[Rách bao xơ đĩa đệm] Nguyên nhân, cách điều trị và lời khuyên bác sĩ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

    [Rách bao xơ đĩa đệm] Nguyên nhân, cách điều trị và lời khuyên bác sĩ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    31/12/20

    Rách bao xơ đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, việc tìm hiểu đúng nguyên nhân, triệu chứng để có cách điều trị kịp thời là rất quan trọng.

    5/5 - (154 bình chọn)

    1. Rách bao xơ đĩa đệm là gì?

    Đĩa đệm là tấm đệm nằm giữa hai đốt cột sống, có cấu tạo gồm: bao xơ, nhân nhầy và các mỏm sụn. Theo Spine – health, đĩa đệm có chức năng giảm xóc cột sống, giúp cột sống hoạt động linh hoạt.

    rách bao xơ đĩa đệm

    Rách bao xơ đĩa đệm

    Rách bao xơ đĩa đệm là hiện tượng lớp màng bên ngoài đĩa đệm bị tổn thương, thủng, rách và nhân nhầy tràn ra khỏi vòng sợi, chèn ép lên rễ thần kinh và các đốt sống xung quanh.

    Rách bao xơ thuộc giai đoạn thứ 3 của quá trình thoát vị đĩa đệm. Thông thường, người bệnh khó có thể nhận biết tình trạng rách bao xơ này mà cần phải có sự hỗ trợ của xét nghiệm hoặc chụp Xquang, cộng hưởng từ MRI.

    Xem thêm Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    2. Nguyên nhân rách bao xơ đĩa đệm

    2.1. Lão hóa

    Đĩa đệm đóng vai trò quan trọng trong cột sống của con người, giúp chúng ta xoay vặn người, nâng đỡ đồ vật một cách dễ dàng.

    Tuy nhiên, theo thời gian đĩa đệm bắt đầu bị bào mòn do quá trình lão hóa tự nhiên. Lúc này, đĩa đệm có thể phình ra hoặc xẹp xuống. Lớp nhân nhầy bị khô hoặc cứng hơn, lớp bao xơ bên ngoài cũng trở nên sờn và dễ rách.

    Có thể nói, lão hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rách vòng đĩa đệm.

    2.2. Thừa cân, béo phì

    Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rách bao xơ. Bởi, với người béo phì, cột sống phải chịu áp lực quá lớn của cơ thể, lúc này đĩa đệm không đủ khả năng chống đỡ sẽ có nguy cơ phình ra và rách.

    nguyên nhân rách bao xơ đĩa đệm

    3 nguyên nhân phổ biến gây rách bao xơ đĩa đệm

    2.3. Tính chất công việc

    Hoạt động thể dục thể thao quá sức, mang vác vật nặng… trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị rách.

    Ngoài ra, các chấn thương không mong muốn như: tai nạn, ngã xe, va chạm… cũng có thể là tác nhân bên ngoài dẫn đến rách vòng xơ đĩa đệm.

    3. Đối tượng dễ mắc bệnh

    Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên phổ biến nhất là những đối tượng sau:

    • Người cao tuổi
    • Người thừa cân, béo phì
    • Những người lao động phổ thông, thường xuyên phải mang vác vật nặng.
    • Người ngồi làm việc lâu ở một tư thế, ít vận động như: thợ may, lái xe, nhân viên văn phòng.
    • Người bị chấn thương cột sống.

    4. Triệu chứng

    Rách bao xơ đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Tùy vào từng khu vực tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng khác nhau. Cụ thể.

    4.1. Thoát vị đĩa đệm rách bao xơ vùng lưng dưới

    triệu chứng rách bao xơ đĩa đệm

    đau thắt lưng

    • Đau nhói thắt lưng nơi đĩa đệm bị tổn thương;
    • Cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh lan xuống phía sau chân, có thể một hoặc hai chân.
    • Có cảm giác châm chích ở bàn chân.
    • Cơ bắp có biểu hiện co quắp, chuột rút, đau đớn.
    • Mất khả năng vận động khi thay đổi tư thế đột ngột.

    4.2. Rách bao xơ đĩa đệm ở cổ

    • Đau khu vực cổ hoặc nơi đĩa đệm bị tổn thương.
    • Cơn đau lan xuống vai, cánh tay, bàn tay và dọc theo dây thần kinh.
    • Có cảm giác tê hoặc ngứa ran bàn tay, cánh tay trong một thời gian nhất định, xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc ngay trong lúc ngủ.
    • Các cơ bắp bị co thắt và yếu dần.
    • Khi dây thần kinh bị chèn ép, các bộ phận của cơ thể sẽ mất khả năng phối hợp vận động

    Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau cả khi đi vệ sinh, hắt hơi hoặc cúi người bởi khi cơ thể chuyển động các dây thần kinh bị kéo căng.

    Xem thêm: Xẹp đốt sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    5. Rách vòng xơ đĩa đệm có nguy hiểm không?

    Thoát vị đĩa đệm rách bao xơ tiến triển khá nhanh, nếu người bệnh chủ quan và không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

    rách bao xơ đĩa đệm

    Biến chứng của rách bao xơ đĩa đệm

    5.1. Đau thần kinh tọa

    Các dây thần kinh bị đè nén gây ra đau nhức ở vùng mông, hông, lưng và có cảm giác tê nhức như kim châm.

    5.2. Dây thần kinh bị chèn ép

    Dây thần kinh bị chèn ép gây ra những cơn đau dữ dội. Trường hợp đĩa đệm bị thoát vị nén dây thần kinh chèn ép kiểm soát ruột và bàng quang dẫn đến tình trạng đi vệ sinh không kiểm soát.

    5.3. Hội chứng Cauda equine

    Tình trạng này có thể khiến cơ thể mất tự chủ và tê liệt vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    6. Rách bao xơ đĩa đệm có lành được không?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, tình trạng rách bao xơ đĩa đệm có lành được không phụ thuộc vào mức độ vết rách lớn hay nhỏ, nhân nhầy thoát ra ngoài hẳn hay chưa.. từ đó, người bệnh sẽ có biện pháp và kết quả điều trị khác nhau.

    Trường hợp rách bao xơ mới khởi phát, lớp ngoài đĩa đệm tổn thương nhẹ, vết rách nhỏ, nhân nhầy rò rỉ và chưa tràn ra hoàn toàn. Lúc này người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn, sử dụng thuốc tây để giảm đau, đồng thời kích thích miễn dịch làm lành vết rách sẽ có kết quả điều trị tốt.

    Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh thoát vị đĩa đệm “kinh niên”, các ổ thoát vị lớn, nhân nhầy tràn ra ngoài hoàn toàn và chèn ép lên dây thần kinh và các bộ phận xung quanh khiến tủy sống bị tổn thương. Lúc này người bệnh cần thực hiện nhiều phương pháp xâm lấn, khả năng thành công thấp.

    Vậy “rách bao xơ đĩa đệm có lành được không?”. Câu trả lời là hoàn toàn có khả năng cải thiện được nếu người bệnh phát hiện sớm và có phương pháp điều trị nhanh chóng, phù hợp.

    7. Chẩn đoán rách bao xơ đĩa đệm

    7.1. Chẩn đoán lâm sàng

    Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và tần suất đau để xác định tình trạng bệnh.

    7.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

    7.2.1. Chụp X quang quy ước

    Thông qua một số hình ảnh của chụp X quang quy ước bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây đau nhức có thể do gãy xương, tổn thương cột sống hay xuất hiện khối u xương.

    7.2.2. Chụp CT

    Quét CT là thủ thuật sử dụng nhiều tia X từ các góc khác nhau tạo ra hình ảnh của tủy sống và các bộ phận lân cận. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được vị trí tổn thương của đĩa đệm.

    7.2.3. Chụp cộng hưởng từ MRI

    Đây được xem là thủ thuật hiện đại và chính xác nhất trong các phương pháp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đĩa đệm.

    Qua thủ thuật MRI, bác sĩ có thể xác định được vị trí đĩa đệm bị thoát vị, dây thần kinh bị chèn ép.

    8. Chữa rách bao xơ đĩa đệm như thế nào?

    Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ của bệnh và đưa ra phương pháp phù hợp.

    8.1. Sử dụng thuốc tây

    Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rách bao xơ đĩa đệm như sau:

    8.1.1. Thuốc giảm đau

    Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol thường được sử dụng để giúp bệnh nhân giảm tình trạng đau nhức. Trường hợp cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định Paracetamol kết hợp với thuốc gây nghiện Opioid.

    8.1.2. Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs)

    Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, tiêu sưng đĩa đệm. Từ đó, giúp giảm đau nhức, nóng rát ở những vùng cột sống bị tổn thương.

    8.1.3. Thuốc giãn cơ

    Nhóm thuốc này được chỉ định cho trường hợp rách vòng xơ ở cổ gây co thắt cơ bắp. Có tác dụng giảm tình trạng co thắt, cứng cơ. VD: Myonal

    8.1.4. Tiêm thuốc Corticoid

    tiêm corticoid trị rách bao xơ đĩa đệm

    Tiêm Corticoid

    Corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức cho người bệnh. Thuốc được tiêm quanh rễ thần kinh hoặc ngoài màng cứng. Sử dụng cho trường hợp bệnh nặng.

    Như chúng ta đã biết, thuốc Tây có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể gây ra phản ứng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận… Do đó, người bệnh chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    8.2. Bài thuốc dân gian

    Áp dụng bài thuốc dân gian từ cây nhà lá vườn có ưu điểm an toàn, tiết kiệm chi phí, người bệnh có thể tham khảo.

    8.2.1. Rễ đinh lăng:

    Chuẩn bị 30g rễ đinh lăng, 20g cây trinh nữ hoàng cung rửa sạch. Sắc với 500ml nước cho tới khi còn 200ml nước thì dừng lại. Uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục trong 10 ngày sẽ thấy cải thiện triệu

    8.2.2. Lá lốt

    Lá lốt, bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi loại 30g . Đem rửa sạch với nước sau đó sao vàng hạ thổ rồi sắc với 1 lít nước. Đun sôi cho tới khi còn ½ lượng nước thì dừng lại. Duy trì bài thuốc này liên tục để thấy hiệu quả.

    chữa rách bao xơ đĩa đệm bằng lá lốt

    Lá lốt

    8.2.3. Cây lược vàng

    Mỗi ngày nhai khoảng 3 lá cây lược vàng với một chút muối sẽ giảm thiểu cơn đau nhức.

    8.3. Chỉ định phẫu thuật

    Hiện nay một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng như sau:

    8.3.1. Phẫu thuật hở

    Phương pháp này được thực hiện nhằm hút nhân nhầy và xử lý khối thoát vị ở đĩa đệm. Đây là phương pháp truyền thống, chi phí thấp, có khả năng dẫn đến biến chứng nguy hiểm như mất máu, nhiễm trùng.

    8.3.2. Phẫu thuật nội soi

    Kỹ thuật này an toàn, ít xâm lấn nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên chi phí điều trị khá cao.

    8.3.3. Phẫu thuật laser

    Sử dụng laser với tần suất phù hợp để khắc phục thoát vị đĩa đệm rách bao xơ. Thủ thuật này chỉ áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí cao và cần thiết bị máy móc hiện đại.

    9. Lời khuyên từ chuyên gia

    Qua những thông tin trên, có thể thấy rách bao xơ đĩa đệm gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

    Để phòng tránh tình trạng này, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng khuyến cáo người bệnh:

    • Dành thời gian luyện tập thể dục hằng ngày. Tốt nhất lựa chọn các bài tập đơn giản, tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh cho khối cột sống.
    • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và canxi.
    • Nói không với rượu bia, thuốc lá.
    • Trường hợp béo phì nên giảm cân để có thân hình cân đối.
    • Với những người thường xuyên ngồi làm việc lâu ở một tư thế nên thường xuyên đứng lên để thay đổi tư thế. Hoặc thực hiện các bài tập thể dục giữa giờ.

    Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về nguyên nhân và cách điều trị rách bao xơ đĩa đệm. Để được giải đáp thắc mắc, bạn có thể liên hệ tới hotline 0865344349 hoặc chat với bác sĩ ngay bên dưới.

    Xem thêm

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    4 bình luận cho “[Rách bao xơ đĩa đệm] Nguyên nhân, cách điều trị và lời khuyên bác sĩ”

    1. Lê Quang Trinh viết:

      Tôi bị đau thắt lưng tầm 20 ngày, đi chụp cộng hưởng từ kq bị thoái hóa và rách nhỏ xơ đĩa đệm L4/5. Bác sỹ cho uống thuốc kháng viêm và giãn cơ, sau 10 ngày vẫn chưa thấy chuyển biến. Xin đc hỏi bác sỹ có nên dùng thuốc Nam để chữa ko, hay phải đi phẫu thuật, nếu phẫu thuật thì BV nào tại HN chữa tốt. Xin cảm ơn!

      • Chào bạn, khi khám bác sĩ có hẹn mình lịch tái khám sau khi dùng hết thuốc không? Với việc có phẫu thuật không còn phụ thuộc vào tình trạng của bạn để bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ và đưa ra phương pháp phù hợp nên bạn cần theo chẩn đoán bác sĩ điều trị của bạn đưa ra. Ngoài ra, việc dùng các loại thảo dược sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng nhưng bạn cũng cần lựa chọn sản phẩm chất lượng, phù hợp với tình trạng của bạn nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trực tiếp điều trị của bạn để có lời khuyên cho bạn nhé.
        Tại Hà Nội có nhiều bệnh viên có chuyên khoa xương khớp chất lượng như: Việt Đức, Bạch Mai, Viện E…bạn có thể tham khảo.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Nguyen Thi Hai viết:

      Chào Bác Sỹ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa phồng đĩa đệm bằng diện chẩn có thực sự hiệu quả như lời đồn? 30/12/20
      Bạn đã nghe tới chữa phồng đĩa đệm bằng diện chẩn nhưng không biết hiệu quả của phương pháp này…
      Tổng hợp 10+ Đai lưng cột sống hiệu quả nhất 2024 chuyên gia khuyên dùng 13/07/20
      Đai lưng cột sống là thiết bị hỗ trợ dành cho người gặp các vấn đề cột sống. Công dụng,…
      Thoát vị đĩa đệm chữa được không? Chuyên gia giải đáp! 16/01/21
      Tôi mới phát hiện bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4-L5. Xin chuyên gia tư vấn thoát…
      3 nhóm thuốc tây điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay 23/11/19
      Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm với ưu điểm giảm đau nhanh, tức thời, đang…
      Xem thêm