[99% Người chưa biết] Đĩa đệm là gì, có cấu tạo và chức năng ra sao?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

    [99% Người chưa biết] Đĩa đệm là gì, có cấu tạo và chức năng ra sao?

    Tác giả: Lê Lan Anh

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    24/12/20

    Chúng ta thường mắc phải những bệnh lý về đĩa đệm nhưng lại không biết đĩa đệm là gì, nằm ở đâu, có cấu tạo và chức năng gì? Để rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo chia sẻ của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Bệnh viện Tuệ Tĩnh trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (48 bình chọn)

    1. Đĩa đệm là gì?

    Đĩa đệm là gì? Câu trả lời: Đĩa đệm là miếng lót (đệm cao su) nằm giữa các đốt cột sống, có hình tròn như viên nang phẳng. Mỗi đĩa có đường kính khoảng 2,54cm, dày ¼ đường kính.

    Tổng chiều dài đĩa đệm bằng ¼ cột sống. Tuy nhiên, theo thời gian, chiều dài và kích thước đĩa đệm giảm dần do thoái hóa và mất nước.

    Đĩa đệm nằm ở đâu

    Đĩa đệm nằm ở giữa hai đốt cột sống

    Theo Spine-Health , một người trưởng thành không gặp vấn đề về cột sống có tổng số 23 đĩa đệm. Trong trường hợp đĩa đệm gặp bất kỳ tổn thương nào đều gây ra triệu chứng đau nhức ở chính vị trí đĩa đệm đó và dây thần kinh xung quanh.

    Đĩa đệm ở cổ và vùng thắt lưng là nơi chịu nhiều áp lực nhất. Vì thế, đĩa đệm ở 2 vị trí này dễ bị thoái hóa, tổn thương, hao mòn theo thời gian và gây thoát vị đĩa đệm.

    2. Cấu tạo đĩa đệm

    Cấu tạo đĩa đệm cột sống được ví như miếng đệm giảm xóc đốt sống, mỗi đĩa đệm được chia thành 3 phần: Nhân nhầy, bao xơ, tấm sụn ở tận cùng.

    2.1. Nhân nhầy

    Nhân nhầy của đĩa đệm là một hoạt dịch lỏng, hơi nhầy và trong suốt. Thành phần cấu tạo chủ yếu là Proteoglycans.

    Nhân nhầy có tính hấp thụ nước khá cao. Hàm lượng nước trong nhân nhầy ít hay nhiều phụ thuộc vào từng độ tuổi. Ở trẻ em, nước chiếm 80% trong nhân nhầy, còn ở người lớn 60%.

    2.2. Bao xơ

    Cấu tạo bao xơ đĩa đệm gồm nhiều sợi collagen ôm vòng với nhau thành lớp màng hình elip, bọc lấy nhân nhầy thực hiện chức năng bảo vệ nhân nhầy, bảo vệ đĩa đệm và duy trì cột sống ở vị trí cân bằng.

    Ngoài chức năng bảo vệ nhân nhầy, bao xơ còn chống lại các lực căng hướng ngang hoặc vắn xoắn ốc để giữ cho cột sống luôn cân bằng và đúng trục.

    Đĩa đệm có cấu tạo 3 phần

    2.3. Tấm sụn tận cùng

    Tấm sụn tận cùng được cấu tạo bởi: canxi, nước, collagen, proteoglycans. Nằm ở giữa thân đốt sống và lớp bên ngoài của vòng bao xơ đĩa đệm.

    Tấm sụn thực hiện chức năng bảo vệ sụn, xương đốt sống không bị nhân nhầy chèn ép và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đĩa đệm trong trường hợp viêm xương tủy gây ra.

    3. Chức năng đĩa đệm là gì?

    Biết được đĩa đệm là gì, chắc hẳn nhiều người cũng nắm được chức năng của đĩa đệm. Đĩa đệm thực hiện nhiều chức năng, trong đó có 3 chức năng chính như sau:

    3.1. Kết nối các đốt sống

    Đĩa đệm, dây chằng và gân cơ có chức năng gắn kết các đốt cột sống lại với nhau tạo thành một khối vững chắc. Điều này giúp cột sống xoay chuyển, vận động linh hoạt.

    3.2. Phân tán khả năng tác dụng lực

    Khi cơ thể vận động, các đốt sống sẽ xoắn, nén hoặc chịu một lực tác động. Lúc này, đĩa đệm đóng vai trò phân tán lực tác động, đồng thời chịu một phần lực để bảo vệ đốt sống.

    Ngoài ra, nhờ đĩa đệm mà cột sống của bạn hạn chế được những chấn thương, tổn hại khi cơ thể vận động.

    3.3. Hỗ trợ trao đổi chất

    Qúa trình trao đổi chất ở đĩa đệm khác với trao đổi chất của cơ thể thông qua máu và các bộ phận khác.

    Đĩa đệm thực hiện chức năng trao đổi chất thông qua việc khuếch tán các chất dinh dưỡng ở màng và các vòng sợi.

    4. Các bệnh đĩa đệm thường gặp

    Đĩa đệm là bộ phận chịu nhiều áp lực và ma sát nên dễ bị tổn thương và gây ra một số bệnh lý sau:

    4.1. Thoái hóa đĩa đệm

    Như đã nói ở trên, theo thời gian chiều dài và kích thước của đĩa đệm giảm dần do thoái hóa và mất nước. Quá trình lão hóa này sẽ làm tăng ma sát giữa hai cột sống khi cử động dẫn đến tổn thương và kích ứng xung quanh đĩa đệm. Đây được gọi là thoái hóa đĩa đệm tự nhiên.

    Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là đau ở vị trí bị thoái hoá (thường là lưng và cổ), triệu chứng nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu hoặc vận động.

    4.2. Căng đĩa đệm

    Căng đĩa đệm xảy ra khi cơ thể bị chấn thương như: bong gân, giãn dây chằng… Nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, tình trạng này có thể gây kích ứng, viêm và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

    4.3. Phồng đĩa đệm

    Phồng đĩa đệm (phình đĩa đệm) là tình trạng đĩa đệm di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến dây chằng, cơ, các đốt cột sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì vậy người ta coi phồng lồi đĩa đệm là thoát vị đĩa đệm nhẹ.

    Phồng đĩa đệm gây ra triệu chứng:

    • Đau dây thần kinh (thường ảnh hưởng đến chi dưới);
    • Thay đổi chức năng thần kinh (gây tê, ngứa, châm chích);
    • Đau nhức và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người bệnh.

    4.4. Đau thần kinh tọa

    Phồng đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa. Khi bị phồng đĩa đệm, đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh cột sống, cản trợ quá trình di chuyển của dây thần kinh.

    Đau dây thần kinh tọa xuất hiện từ cột sống đến mông, mặt sau của đùi, chân và lòng bàn chân kèm theo cảm giác tê bì, châm chích.

    Xem thêm [Đau thần kinh tọa] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    4.5. Thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép vào rễ thần kinh, ống sống. Tình trạng này gây ra những cơn đau nhức, tê, ngứa ran và viêm ở vị trí bị ảnh hưởng.

    Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến về đĩa đệm

    4.6. Chèn ép dây thần kinh

    Đĩa đệm bị thoái hóa, thoát vị trượt ra khỏi vị trí ban đầu đè nén, chèn ép lên hệ thống rễ thần kinh gây ra các triệu chứng như:

    • Mất cảm giác ở tay và chân;
    • Yếu cơ
    • Tê nhức ở những khu vực bị ảnh hưởng;
    • Đau nhói hoặc nóng rát tỏa ra bên ngoài da.

    5. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý về đĩa đệm

    5.1. Chẩn đoán lâm sàng

    Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng, tần suất và vị trí đau để xác định bệnh lý.

    5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

    5.2.1. Chụp Xquang

    Mặc dù hình ảnh Xquang chưa thể xác định tổn thương đĩa đệm nhưng có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong của cột sống và xác định nguyên nhân đau nhức có phải do gãy xương hay có khối u xương không.

    5.2.2. Chụp CT

    Quét CT là thủ thuật sử dụng nhiều tia X từ các góc khác nhau tạo ra hình ảnh của tủy sống và cấu trúc lân cận. Kỹ thuật này cho phép xác định vị trí địa đệm bị tổn thương một cách chính xác.

    5.2.3. Chụp MRI

    MRI là sử dụng song radio, từ trường để tạo ra hình ảnh 3 chiều xung quanh tủy sống và cấu trúc xương xung quanh.  Qua kỹ thuật MRI có thể xác định vị trí đĩa đệm thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép.

    Chụp MRI để phát hiện tổn thương đĩa đệm

    5.2.4. Chụp tủy sống có chất cản quang

    Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang và dịch tủy sống, sau đó sử dụng kỹ thuật chụp Xquang  để xác định áp lực cũng như lực tác động lên tủy sống.

    5.2.5. Xác định dây truyền thần kinh

    Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phương pháp này để xem dây thần kinh có bị chèn ép hoặc tổn thương hay không.

    6. Mức độ nguy hiểm của bệnh liên quan tới đĩa đệm

    Trường hợp bị tổn thương đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

    Mức độ nguy hiểm của bệnh liên quan tới đĩa đệm

    Đĩa đệm nếu không được chăm sóc kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

    Vận động khó khăn: Tổn thương đĩa đệm có thể gây chèn ép dây thần kinh vận động và gây khó khăn cho sự vận động ở các chi.

    Ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện, đại tiện: Dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị ảnh hưởng gây khó khăn cho việc kiểm soát đại tiểu tiện, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    Yếu cơ, teo chi: Các chi có thể bị đau, teo nhỏ, lâu dần sẽ mất chức năng vận động.

    Tàn phế: Trường hợp tổn thương đĩa đệm gây tác động đến tủy xương có thể dẫn đến tàn phế.

    Thoát vị đĩa đệm là loại bệnh xương khớp mạn tính liên quan tới đĩa đệm hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị kịp thời.  Do đó, người bệnh nên chủ động, có biện pháp bảo vệ đĩa đệm và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

    7. Cách phòng tránh các bệnh liên quan đĩa đệm

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để giữ đĩa đệm luôn khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa thì mỗi người nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:

    • Duy trì cân nặng khỏe mạnh không chỉ giúp bạn có ngoại hình ưa nhìn, gọn gàng mà còn hạn chế áp lực tác động lên cột sống và đĩa đệm. Từ đó ngăn ngừa bệnh lý liên quan đĩa đệm.
    • Thực hiện tư thế tốt khi đi, ngồi, đứng và kể cả ngủ. Khi đứng và ngồi cần giữ thăng lưng thẳng, không uốn cong lưng.
    • Không ngồi quá lâu trong một thời gian dài, vận động sau 30 phút để hỗ trợ cải thiện các vấn đề về lưng, cột sống.
    • Luyện tập thể dục thể thao như: đi bộ, chơi cầu lông, bơi lội giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp và tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên có kế hoạch luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn hằng ngày.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú trọng những thực phẩm lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp.
    • Hạn chế mang giày cao gót

    Đĩa đệm là phần quan trọng của xương cột sống và cơ thể người. Do đó, chúng ta cần phải nắm rõ đĩa đệm là gì, có cấu tạo và chức năng gì để có biện pháp bảo vệ và phòng ngừa tổn thương đĩa đệm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đĩa đệm hoặc bệnh lý liên quan, người bệnh có thể liên hệ tới hotline 0865344349 để được tư vấn, giải đáp.

    Để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan tới đĩa đệm, bạn có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, có thể kể tới như TPBVSK Thấp diệu nang Tâm Bình.

    TPBVSK Thấp diệu nang Tâm Bình được bào chế từ thảo mộc thiên nhiên. Với sự kết hợp của các thảo dược như: Độc hoạt, Đương quy, Tục đoạn, Quế nhục, Mã tiền chế… cùng với quy trình sản xuất khép kín đạt chuẩn GMP, sản phẩm mang đến công dụng: Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau vai gáy, đau nhức mỏi xương khớp, tê buồn chân tay, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp.
    Thấp diệu nang Tâm Bình đã được Bộ Y tế kiểm định, cấp giấy phép trên toàn quốc. Sản phẩm nhận được nhiều giải thưởng cao quý: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích…
    */Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga không? Bác sĩ giải đáp 06/04/20
      Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga không là mối quan tâm của rất nhiều người mắc căn bệnh…
      4 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả tức thì 06/09/19
      Bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thay vì nghỉ ngơi hoàn toàn thì việc thực hiện các bài…
      Thoát vị đĩa đệm chữa được không? Chuyên gia giải đáp! 16/01/21
      Tôi mới phát hiện bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4-L5. Xin chuyên gia tư vấn thoát…
      Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần(radio): Cách điều trị và lưu ý! 27/12/20
      Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp ít xâm lấn được đánh giá cao. Tuy…
      Xem tất cả bài viết