Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    25/02/20

    Bà bầu bị tiêu chảy là hiện tượng rất hay gặp, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra vô số bất tiện. Vậy bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này?

    5/5 - (1211 bình chọn)

    1. Nguyên nhân bị tiêu chảy khi mang thai

    Theo các chuyên gia, đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, trong thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em rất kém, theo đó hệ tiêu hóa cũng yếu đi, dễ dẫn đến tình trạng “tào tháo đuổi”.

    Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, ăn thực phẩm lạ hay ăn quá nhiều chất đạm, dầu mỡ nên cơ thể không hấp thu được, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

    Tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu

    Tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu

    Bên cạnh đó, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị tiêu chảy.

    2. Các triệu chứng bà bầu thường gặp

    Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày. Các triệu chứng thường gặp là:

    – Đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi đau dữ dội

    – Đi ngoài phân lỏng.

    – Đi ngoài nhiều lần có thể làm người mẹ bị nôn mửa, kiệt sức, mệt mỏi.

    Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và em bé trong bụng.

    3. Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

    Tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai thường nặng hơn bình thường do sức đề kháng kém, bởi vậy, mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Những cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

    Hơn nữa, mẹ bầu mệt mỏi, kém ăn, suy kiệt có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ.

    Bởi vậy, bị tiêu chảy khi mang bầu cần được điều trị kịp thời tránh trường hợp do cấp cứu muộn, phải dùng nhiều thuốc, kháng sinh vì có thể khiến mẹ bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi.

    4. Điều trị tiêu chảy ở bà bầu

    Khi gặp tình trạng tiêu chảy, bà bầu thường rất lo lắng, không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Trường hợp này, thai phụ nên đi khám để được điều trị phù hợp, nhanh khỏi bệnh.

    Tuy nhiên, hầu hết, tình trạng đi ngoài do nhiễm khuẩn, virus sẽ tự hết sau vài ngày. Do đó, biện pháp hữu hiệu lúc này là uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Dưới đây là một vài công thức mẹ bầu có thể áp dụng:

    – Trà gừng: Đun sôi gừng và trà trong nước. Để nguội, lọc lấy nước và uống.

    – Pha thêm mật ong vào nước, uống hàng ngày.

    Bà bầu bị tiêu chảy nên uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước

    Bà bầu bị tiêu chảy nên uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước

    Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, mẹ có thể cần đến kháng sinh. Tuy nhiên cần được bác sĩ thăm khám, tư vấn trước khi sử dụng.

    Bên cạnh đó, bà bầu cần chú ý trong việc ăn uống. Tránh ăn những thực phẩm các mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.

    5. Phòng tránh tiêu chảy như thế nào?

    Để tránh tình trạng tiêu chảy trong thời gian mang bầu, chị em cần đặc biệt đến chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày:
    – Ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống, thịt sống…

    – Ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn uống ở hàng quán

    – Tránh ăn thức ăn ôi thiu, chỉ sử dụng thực phẩm còn tươi mới, có xuất xứ rõ ràng.

    – Mẹ nên kiêng ăn các thực phẩm cay, ngọt, đồ tanh

    – Tránh món ăn nhiều gia vị

    – Không uống nước ngọt có ga và các chất kích thích

    Bà bầu bị tiêu chảy cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

    Bà bầu bị tiêu chảy cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

    Thay vào đó, các mẹ có thể bổ sung các món ăn dễ tiêu hóa như tinh bột, khoai tây nghiền, chuối, cà rốt, bí, cháo, bột yến mạch, sữa chua… Và đừng quên có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ.

    6. Lời khuyên của chuyên gia

    Theo chuyên gia, nếu tình trạng tiêu chảy không hết sau 2 – 3 ngày, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế, để bác sĩ tiến hành khám sức khỏe, xác định nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy.

    – Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Mẹ không được dùng bất kỳ một loại thuốc điều trị tiêu chảy nào nếu không được kê đơn để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.

    – Uống đủ nước: Mẹ cần đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Hãy bù lại nước, một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất.

    Đặc biệt cần đi khám ngay nếu có hiện tượng nước tiểu có màu vàng sẫm, cảm buồn nôn, đau đầu, miệng khô, đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu…

    Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, bởi vậy mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị để khỏi bệnh sớm.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu: Nguyên nhân và cách điều trị 15/09/21
      Rối loạn thần kinh thực vật ở bà bầu gây nên nhiều nguy hiểm cho thai nhi, khiến mẹ bầu…
      Nội soi đại tràng là gì? Cách thực hiện ra sao và nguy hiểm không? 07/06/19
      Nói đến nội soi đại tràng, nhiều người không khỏi lo ngại sẽ gặp phải cảm giác đau, chướng bụng,…
      Người bị viêm đại tràng nên ăn gì? 07/11/18
      Một số món ăn tốt cho người bị bệnh viêm đại tràng: - Củ sen: Củ sen già còn tươi 150g, gạo…
      [Review] Thuốc Hyoscine butylbromide: Công dụng, liều dùng và lưu ý! 28/11/20
      Hyoscine butylbromide là thuốc giảm co thắt cơ trơn, được sử dụng phổ biến ở người bị hội chứng ruột…
      Xem tất cả bài viết