Đi cầu ra máu ăn gì kiêng gì cho đúng? [Chuyên gia mách bạn!]
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Đi cầu ra máu ăn gì kiêng gì cho đúng? [Chuyên gia mách bạn!]

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    03/09/20

    Hỏi: Tôi bị đi cầu ra máu trong bốn ngày gần đây, có lúc máu ra nhiều, có lúc xuất hiện chất nhầy. Vậy tôi mắc bệnh gì và có thể ăn gì, kiêng gì để hết?  

    4.9/5 - (36 bình chọn)

    (Nguyễn Trọng Đại, 53 tuổi – Hà Nam)

    Trả lời: Chào anh Đại, trước hết tình trạng đi cầu ra máu của anh đã diễn ra trong vài ngày, trong phân có lẫn máu và chất nhầy. Nguyên nhân có thể do thức ăn bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh gây ra viêm niêm mạc hoặc bản thân đã có sẵn bệnh lý đường ruột như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích hoặc viêm ruột cấp tính. Chỉ dựa vào triệu chứng này chưa thể khẳng định được bệnh cụ thể. Vì vậy, anh nên đi thăm khám kịp thời, không nên để chủ quan khi đi ngoài ra máu.

    Anh có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết tình trạng đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì cho đúng.

    1. Hiện tượng đi cầu ra máu

    1.1. Đi cầu ra máu là gì?

    đi cầu ra máu nên ăn gì kiêng gì?

    Đi cầu ra máu là tình trạng không phải hiếm gặp trong cuộc sống.

    Đi cầu ra máu (đi ngoài ra máu) là tình trạng rất dễ gặp, khi đi đại tiện trong phân có lẫn với máu hoặc xuất hiện máu ở cuối bãi. Máu xuất hiện có thể có màu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc thâm đen. Lượng máu có thể ra nhiều hoặc ít, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

    Nguyên nhân gây ra tình trạng đi cầu ra máu có thể kể tới như:

    • Bệnh trĩ
    • Nứt kẽ hậu môn
    • Viêm túi thừa
    • Viêm đại tràng, trực tràng, Polyp đại tràng
    • Ung thư đại tràng, trực tràng
    • Rò ống tiêu hóa
    • Viêm dạ dày ruột
    • Sa trực tràng
    • Xuất huyết tiêu hóa
    • Nhiễm trùng do lây qua đường tình dục

    1.2. Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

    Trường hợp đi cầu ra máu do bạn ăn những thực phẩm như tiết hoặc ăn thực phẩm cứng, gặp táo bón chỉ xuất hiện một hai lần sau đó chấm dứt hẳn sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

    Ngược lại, trường hợp đi ngoài ra máu kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, đau bụng, đau rát hậu môn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới đường tiêu hóa như:

    • Ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày
    • Có thể gây mất máu nếu tình trạng đi cầu ra máu liên tục, không kiểm soát
    • Suy giảm sức đề kháng
    • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, mất nước

    2. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống khi đi cầu ra máu

    vai trò của chế độ ăn uống khi đi cầu ra máu

    Ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng đi cầu ra máu.

    Theo Viện dinh dưỡng, ăn uống không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng trong trị bệnh. Ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới căn nguyên gây bệnh như đối với các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, viêm loét dạ dày, đại tràng, hành tá tràng… đồng thời chế độ dinh dưỡng hằng ngày còn nâng cao sức sức đề kháng chung của cơ thể để chống lại bệnh tật.

    Y học hiện đại đánh giá cao vai trò phản ứng của cơ thể trước bệnh tật. Khi cơ thể suy nhược, ăn uống kém rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa – nơi trực tiếp tiêu thụ và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.

    Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đi cầu ra máu. Do vậy, việc điều chỉnh thực đơn hàng ngày đồng thời nắm rõ được nguyên tắc đi cầu ra máu nên ăn gì kiêng gì vô cùng cần thiết.

    Nguyên tắc dinh dưỡng cho người đang gặp phải tình trạng đi cầu ra máu là nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế tối đa làm tổn thương thêm bề mặt niêm mạc ruột cũng như sự hoạt động của đường ruột.

    Vậy đi cầu ra máu nên ăn gì kiêng gì?

    3. Đi cầu ra máu nên ăn gì?

    Đi cầu ra máu có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Do vậy bạn cần xác định rõ mình đang gặp phải bệnh lý nào để điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp. Đối với các bệnh tiêu hóa nói chung, người bệnh có thể tăng cường bổ sung một số thực phẩm sau:

    Chế độ ăn rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng đi cầu ra máu. Chính vì vậy khi bạn đang gặp phải vấn đề này, nên bổ sung trong thực đơn những nhóm thực phẩm dưới đây.

    3.1. Thực phẩm giàu magie

    thực phẩm giàu magie

    Magie có nhiều trong các loại hạt như hạnh nhân, óc chó

    Magie là khoáng đa lượng, cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò chuyển hóa thức ăn đồng thời tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng vận hành trơn tru.

    Những thực phẩm giàu magie:

    • Rau xanh như súp lơ, rau dền, rau chân vịt, bí đỏ;
    • Các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân
    • Các loại đậu
    • Sữa, thịt…

    3.2. Thực phẩm giàu chất xơ

    Chất xơ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với người bị đi ngoài ra máu, giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

    Các thực phẩm giàu chất xơ:

    • Rau xanh
    • Củ cải
    • Cà rốt
    • Đậu đen, vừng đen
    • Bưởi,…

    3.3. Thực phẩm giàu vitamin C

    thực phẩm giàu vitamin C

    Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng.

    Vitamin là chất chống oxy hóa tốt, giúp cơ thể thanh nhiệt, tăng sức đề kháng, hỗ trợ đi ngoài ra máu.

    Những thực phẩm giàu vitamin C: cam, chanh, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo…

    Lưu ý không nên ăn những loại trái cây khi cơ thể cảm thấy đói. Với người bệnh có tiền sử đau dạ dày không nên bổ sung quá nhiều vị lượng axit có trong các loại quả này có thể ảnh hưởng tới dạ dày.

    3.4. Thực phẩm giàu rutin

    Rutin có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức bền thành mạch, dùng cho trường hợp bị suy yếu tĩnh mạch, thường xuyên chảy máu, niêm mạc tổn thương.

    Những thực phẩm chứa rutin: lá diếp cá, rau má, cam, bưởi, lúa mạch.

    3.5. Uống nước, bổ sung sữa chua

    Nước đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Khi cơ thể thiếu nước khiến tình trạng táo bón trầm trọng.

    Niêm mạc đường ruột bị cọ xát gây các hiện tượng chảy máu ngày càng nghiêm trọng.

    Mặt khác, trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, cải thiện tình trạng táo bón, đi cầu ra máu.

    4. Đi cầu ra máu nên kiêng ăn gì?

    đi cầu ra máu kiêng gì

    Hạn chế thực phẩm cay, nóng, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

    Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn, bạn nên chú ý những món ăn này để kiểm soát tình hình.

    – Gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu.

    – Socola, thức uống quá ngọt làm chậm quá trình tiêu hóa và các cơn co thắt nhu động ruột, gia tăng táo bón, đi ngoài ra máu.

    – Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, dễ gây mất nước, táo bón, đi ngoài.

    –  Một số người không dung nạp lactose nên hạn chế các thực phẩm như sữa tươi, bơ, phô mai vì chúng chứa lượng đường lactose cao, khó tiêu.

    – Không nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói chứa nhiều hương liệu, chất phụ gia.

    – Các loại thịt đỏ chứa nhiều protein, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây táo bón, chảy máu khi đi ngoài.

    – Chuối tiêu xanh, đu đủ xanh có chứa pectin hút nước trong đường ruột, khiến phân dễ khô cứng.

    5. Lời khuyên của chuyên gia

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đi cầu ra máu không phải là bệnh nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm.

    Vì vậy, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

    Ngoài ra, song song với quá trình ăn uống, người bệnh cần kết hợp chế độ luyện tập cũng như sinh hoạt điều độ để hạn chế tình trạng này xảy ra.

    Cụ thể:

    lựa chọn thực phẩm an toàn

    • Lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ
    • Luyện tập thể dục thể thao điều độ, hạn chế vận động mạnh, chơi thể thao dưới trời nắng nóng, tránh tình trạng mất nước
    • Nên kiểm soát lượng đường trong sữa, tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
    • Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước.
    • Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát
    • Bổ sung men vi sinh hoặc men tiêu hóa có lợi cho đường ruột trong trường hợp cần thiết
    • Trường hợp đi ngoài ra máu, có kèm tiêu chảy, nên bù nước điện giải, tránh mất nước
    • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tránh tình trạng viêm nhiễm khi đi cầu ra máu.
    • Không cọ xát hậu môn mạnh làm tổn thương da quanh hậu môn
    • Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng quá mức

    Trên đây là một số thông tin về đi cầu ra máu nên ăn gì kiêng gì. Để được tư vấn cụ thể, bạn có thể tham khảo các bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc chat trực tiếp với bác sĩ tại đây.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn tiêu hóa ở người già: Triệu chứng, điều trị và phòng tránh 25/01/24
      Rối loạn tiêu hóa ở người già gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của người cao…
      Phân màu đen do nguyên nhân nào? Chuyên gia giải đáp 03/11/23
      Hỏi: Thưa chuyên gia, 3 ngày nay tôi bị đi ngoài phân màu đen. Đây là lần đầu tiên tôi…
      Cà rốt chữa tiêu chảy như thế nào? – Tìm hiểu ngay! 02/10/20
      Bạn có biết cà rốt nằm trong danh sách những loại thực phẩm người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu…
      {SOS} Đi ngoài phân sống do đâu? Tham khảo cách xử trí từ chuyên gia 15/02/24
      Đi ngoài phân sống là triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai.…
      Xem thêm