Lá lốt vốn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh gút. Hãy cùng tìm hiểu các cách chữa bệnh gout bằng lá lốt và những lưu ý khi sử dụng phương pháp này trong bài viết sau nhé!
1. Công dụng của lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là piper lolot C. DC thuộc họ hồ tiêu. Đây là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 30 – 40cm. Lá mọc so le, hình trái tim, đầu lá thon nhọn.
Trong dân gian, lá lốt ngoài việc được sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn còn có tác dụng trị bệnh. Lá, rễ và thân của cây lá lốt đều có thể trở thành dược liệu.
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, giúp trừ lạnh, giảm đau, trị khó tiêu, đầy hơi, mụn nhọn, nôn, làm mạnh gân cốt, chỉ thống.
Còn theo y học hiện đại, lá và thân của cây lá lốt có chứa alcaloid, flavonoid, tinh dầu beta-caryophylen. Rễ cây lá lốt chứa tinh dầu benzyl axetat. Các loại chất này đều có tính sát khuẩn, chống viêm, tiêu sưng, giảm đau.
2. Lá lốt có chữa được bệnh gút không?
Bệnh gout (thống phong) là một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp. Nguyên nhân chính là do lượng axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. (Theo Medicalnewstoday.com)
Để điều trị, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây hoặc chữa bệnh gút bằng thuốc nam. Trong đó, lá lốt cũng là một cây thuốc chữa gút hiệu quả.
Như trên đã đề cập, chất flavonoid trong lá lốt có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong khớp, giảm viêm, tăng liên kết và khả năng đàn hồi của các mô sụn.
Alcaloid giúp ngăn phát tín hiệu đau lên não bộ, làm dịu cơn đau nhức xương khớp do bệnh gout gây ra.
Hơn nữa, khả năng tiêu độc, lợi tiểu của lá lốt còn góp phần đào thải lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
Xem thêm:
- Lá vối chữa bệnh gút (gout) có tốt không? Hiệu quả như thế nào?
- Rau cải đắng chữa bệnh gout có tốt không?
- Chữa bệnh gout bằng cua đồng – Dùng sao cho đúng?
- “Bỏ túi” ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh hiệu quả
3. Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt
3.1. Uống nước sắc lá lốt trị bệnh gút
Đây là cách chữa bệnh gút đơn giản tại nhà. Bạn có thể sử dụng lá lốt tươi hoặc khô.
Cách thực hiện:
– Lấy từ 15 – 30g lá lốt tươi hoặc 5 – 10g lá lốt phơi khô đun với 2 bát nước.
– Đến khi cạn còn một nửa lượng nước thì tắt bếp.
– Gạn lấy nước, chia thành 2 phần uống vào buổi sáng và buổi tối.
3.2. Bài thuốc điều trị bệnh gout kết hợp lá lốt với các vị thảo dược khác
Lá lốt có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các vị thảo dược khác để trở thành bài thuốc Đông y điều trị bệnh gút hiệu quả.
Chuẩn bị: Lá lốt, vòi voi, rễ bưởi bung, cỏ xước, mỗi loại 30g
Cách thực hiện:
– Rửa sạch các nguyên liệu, cắt thành từng khúc rồi sao vàng.
– Sau đó cho vào ấm sắc với 3 bát nước.
– Đun nhỏ lửa tới khi còn 1 bát nước thì tắt bếp.
– Chắt lấy nước, chia làm 3 phần uống trong ngày.
3.3. Ngâm chân bằng lá lốt chữa bệnh gout
Cách thực hiện:
– Lấy 30g lá lốt tươi rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước và 5g muối.
– Để nước giảm bớt nhiệt độ rồi dùng ngâm chân trong khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
Lưu ý, phương pháp này không phù hợp với đối tượng bị suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân bị tiểu đường, xơ cứng động mạch.
3.4. Chữa bệnh gout bằng rượu lá lốt
Chuẩn bị:
– Cây lá lốt bao gồm cả thân và rễ
– 1 lít rượu trắng
Cách thực hiện:
– Cây lá lốt rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ dài 3cm, đem phơi khô.
– Ngâm lá lốt với rượu trắng trong 1 tháng.
– Khi dùng, đổ rượu ra lòng bàn tay rồi xoa nhẹ nhàng lên vùng khớp bị đau do gout.
Lưu ý: không xoa rượu lên khu vực da có vết thương hở, bị trầy xước, da nhạy cảm.
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
3.5. Top 5 món ăn chữa bệnh gout bằng lá lốt
Một trong những cách chữa bệnh gout bằng lá lốt đơn giản là chế biến thành món ăn. Nó cũng giúp kích thích vị giác của người bệnh.
3.5.1. Chả lá lốt
Chuẩn bị:
- 300g thịt lợn ba chỉ
- Lá lốt
- Hành lá
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Thịt rửa sạch, xay nhỏ, ướp với hành lá thái nhỏ và gia vị trong 15 phút.
- Lá lốt rửa sạch, để ráo nước.
- Cuốn thịt vào trong từng chiếc lá lốt.
- Đun sôi dầu ăn rồi bỏ chả vào chiên vàng đều hai mặt. Để hạn chế lượng dầu, bạn có thể sử dụng nồi chiên không dầu.
3.5.2. Lá lốt xào thịt lợn
Chuẩn bị:
- 200g thịt lợn thái miếng mỏng
- 1 nắm lá lốt
Cách thực hiện:
- Thịt lợn rửa sạch ướp với gia vị trong 15 phút.
- Lá lốt rửa sạch thái nhỏ.
- Cho một chút dầu vào chảo nóng rồi xào thịt lợn tới khi chín.
- Sau đó cho lá lốt vào đảo đều rồi tắt bếp.
3.5.3. Cá rô om lá lốt
Chuẩn bị:
- 3 con cá rô đồng.
- 30g lá lốt.
- 100g củ cải
- 2 lát nghệ tươi
Cách thực hiện:
- Cá sơ chế sạch
- Lá lốt rửa sạch, thái khúc ngắn
- Nghệ tươi rửa sạch.
- Củ cải rửa sạch, bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn.
- Phi thơm hành rồi cho cá vào, đổ thêm một ít nước, nấu sôi.
- Sau đó bỏ củ cải, nghệ tươi vào om chung.
- Cuối cùng cho lá lốt vào đảo đều.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
3.5.4. Canh lá lốt nấu thịt
Chuẩn bị:
- 50g thịt lợn băm
- 1 nắm lá lốt
Cách thực hiện:
- Thịt băm ướp với gia vị cho ngấm.
- Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho thịt vào đun sôi với lượng nước vừa đủ.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Sau đó cho lá lốt vào cho nước sôi trở lại thì tắt bếp.
3.5.5. Cháo lá lốt
Chuẩn bị:
- 300g gạo tẻ
- 50g lá lốt
- Thịt lợn băm hoặc cá sông với liều lượng tùy ý
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch.
- Sơ chế cá (nếu có).
- Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ.
- Ninh gạo với thịt hoặc cá cho nhừ rồi nêm nếm gia vị.
- Bỏ lá lốt vào đảo đều đến khi nồi cháo sôi lại rồi tắt bếp.
- Chia làm 2 phần ăn trong ngày.
Xem thêm:
Mách bạn [Top 15+] món ăn tốt nhất cho người bệnh gout
4. Lưu ý khi chữa bệnh gout bằng lá lốt
Khi chữa bệnh gout bằng lá lốt, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
– Do tính nóng của lá lốt mà những người đang bị nhiệt miệng, táo bón, đau dạ dày không nên sử dụng.
– Cách chữa gout bằng lá lốt trên đây chỉ sử dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ hoặc dùng như một biện pháp hỗ trợ cùng với các loại thuốc điều trị bệnh gout do bác sỹ chỉ định.
– Chữa gout bằng lá lốt đòi hỏi thời gian mới phát huy hiệu quả. Do đó, người bệnh không nên nóng vội.
– Đối với cách uống và ăn lá lốt, người bệnh không nên dùng quá 100g lá lốt/ngày. Vì ăn quá nhiều lá lốt sẽ bị phát ban, táo bón.
– Ngưng sử dụng lá lốt khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.
– Trong quá trình chữa bệnh gout bằng lá lốt, người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung trái cây và rau xanh, hạn chế thịt đỏ, hải sản, kiêng bia, rượu.
– Người bệnh gout cũng cần tập luyện thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng. Đi bộ, yoga, bơi lội là những gợi ý cho người bệnh.
Những thông tin về chữa bệnh gout bằng lá lốt trên đây hy vọng hữu ích đối với bạn. Điều quan trọng nhất là khi thấy các biểu hiện của bệnh gout, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể chat trực tiếp với bác sỹ.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.