[Đĩa đệm nhân tạo là gì?] Hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

    [Đĩa đệm nhân tạo là gì?] Hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    14/01/21

    Đĩa đệm nhân tạo mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhưng đã chứng minh những ưu điểm trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Bài viết sau sẽ đem đến những thông tin cụ thể hơn về đối tượng áp dụng, chi phí và những lưu ý khi sử dụng loại đĩa đệm này. 

    5/5 - (36 bình chọn)

    1. Đĩa đệm nhân tạo là gì?

    Đĩa đệm nhân tạo là thiết bị được đặt vào cột sống để thay thế cho đĩa đệm bị tổn thương nặng của cơ thể con người. Nó mô phỏng chức năng của đĩa đệm bình thường, có thể chịu lực, có khả năng chống mài mòn, chống biến dạng, hỗ trợ cử động của cột sống. Vật liệu để làm nên loại đĩa đệm này có thể bằng kim loại, bằng nhựa hoặc kết hợp cả hai.

    Về chức năng, có 2 loại đĩa đệm nhân tạo:

    • Loại chỉ thay thế nhân đĩa đệm: chỉ có phần nhân nhầy ở trung tâm đĩa đệm bị thay thế, phần bao xơ vẫn giữ nguyên.
    • Loại thay thế toàn bộ đĩa đệm: toàn bộ hoặc hầu hết các mô của đĩa đệm đều được thay thế.
    các loại đĩa đệm nhân tạo

    Đĩa đệm nhân tạo được đặt vào cột sống để thay thế cho đĩa đệm bị tổn thương nặng của cơ thể con người

    Xem thêm : Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm  – Tổng quan kiến thức từ chuyên gia từ A – Z

    2. Ưu, nhược điểm của đĩa đệm nhân tạo

    2.1. Ưu điểm 

    • Đường mổ nhỏ
    • Thời gian phẫu thuật ngắn
    • Bệnh nhân phục hồi nhanh
    • Thay thế đĩa đệm bị tổn thương
    • Phục hồi chiều cao khoảng liên đốt sống
    • Giảm đau
    • Bảo tồn được biên độ vận động của cột sống
    • Giảm tải lực lên các đốt sống liền kề
    • Giảm nguy cơ gây bệnh lý cho các đốt sống, đĩa đệm kề cận

    2.2. Nhược điểm

    • Chi phí cao
    • Kén đối tượng sử dụng
    • Kỹ thuật cao nên chỉ một số ít bệnh viện thực hiện được phương pháp này.

     

    đĩa đệm nhân tạo

     

    3. Khi nào cần thay đĩa đệm nhân tạo

    Bác sĩ sẽ là người chỉ định phương pháp này khi xét thấy cần thiết. Đó là một vài trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm như:

    • Sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa trong vòng 6 tháng mà không phát huy tác dụng.
    • Bệnh nhân bị mất cảm giác ở chi, teo cơ, giảm khả năng vận động, thậm chí có khả năng tàn phế.
    • Người bệnh mất kiểm soát tiểu tiện.
    Đối tượng cần thay đĩa đệm nhân tạp

    Phương pháp này chỉ áp dụng cho người bị thoát vị đĩa đệm đáp ứng một số tiêu chí nhất định

    4. Điều kiện cần thiết để sử dụng đĩa đệm nhân tạo

    Theo aans.org, các đối tượng trong trường hợp đã nêu ở trên cần phải đáp ứng thêm các tiêu chí sau:

    • Người bệnh chỉ bị thoái hóa ở một đĩa đệm
    • Không mất vững cột sống
    • Người bệnh không bị: viêm khớp, loãng xương, vẹo cột sống, hội chứng chèn ép tủy, u cột sống
    • Người bệnh không có tiền sử dị ứng với thành phần của đĩa đệm nhân tạo, không mắc các bệnh tự miễn
    • Người chưa từng phẫu thuật kết hợp đốt sống, chưa phẫu thuật đĩa đệm cùng tầng hoặc tầng lân cận
    Chống chỉ định thay đĩa đệm

    Người bị vẹo cột sống không được chỉ định phương pháp này

    5. Giá của đĩa đệm nhân tạo

    Đĩa đệm nhân tạo thường phải nhập khẩu nên giá thành khá đắt. Trung bình vào khoảng từ 50 – 90 triệu đồng tùy hãng sản xuất, vật liệu và chủng loại đĩa đệm.

    Do đó, chi phí thay đĩa đệm nhân tạo khá tốn kém, bao gồm: tiền khám bệnh, xét nghiệm, chi phí phẫu thuật, chi phí nằm viện, tiền thuốc… Tuy nhiên, nếu có thẻ BHYT, người bệnh sẽ được thanh toán một phần chi phí.

    6. Thời gian sử dụng của đĩa đệm nhân tạo

    Trong trường hợp lý tưởng là chất lượng đĩa đệm đảm bảo, bác sĩ phẫu thuật giỏi, người bệnh đáp ứng tốt thì có thể được sử dụng suốt đời. Tuy nhiên, một vài trường hợp biến chứng sẽ đòi hỏi phải thay đĩa đệm như:

    • Nhiễm trùng
    • Trượt đĩa đệm
    • Cơ thể đào thải thiết bị được cấy ghép
    • Phải phẫu thuật lần thứ 2 tại chính tầng đĩa đệm đó

    7. Mổ thay đĩa đệm nhân tạo có nguy hiểm không?

    Giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, phẫu thuật thay đĩa đệm cũng có nguy cơ gặp phải một số rủi ro như:

    • Nhiễm trùng
    • Chảy máu
    • Tổn thương mạch máu
    • Chấn thương thần kinh…

    Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp này xảy ra là không cao.

    >> Xem thêm: [Rách bao xơ đĩa đệm] – Phải làm sao?

    8. Quy trình phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo

    • Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích kỹ về quy trình và được yêu cầu nhịn ăn 6 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật.
    • Người bệnh sẽ được vệ sinh vùng mổ, gây mê. Trong phẫu thuật, dưới sự trợ giúp của kính hiển vi, bác sĩ sẽ lấy đi phần nhân thoát vị hoặc toàn bộ đĩa đệm bị tổn thương, đặt đĩa đệm nhân tạo để thay thế. Kỹ thuật này cũng giúp giải phóng tủy sống, rễ thần kinh bị chèn ép.
    • Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được thay băng cách ngày, sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch, sử dụng nẹp cố định trong một vài ngày.
    • Sau đó, người bệnh sẽ được tập phục hồi chức năng.
    Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo

    Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, phương tiện hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao

    9. Thay đĩa đệm nhân tạo ở đâu?

    Do phương pháp phẫu thuật này đòi hỏi kỹ thuật cao, phương tiện hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao nên người bệnh cần tới các bệnh viện lớn. Địa chỉ phẫu thuật thay đĩa đệm nhân đạo uy tín có thể kể đến như:

    • Bệnh viện Việt Đức (Số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Đây là nơi thực hiện thành công ca phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2009.
    • Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 Đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội)
    • Bệnh viện Chợ Rẫy (Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh)
    • Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ (315 Đường Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ): Bệnh viện đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện thành công phương pháp này vào năm 2020.

    >> Đừng bỏ lỡ: Top 8 địa chỉ khám thoát vị đĩa đệm khám tốt nhất

    10. Lưu ý cho người bệnh

    Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần chú ý:

    • Không vận động mạnh, bê vác vật nặng.
    • Có thể tập đều đặn những bài tập phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Tái khám đúng lịch hẹn.
    • Khi phát hiện bất kỳ biểu hiện nào bất thường như khó cử động, đau ngày càng tăng, sốt… người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay.
    • Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng rượu bia, chất kích thích, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.

    Nhìn chung, cũng giống như bất kỳ phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nào, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo có những ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương  pháp này phụ thuộc vào chỉ định của bác sỹ cũng như điều kiện của người bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về cách thức chữa trị khác trên https://tambinh.vn/ hoặc chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thoát vị đĩa đệm L5-S1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 11/01/21
      Đĩa đệm cột sống L5-S1 hay còn gọi là khớp liên đốt sống, giúp chuyển tải trọng từ cột sống…
      [99% Người chưa biết] Đĩa đệm là gì, có cấu tạo và chức năng ra sao? 24/12/20
      Chúng ta thường mắc phải những bệnh lý về đĩa đệm nhưng lại không biết đĩa đệm là gì, nằm…
      [REVIEW] 20+ bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà “cây nhà lá vườn” 09/10/20
      Hơn 20 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm dưới đây sử dụng hoàn toàn các nguyên liệu “cây nhà…
      {Chuyên gia giải đáp} Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không?  11/09/21
      Hỏi: Tôi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm 2 năm nay, hiện tại tình trạng thoát vị đã được kiểm…
      Xem tất cả bài viết