏng khớp gối có tự khỏi được không?
Với những trường hợp lỏng khớp gối do hội chứng dẻo di truyền thường không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Một số trường hợp lỏng khớp mà không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì triệu chứng có thể thuyên giảm theo thời gian.
10.2. Khám, điều trị lỏng khớp gối ở đâu?
Người bệnh có thể thăm khám, điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hoặc cơ sở y tế uy tín gần nơi mình sinh sống. Với những trường hợp nghiêm trọng, việc điều trị tuyến huyện, tỉnh không đáp ứng được, người bệnh có thể tìm đến các bệnh viện tuyến trung ương. Hà Nội, TP.HCM là 2 thành phố tập trung nhiều bệnh viện tuyến đầu cơ xương khớp, người bệnh có thể tham khảo những địa chỉ uy tín sau:
Khám, điều trị lỏng khớp gối ở Hà Nội:
Bệnh viện | ĐỊA CHỈ |
✅ Bệnh viện Bạch Mai | ⭐ 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. |
✅ Bệnh viện E Hà Nội | ⭐ Số 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội |
✅ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | ⭐ Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội |
✅ Bệnh viện Việt Đức | ⭐ Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
✅ Bệnh viện Quân y 103 | ⭐ Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội |
Khám, điều trị lỏng khớp gối TP.HCM
Bệnh viện | ĐỊA CHỈ |
✅ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM | ⭐ Số 929 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP.HCM |
✅ Bệnh viện Chợ Rẫy | ⭐ Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM |
✅ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương | ⭐ 468 đường Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, TP.HCM |
✅ Bệnh viện Nhân dân 115 | ⭐ 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM |
✅ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM | ⭐ Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM.
⭐ Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM. ⭐ Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP HCM |
✅ Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh | ⭐ B1-B3-B5 781 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, TP.HCM |
Lỏng khớp gối không chỉ khiến việc đi lại, lên xuống cầu thang gặp khó khăn mà còn có nguy cơ bại liệt nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng bất thường ở khớp gối hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? – Chuyên gia gợi ý 19 thực phẩm bạn cần biết
- 9 cách chữa đau khớp gối bằng gừng – Chi tiết cách thực hiện và hiệu quả của từng bài thuốc
- Giải đáp đau khớp gối có đi bộ không? – Đọc xong nhiều người sẽ bất ngờ
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Nguyên nhân gây lỏng khớp gối
https://www.healthline.com/health/hypermobile-joints#causes - Phương pháp điều trị lỏng khớp gối
https://www.swfhealthandwellness.com/knee-joint-loose-hinge-repair-options-regenerative-injection-therapy/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.