Đau rễ thần kinh cột sống - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau rễ thần kinh cột sống – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    20/08/21

    Đau rễ thần kinh cột sống gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này, các biểu hiện nào để nhận biết và hướng điều trị ra sao? Câu trả lời sẽ có bài viết dưới đây.

    5/5 - (31 bình chọn)

    1. Đau rễ thần kinh cột sống là gì?

    Đau rễ thần kinh cột sống, còn được gọi là hội chứng rễ thần kinh hay hội chứng chèn ép rễ thần kinh. Dây thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu đến não. Rễ thần kinh có thể bị chèn ép bởi xương hoặc các tổ chức xung quanh. Điều này sẽ cản trở việc truyền dẫn tín hiệu, gây đau đi kèm các triệu chứng khác. Các vị trí thường gặp là đau rễ thần kinh cột sống cổ và đau rễ thần kinh cột sống thắt lưng.

    đau rễ thần kinh cột sống

    2. Dấu hiệu đau rễ thần kinh cột sống

    Tùy từng vị trí rễ thần kinh mà dấu hiệu bệnh sẽ xuất hiện khác nhau. Vùng rễ thần kinh chi phối sẽ là vùng chịu ảnh hưởng. Nhìn chung các triệu chứng bao gồm:

    • Đau nhức, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng và cột sống cổ
    • Đau dọc theo dây thần kinh. Do đó, các cơn đau sẽ lan sang cổ, vai, cánh tay, mông, chân.
    • Giảm khả năng cử động cột sống
    • Co cứng cơ bắp

    Các dấu hiệu theo từng rễ thần kinh bị tổn thương cụ thể là:

    • Rễ thần kinh C5: Đau dọc ngoài cánh tay, yếu cơ tay
    • Rễ thần kinh C6: Đau dọc mặt trước cánh tay, khó úp ngửa cẳng tay
    • Rễ thần kinh C7: Đau giữa cánh tay, khó gập cổ tay và duỗi ngón tay
    • Rễ thần kinh L4: Đau phía trước đùi, cẳng chân. Cơn đau có thể lan ra mắt cá chân, ngón chân giữa
    • Rễ thần kinh L5: Đau đùi, cẳng chân dưới, bàn chân, ngón chân cái và ngón chân giữa.
    • Rễ thần kinh S1: Đau cẳng chân, mắt cá chân, sau đùi. Cơ mông yếu.

    3. Nguyên nhân gây đau rễ thần kinh cột sống

    Nguyên nhân gây ra tình trạng này đến từ lối sống, chế độ dinh dưỡng hoặc các bệnh lý về xương khớp khác. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến.

    3.1. Thừa cân, béo phì

    Cột sống là nơi chịu lực, nâng đỡ cơ thể. Ở mức bình thường, cột sống và các tổ chức xung quanh nó sẽ làm việc ổn định. Nhưng khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép, cột sống sẽ phải chịu áp lực lớn hơn. Lâu dần đốt sống, đĩa đệm cột sống yếu đi, dễ bị tổn thương, tác động tới rễ thần kinh tại cột sống.

    béo phì gây đau rễ thần kinh cột sống

    Thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân gây bệnh

    3.2. Chấn thương

    Tác động ngoại lực lớn hoặc di chứng của chấn thương tại cột sống không được điều trị triệt để có thể là một nguyên nhân gây bệnh. Bạn dễ gặp phải các chấn thương trong sinh hoạt, tham gia giao thông, chơi thể thao.

    3.3. Thoát vị đĩa đệm

    Xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm tại đốt sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Lúc này nó sẽ chèn ép lên rễ thần kinh. Đây được coi là nguyên nhân chính gây đau rễ dây thần kinh cột sống.

    nguyên nhân chính gây đau rễ dây thần kinh cột sống

    Thoát vị đĩa đệm được coi là nguyên nhân chính

    3.4. Gai cột sống

    Canxi là thành phần không thể thiếu để làm nên sức khỏe của xương. Tuy nhiên sự lắng đọng quá mức canxi tại xương sống sẽ làm xuất hiện các gai xương. Những mỏm gai xương này sẽ chèn vào rễ thần kinh gây đau.

    3.5. Hẹp ống sống

    Ống sống là khoang rỗng để tủy sống và các rễ thần kinh đi qua. Khi ống sống bị thu hẹp sẽ chèn ép lên rễ thần kinh.

    Hẹp ống sống gây đau rễ thần kinh

    Ống sống bị thu hẹp sẽ chèn ép lên rễ thần kinh

    3.6. Lao cột sống

    Lao cột sống hay được biết với tên gọi khác là mục xương sống. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn lao theo máu hoặc hệ bạch huyết xâm nhập vào cột sống. Từ đó gây tổn thương đốt sống, ảnh hưởng tới rễ thần kinh.

    3.7. Nhiễm trùng

    Tuy không phổ biến nhưng nhiễm trùng cũng có khả năng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Các đốt sống hoặc đĩa đệm của cột sống có thể bị nhiễm vi trùng sinh mủ, nấm hoại sinh aspergillus… Từ đó gây viêm rễ thần kinh cột sống.

    3.8. U cột sống

    Sự nhân lên một cách bất thường của những khối mô bên trong hoặc xung quanh tủy sống sẽ tạo tạo thành u cột sống. Khối u này lớn dần chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống.

    U cột sống chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống

    U cột sống chèn ép lên rễ dây thần kinh

    4. Đau rễ thần kinh cột sống có nguy hiểm không?

    Tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng bệnh gây ra những phiền toái trong sinh hoạt, làm giảm sút khả năng lao động. Thêm vào đó, nếu kéo dài, không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại biến chứng nặng nề.

    • Khó khăn trong những hoạt động đơn giản
    • Rối loạn cảm giác
    • Teo cơ
    • Tàn phế
    • Trầm cảm

    5. Chẩn đoán

    Bác sĩ sẽ chuẩn đoán qua tiền sử bệnh, các triệu chứng, khám lâm sàng. Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện:

    • Chụp X-quang
    • Chụp CT
    • Chụp MRI
    • Điện cơ, kiểm tra tốc độ dẫn truyền thần kinh
    • Xét nghiệm công thức máu toàn phần, kháng thể kháng nhân, sinh hóa máu tự động cũng có thể được tiến hành để loại trừ các bệnh lý khác.

    6. Điều trị đau rễ thần kinh cột sống

    Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh sẽ chuyển biến tốt khi áp dụng các phương pháp nội khoa. Chỉ những trường hợp quá nặng, người bệnh mới cần can thiệp phẫu thuật.

    6.1. Cố định vùng bị đau

    Người bệnh có thể được chỉ định mang nẹp cổ, mặc áo đai, mang đai thắt lưng để cố định vùng bị đau trong vài tuần đầu điều trị. Việc giảm bớt cử động sẽ hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn.

    đai thắt lưng để cố định vùng bị đau rễ thần kinh

    Đai thắt lưng để cố định vùng bị đau

    6.2. Thuốc trị đau rễ thần kinh cột sống

    Để cải thiện triệu chứng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc uống cho người bệnh. Lưu ý là chỉ sử dụng thuốc khi được chỉ định, không tự ý thay đổi liều lượng thuốc.

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol, acetaminophen…
    • Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs
    • Thuốc giãn cơ: Eperisone
    • Thuốc trợ lực thần kinh

    6.3. Tiêm ngoài màng cứng

    Tiêm ngoài mang cứng là một kỹ thuật đơn giản. Đây là phương pháp ít xâm lấn, bảo tồn được đĩa đệm. Tuy nhiên, nó chống chỉ định với các trường hợp:

    • Viêm loét, nhiễm khuẩn vùng cột sống
    • Viêm đốt sống
    • Ung thư đốt sống
    • Rối loạn đông máu
    • Chảy máu đường tiêu hóa
    • Tiểu đường

    6.4. Vật lý trị liệu

    Biện pháp điều trị không xâm lấn này đem lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh. Phương pháp này bao gồm các bài tập kéo giãn, xoa nắn mô mềm, giảm áp lực cột sống… Chúng giúp tăng cường chức năng cột sống, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.

    6.5. Phẫu thuật

    Phẫu thuật thường được chỉ định khi cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân không thể chịu đựng được, nguy cơ cao liệt vận động, teo cơ. Phẫu thuật sẽ giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép. Nó cũng giúp ổn định cột sống, giảm thiểu nguy cơ tái phát.

    Phẫu thuật trị đau rễ thần kinh cột sống

    Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng

    >>Xem thêm: Mổ cột sống có nguy hiểm không, có liệt không?

    7. Phòng tránh đau rễ thần kinh cột sống

    Để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đau rễ thần kinh cột sống, bạn hãy thực hiện theo một số lời khuyên sau:

    • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân.
    • Rèn luyện thể thao đều đặn, vừa sức.
    • Trong sinh hoạt, lao động cần cẩn trọng để tránh gặp chấn thương.
    • Tập trung điều trị các bệnh lý có khả năng gây đau rễ thần kinh cột sống.
    • Để tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt cần xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng. Sinh hoạt khoa học, tránh căng thẳng.

    Đau rễ thần kinh cột sống có thể là hệ quả của chấn thương hoặc các bệnh lý khác. Để xác định chính xác nguyên nhân, ngay khi có các dấu hiệu bệnh hãy tới ngay các cơ sở y tế. Nếu cần thêm thông tin đừng ngần ngại chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ: 3 cách hiệu quả tiết kiệm nhất 25/11/19
      Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau…
      Top 18 thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ phổ biến năm 2024 15/02/22
      Thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ là sản phẩm được không ít người tìm kiếm với mong muốn nâng…
      #Hướng dẫn 12 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm, tập đâu hiệu quả đó 07/01/21
      Với những người bị thoát vị đĩa đệm ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị thì luyện tập thể dục…
      Tư thế làm việc đúng giúp dân văn phòng ngăn ngừa bệnh xương khớp 14/11/18
      Dân văn phòng là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về xương khớp, nguyên nhân do tính chất công…
      Xem tất cả bài viết