Đi ngoài không thành khuôn - Nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Đi ngoài không thành khuôn – Nguyên nhân và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    10/03/23

    Đi ngoài không thành khuôn là tình trạng nhiều người gặp phải ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng này kéo dài, lặp đi lặp lại có thể là biểu hiện của bệnh lý mà bạn không nên chủ quan.

    5/5 - (92 bình chọn)

    1. Đi ngoài không thành khuôn là gì?

    Đây là tình trang phản ánh cấu trúc của phân khi phân không có kết cấu thông thường mà trở nên lỏng, nát. Tình trạng này có thể gặp ở nhiều đối tượng từ người già, thanh niên đến trẻ đi ngoài không thành khuôn. Bạn có thể bị đi ngoài không thành khuôn mạn tính hoặc đi ngoài không thành khuôn cấp tính.

    Đi ngoài không thành khuôn

    2. Triệu chứng đi ngoài phân không thành khuôn

    Để nhận diện tình trạng này bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây:

    Triệu chứng đi ngoài phân không thành khuôn

    Đau bụng là một trong những triệu chứng đi kèm điển hình

    3. Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn

    Đi đại tiện không thành khuôn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Việc nhận diện được lý do bắt nguồn tình trạng này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định phương án xử lý.

    3.1. Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh

    Chế độ ăn không cân bằng chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, chất béo khiến đi cầu không thành khuôn. Lạm dụng rượu bia cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Chất cồn trong bia rượu gây mất cân bằng hệ vi sinh đường rột, kích thích nhu động ruột, làm tổn thương niêm mạc đại tràng.

    Ngoài ra, ăn uống không đúng giờ, bữa quá no, lúc để quá đói cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày. Sự co bóp không đều của dạ dày sẽ gây hiện tượng đi ngoài phân nát.

    Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh gây đi ngoài không thành khuôn

    Lạm dụng rượu bia có thể gây tiêu chảy

    3.2. Không dung nạp thực phẩm

    Trường hợp thiếu hụt một số loại enzyme phân giải các chất sẽ không dung nạp một số thành phần trong thực phẩm. Đó có thể là không dung nạp lactose, chất tạo ngọt sorbitol… Khi ăn phải những thực phẩm này bạn sẽ bị đi ngoài phân lỏng nát không thành khuôn.

    3.3. Stress

    Khi bạn bị lo lắng, căng thẳng quá độ có thể bạn đã từng bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Nguyên nhân là do stress sẽ kích thích sự co bóp của nhu động ruột. Từ đó phân sẽ bị thải ra ngoài quá nhanh mà cơ thể chưa kịp hấp thu nước từ phân.

    stress gây đi ngoài phân lỏng

    Căng thẳng quá độ cũng có thể gây rối loạn đại tiện

    3.4. Đi ngoài không thành khuôn do tác dụng phụ của thuốc

    Việc đang sử dụng một số loại thuốc có thể gây những bất thường trong hình dáng và cấu trúc phân. Trong đó có đại tiện không thành khuôn. Loại thuốc phổ biến phải kể tới thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt sau một vài ngày bạn ngưng dùng thuốc.

    3.5. Nhiễm trùng đường ruột

    Môi trường sống không sạch sẽ, ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột. Điều này sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy phân nát cấp tính.

    3.6. Hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích xảy ra ra khi nhu động đại tràng bị co thắt bất thường nhưng không có tổn thương tại niêm mạc đại tràng. Người mắc phải hội chứng này sẽ bị đi ngoài phân nát không thành khuôn.

    3.7. Viêm đại tràng gây đi ngoài không thành khuôn

    Đây là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm. Khi mắc bệnh, bạn có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng nát. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể diễn biến nặng hơn.

    Viêm đại tràng gây đi cầu không thành khuôn

    Đây có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng

    3.8. Bệnh cường giáp

    Tuy không phải là một bệnh đường tiêu hóa nhưng căn bệnh này có thể gây tác động tới hệ tiêu hóa. Bệnh cường giáp làm tăng sinh quá mức hormone từ đó kích thích nhu động ruột gây đi ngoài phân lỏng.

    4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện một vài lần, thoáng qua thì không quá đáng ngại. Tuy nhiên nếu đi tiêu không thành khuôn liên tục, kéo dài, lặp đi lặp lại kèm với một số biểu hiện dưới đây hãy tới gặp bác sĩ ngay:

    • Buồn nôn, nôn
    • Đau bụng
    • Sốt
    • Mệt mỏi
    Khi nào đi tiêu phân nát cần tới gặp bác sĩ

    Khi sốt là triệu chứng đi kèm hãy tới gặp bác sĩ

    5. Chẩn đoán

    Để xác định tình trạng bạn đang gặp phải là gì, mức độ nghiêm trọng đến đâu và nguyên nhân, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp sau:

    • Khám lâm sàng: Xem xét các triệu chứng lâm sàng; hỏi người bệnh về tiểu sử bệnh, loại thuốc đang sử dụng, chế độ dinh dưỡng.
    • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT, siêu âm, nội soi.
    • Xét nghiệm máu.
    • Xét nghiệm phân.

    6. Điều trị đi ngoài phân lỏng không thành khuôn

    Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân khiến phân không thành khuôn. Một số trường hợp không cần dùng tới các phương pháp điều trị y tế.

    Nếu do tác dụng phụ của thuốc hãy thông báo với bác sĩ. Trong trường hợp triệu chứng này kéo dài, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và tác động tới sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi thuốc.

    Đối với các trường hợp bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định một số loại loại thuốc Tây để giảm bớt triệu chứng:

    • Thuốc giảm đau, giảm co thắt, điều hòa nhu động ruột
    • Thuốc diệt khuẩn, ký sinh trùng đường ruột.
    • Thuốc cầm tiêu chảy
    • Thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng

    Đối với trường hợp nguyên nhân xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Việc thay đổi chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh cũng được khuyến cáo cho các trường hợp khác để hỗ trợ cho quá trình điều trị.

    • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi.
    • Sử dụng thực phẩm dễ tiêu, dạng mềm, lỏng như cháo, súp… Uống nhiều nước.
    • Để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa có thể bổ sung sữa chua.
    • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ tái sống, nước có ga, rượu bia…
    • Ghi lại danh sách thực phẩm cơ thể không dung nạp. Khi thử một món ăn mới hãy thử một lượng nhỏ.

    Điều trị đi ngoài phân lỏng

    KẾT LUẬN

    Đi ngoài không thành khuôn là tình trạng rất dễ gặp phải. Bạn không cần quá lo lắng khi hiện tượng này chỉ xảy ra thoáng qua. Nhưng nếu kéo dài đi kèm các triệu chứng khó chịu khác hãy thận trọng. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như nhiễm trùng đường ruột, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, bệnh cường giáp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan tới tình trạng này hãy chat trực tiếp với chuyên gia.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Hành tá tràng nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng của hành tá tràng 17/09/21
      Hành tá tràng là một phần của tá tràng, là nơi đổ dịch mật và dịch tụy cho quá trình…
      11+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả bất ngờ 10/05/19
      Chữa viêm đại tràng tại nhà là cách làm phổ biến được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên không phải…
      Trẻ rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Chuyên gia khuyên bạn 26/10/20
      Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ em, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe…
      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Làm cha mẹ phải biết 10/01/22
      Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình…
      Xem thêm