Nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm thể nhẹ hoặc chớm bị lựa chọn cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà. Dưới đây là một vài phương pháp đơn giản cùng những lưu ý khi thực hiện.
1. Ưu và nhược điểm của cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Thoát vị đĩa đệm nên làm gì có lẽ là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Một trong những lựa chọn có thể kể tới là chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà nhờ những ưu điểm như:
- Tiết kiệm chi phí: Nguyên liệu, dụng cụ có sẵn tại nhà hoặc dễ dàng tìm mua với giá thành rẻ.
- Do đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà nên bạn không cần tốn thời gian, công sức di chuyển.
- Dễ thực hiện: Cách làm đơn giản có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một vài nhược điểm là:
- Đòi hỏi thời gian chuẩn bị lâu nên không phù hợp với người bận rộn.
- Cần một khoảng thời gian dài mới phát huy tác dụng.
- Chỉ giúp giảm bớt triệu chứng mà không trị tận gốc bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân gây bệnh
2. Tổng hợp 12 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Dưới đây là danh sách các cách giảm đau thoát vị đĩa đệm tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể lựa chọn một hoặc một vài cách phù hợp với bản thân.
2.1. Nghỉ ngơi
Các cơn đau do đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào dây thần kinh thường có xu hướng dịu bớt khi nghỉ ngơi. Do đó, khi đang ở trong cơn đau người bệnh được khuyên là nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời không nên bê vác nặng, vận động thể chất với cường độ cao.
Tuy nhiên, sau tối đa 2 ngày nghỉ ngơi thì bạn nên bắt đầu vận động nhẹ nhàng và tăng dần thời gian, cường độ vận động. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi cứng khớp và yếu cơ gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi.
2.2. Chườm chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Liệu pháp nhiệt cũng là cách trị thoát vị đĩa đệm tại nhà. Chườm nóng giúp giãn cơ, giảm bớt áp lực lên các dây thần kinh giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Bạn có thể chườm bằng khăn ấm, túi chườm trong vòng từ 15 – 20 phút tại vị trí đau. Lưu ý tới nhiệt độ để tránh bị bỏng.
Trong khi đó, chườm lạnh giúp giảm sưng, viêm ở các mô mềm quanh đĩa đệm bị thoát vị. Chườm lạnh phù hợp với tình trạng thoát vị đĩa đệm gây sưng viêm cấp. Bạn có thể bọc đá lạnh trong khăn hoặc dùng túi, chai nước lạnh để chườm lên vị trí đau trong 15 – 20 phút. Cũng cần lưu ý là không chườm trực tiếp đá lạnh lên bề mặt da.
2.3. Xoa bóp giảm đau do thoát vị đĩa đệm
Một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm phải kể tới xoa bóp. Phương pháp này giúp tăng lưu thông máu, giãn cơ, giảm đau, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Hãy dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng, không thực hiện các động tác mạnh, đột ngột để tránh làm tổn thương thêm đĩa đệm.
2.4. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng lá lốt
Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau của lá lốt khiến nó có mặt trong danh sách này.
- Lấy 200g lá lốt tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối trong 5 phút.
- Sau đó vớt lá lốt ra giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí đau 15 – 20 phút. Có thể kết hợp với massage tại vùng đau khoảng 5 – 7 phút để tăng hiệu quả giảm đau.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nước lá lốt để ngâm chân trước khi đi ngủ.
2.5. Mẹo trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng ngải cứu
Ngải cứu là một trong những “cây nhà lá vườn” xuất hiện nhiều trong các mẹo chữa bệnh xương khớp. Nó giúp kháng viêm, giảm đau, điều hòa khí huyết.
- Rửa sạch 400g ngải cứu để ráo nước rồi giã nát.
- Trộn ngải cứu với 3 thìa mật ong rồi chắt lấy nước để uống.
- Chia uống 2 lần/ngày và dùng liên tục trong 2 tuần.
2.6. Ngải cứu, lá lốt và muối
Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm này kết hợp ngải cứu với lá lốt – hai loại thảo dược tốt cho tình trạng bệnh này.
- Rửa sạch, để ráo 200g ngải cứu và 200g lá lốt. Sau đó vớt ra để ráo.
- Giã nát các nguyên liệu rồi trộn với 50g muối ăn.
- Rang hỗn hợp trên chảo nóng cho tới khi có mùi thơm.
- Để hỗn hợp nguội bớt rồi bọc vào khăn chườm lên vị trí đau.
2.7. Xương rồng bẹ và muối
Đây là mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm. Hợp chất heterosid flavonic trong xương rồng được coi là có thể hỗ trợ chống viêm, giảm đau, giãn cơ.
- Loại bỏ hết phần gai của 2 lá xương rồng rồi đập dập. Sau đó trộn với 1 thìa muối hạt.
- Hơ xương rồng trên lửa. Sau đó bọc xương rồng vào một mảnh vải sạch rồi đắp lên vị trí bị đau.
2.8. Cây xấu hổ
Cây xấu hổ còn có tên gọi khác là cây trinh nữ. Bạn có thể bắt gặp loại cây này mọc dại ở nhiều nơi.
- Lấy 120g rễ cây xấu hổ rửa sạch, để ráo, thái nhỏ rồi phơi khô.
- Sau đó tẩm rễ cây với rượu trắng rồi cho vào chảo sao khô.
- Sắc rễ cây với 4 bát nước cho tới khi còn 1 bát thì chắt lấy nước uống trong ngày.
2.9. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cây đinh lăng
Đinh lăng không chỉ là một loại rau gia vị ăn kèm mà còn có thể được sử dụng để giảm đau nhức.
- Lấy 30g thân và rễ đinh lăng rửa sạch. Ngâm với 1,5 lít nước cho nguyên liệu mềm bớt.
- Sau đó vớt ra để ráo và thái lát mỏng.
- Cho đinh lăng vào nồi rồi để ngập nước và đun trong 1 tiếng.
- Chắt lấy nước uống trong ngày.
2.10. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh được cho là có khả năng giảm tê cứng, giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm.
- Lấy 1 quả đu đủ xanh cắt phần đầu quả khoảng 5cm để tạo thành nắp đậy.
- Lấy 100g gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn rồi trộn cùng 150ml rượu trắng. Cho hỗn hợp này vào trong quả đu đủ xanh rồi đậy nắp quả lại.
- Đem đu đủ nướng trên bếp tới khi nắn mềm tay.
- Cho quả đu đủ vào một tấm vải sạch rồi bóp nhuyễn và chườm lên vị trí đau trong 15 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm.
2.11. Hạt đu đủ xanh
Cũng dùng đu đủ xanh nhưng với cách làm này bạn sẽ thu được một hỗn hợp để xoa bóp lên vùng bị đau.
- Rửa sạch, gọt vỏ 1 quả đu đủ xanh. Giữ lại phần hạt của quả đu đủ.
- Cắt phần đầu quả khoảng 5cm để làm nắp đậy.
- Cho rượu trắng vào trong ruột quả đu đủ rồi hấp cách thủy trong 20 phút.
- Lấy phần rượu trắng này để xoa bóp lên vị trí đau.
2.12. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng chuối hột
Sử dụng chuối hột để giảm đau nhức xương khớp cũng là một trong những cách được lưu truyền trong dân gian. Đặc biệt, mẹo này phù hợp với trường hợp bị thoát vị đĩa đệm L4 L5.
- Ngâm chuối hột cùng rượu trắng trong bình thủy tinh có nắp đậy kín trong 1 tháng.
- Sau đó lấy rượu này để xoa bóp vùng bị đau.
3. Một số lưu ý
Khi tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng các phương pháp trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Các cách trên chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và chỉ có tác dụng hỗ trợ, không trị tận gốc bệnh.
- Trong quá trình áp dụng nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy ngưng dùng ngay và báo cho bác sĩ.
- Kết hợp sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể lực hợp lý. Hạn chế bê vác nặng, xoay vặn người đột ngột, duy trì một tư thế trong thời gian dài. Lựa chọn môn thể thao phù hợp và tập đều đặn. Đó có thể là yoga, bơi…
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung rau xanh, trái cây, các loại hạt, sữa, cá béo… Hạn chế đồ chiên xào, thức ăn cay nóng, rượu bia…
Những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà nêu trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu có thắc mắc liên quan tới tình trạng thoát vị đĩa đệm đừng ngần ngại gọi tới số 0343 44 66 99.
XEM THÊM
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.