Chế độ ăn uống cho người bệnh Gút khi [Tết đến - Xuân về]
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Chế độ ăn uống cho người bệnh Gút khi [Tết đến – Xuân về]

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    04/01/20

    Tất niên – “mùa” tiệc rượu lại về trong niềm hân hoan của nhiều người… Nhưng với người bị bệnh gút – “niềm vui” ăn uống ấy lại trở thành “cơn ác mộng”. Vậy người bệnh gút ăn gì, kiêng gì dịp Tết đến xuân về?

    Đánh giá article

    1. Bệnh gút tái phát vào dịp tết cao gấp 2-3 lần. Vì sao?

    Theo nhiều số liệu thống kê, tỉ lệ người đi xét nghiệm và chẩn đoán gút dịp Tết cao gấp 2-3 lần ngày thường. Lý do là vào dịp tết các món ăn trong mâm cơm đều rất nhiều và phong phú. Chưa kể, bia rượu, chúc tụng năm mới là chuyện khó từ chối, họ vẫn phải đụng đũa, nhấp môi vì sợ mất lòng người thân, bạn bè.

    Vì cả nể và “ham vui”, không ít người phải “dở khóc dở cười” đón năm mới trong bệnh viện hay nằm bẹp ở nhà do cơn đau gút cấp tấn công. Vậy là Tết chưa thể trọn vẹn vì vị khách “Gút”. Vậy người bệnh nên ăn uống thế nào để “tránh xa” những cơn đau gút?

    Bệnh gout

    Bệnh gút tái phát vào dịp tết cao gấp 2-3 lần

    >> Tìm hiểu thêm: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

    2. Người bệnh gút ăn gì, kiêng gì dịp Tết

    2.1. Những thực phẩm người bị gút cần kiêng kỵ

    Trước sự hấp dẫn, gọi mời của những món ăn trong mâm cơm tết hay những bữa tiệc rượu, người bị bệnh gút cần “vượt qua cám dỗ” từ những món ăn sau đây:

    – Bánh chưng, dưa hành, thịt đông cũng là 3 món ăn không tốt cho người bị gút.

    – Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt ngựa, thịt chó, thịt dê… Đây là những thực phẩm giàu đạm làm sản sinh và gia tăng acid uric máu, gây ra các cơn đau gút.

    – Hải sản, đặc biệt là cua, ghẹ, sò, tôm, cá ngừ…

    – Nội tạng động vật. Nhóm thực phẩm này rất giàu cholesterol và purin nên có thể gây ra các cơn đau gút cấp bất cứ lúc nào.

    – Các loại trứng lộn có hàm lượng purin cao, do đó bệnh nhân gút nên tránh ăn kẻo “gặp họa”.

    – Nem chua: Là đồ nhậu hấp dẫn với nhiều người trong dịp tết nhưng “món này” có thể khiến acid uric sản sinh nhanh hơn.

    – Một số loại rau như măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ cũng chứa nhiều nhân purin nên không an toàn cho người mắc gút.

    – Thực phẩm giàu chất béo: mỡ, da động vật, đồ chiên rán…

    – Bia, rượu, đồ uống có gas.

    thực phẩm người bị gút cần kiêng kỵ ngày tết

    Những thực phẩm người bị gút cần kiêng kỵ ngày tết

    2.2. Những thực phẩm người bệnh gút nên ăn

    Chắc hẳn, nhìn danh sách món ăn cần kiêng kị trên đây rất nhiều người bị gút phải thở dài ngao ngán. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người bệnh gút vẫn có thể ăn thịt trong khoảng 100-150g một ngày và 400g rau xanh, hoa quả…

    Dưới đây là những món ăn người bệnh cần tăng cường sử dụng trong dịp tết bao gồm:

    – Rau xanh, hoa quả ít nhân purin và giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bệnh gút. Người bệnh nên ăn các loại rau như: cải bẹ xanh, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, bí đỏ và các loại hoa quả như: dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín…

    – Ngũ cốc, bơ, các loại hạt, trứng, sữa…

    – Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, sắn, cà chua.

    – Uống 2-3 lít nước mỗi ngày.

    Thực đơn ngày Tết cho người bệnh gout

    Thực đơn ngày Tết cho người bệnh gout

    >> Tìm hiểu thêm: Bệnh gout (gut) nên ăn hoa quả gì để đào thải axit uric?

    3. Bật mí mẹo hay đối phó với bệnh gút dịp Tết đến, xuân về

    Ngoài việc ăn uống hợp lý, người bệnh gút nên ghi nhớ một số bí quyết để đón một năm mới dồi dào sức khỏe, hưởng niềm vui:

    – Tăng cường vận động thể dục thể thao bằng những môn vừa sức

    – Giữ ấm cơ thể, ngâm chân với nước nóng trước khi ngủ

    – Tránh căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya.

    Bài viết “Người bệnh gút ăn gì, kiêng gì dịp Tết đến xuân về” đã giải đáp thắc mắc của rất nhiều người. Hãy áp dụng những thông tin trên để không phải lo lắng về những cơn đau gút tái tê trong mùa xuân này nhé.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mắc bệnh gút có nên đi bộ không? Ghi nhớ “bỏ túi” cho người bệnh 30/07/19
      Khi chẳng may mắc phải bệnh gút, người bệnh sẽ phải kiêng khem nhiều thứ, không chỉ trong ăn uống…
      Thuốc Colchicine trị gout là gì? Thành phần và tác dụng ra sao 17/08/20
      Thuốc Colchicine (Colchicin) được chỉ định trong điều trị bệnh gout. Vậy tác dụng của nó là gì, cách sử…
      Tìm hiểu về cây tơm trơng – dược liệu quý không phải ai cũng biết 04/11/20
      Tơm trơng là vị thuốc đã được truyền lại từ ông “Vua voi”, không những tăng cường sinh lý nam…
      Thử ngay 17 loại trà giảm axit uric dễ pha 12/05/23
      Trà giảm axit uric là thức uống mà nhiều người bệnh gout tìm kiếm dù chỉ có tác dụng hỗ…
      Xem thêm