4 thủ phạm gây đau bụng xung quanh rốn không phải ai cũng biết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    4 thủ phạm gây đau bụng xung quanh rốn không phải ai cũng biết

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    03/09/19

    Ai trong đời cũng ít nhất một lần gặp phải tình trạng đau bụng xung quanh rốn. Nếu triệu chứng này lặp lại nhiều lần kèm các dấu hiệu khác thì bạn tuyệt đối không nên xem thường, bởi có thể đây là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Để rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (5904 bình chọn)

    1. Đau bụng xung quanh rốn do đâu?

    Trước khi tìm hiểu nguyên nhân của đau bụng xung quanh rốn, chúng ta cần phải nắm cấu tạo của vùng bụng. Theo sinh học, vùng bụng được chia làm 3 phần:

    • Vùng trên rốn gồm có: gan, mật, dạ dày, hành tá tràng, tụy, lách, phía trên hệ tiết niệu, bao quanh các cơ quan trên rốn còn có màng bụng.
    • Vùng hạ vị: ruột, trực tràng, phần dưới niệu quản, bàng quang, phần phụ (nữ giới)…
    • Vùng hố chậu phải và hố chậu trái.

    Từ đây, chúng ta có thể dự đoán những khả năng xảy ra khi gặp phải chứng đau bụng xung quanh rốn.

    1.1. Hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt, bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: vi khuẩn xâm nhập, thói quen ăn uống không tốt, tác dụng phụ của thuốc…

    Đau bụng xung quanh rốn có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

    Đau bụng xung quanh rốn có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

    Có khoảng 10 – 15% dân số các nước đã phát triển được cho là bị ảnh hưởng ít nhiều của hội chứng ruột kích thích. Bệnh thường gặp ở Nam Mỹ và hiếm gặp hơn ở Đông Nam Á. Bệnh nhân nữ đông gấp đôi bệnh nhân nam và thường xảy ra trước 45 tuổi.

    Biểu hiện:

    • Đau bụng xung quanh rốn, kéo theo từng cơn, thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc dùng nhiều đồ dầu mỡ.
    • Rối loạn đại tiện, có thể táo bón hoặc tiêu chảy.
    • Ợ chua, ợ hơi sau khi ăn, nhất là lúc uống bia.

    1.2. Bệnh lý về dạ dày – tá tràng

    Đau bụng quanh rốn cũng là biểu hiện của bệnh lý về dạ dày – tá tràng. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.

    Bệnh có biểu hiện cụ thể như sau:

    • Đau vùng bụng quanh rốn kèm theo ợ hơi, ăn không tiêu, chướng hơi, bụng ậm ạch, khó chịu.
    • Cơn đau thường xuất hiện về đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, người gầy yếu, xanh xao.

    1.3. Viêm đường tiêu hóa

    Là bệnh lý xuất phát từ chế độ ăn uống thất thường, không khoa học, nhất là việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường. Ngoài ra, viêm đường tiêu hóa còn do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra.

    Biểu hiện bệnh:

    • Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng quanh rốn, kèm theo biểu hiện muốn đi vệ sinh.
    • Rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ, phân sống, có mùi tanh kèm theo.
    • Buồn nôn, ói mửa, đổ nhiều mồ hôi…

    1.4. Ngộ độc thực phẩm

    Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống. Đây là hiện tượng bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, chứa chất gây ngộ độc…

    Biểu hiện cụ thể:

    • Đau dữ dội quanh rốn, thậm chí có cảm giác co rút ở khu vực bụng kèm triệu chứng buồn nôn, ói mửa.
    • Có thể gây tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng, kéo dài trên 2 ngày cùng với các triệu chứng như: mất nước, khô miệng, tiểu tiện ít…
    • Chóng mặt, đầu óc quay cuồng…
    • Người nóng, thân nhiệt cơ thể lên đến 40 độ C.
    Người bị ngộ độc thực phẩm cũng có biểu hiện đau bụng quanh rốn

    Người bị ngộ độc thực phẩm cũng có biểu hiện đau bụng quanh rốn

    Ngoài ra, viêm tụy cấp, phình động mạch chủ, bệnh phụ khoa… cũng được xác định là “thủ phạm” gây ra các cơn đau bụng quanh rốn.

    Đối với trường hợp đau bụng xung quanh rốn thông thường thì không có gì đáng lo ngại, chúng sẽ tự hết khi bạn điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài khiến cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Khi đó, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị kip thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

    >> Tìm hiểu nhanh: Vị trí đại tràng nằm ở đâu? Có cấu tạo và chức năng gì?

    2. Cách điều trị chứng đau bụng xung quanh rốn hiệu quả

    2.1. Phương pháp Tây y

    Tùy vào từng nguyên nhân cũng như bệnh lý mà bạn mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau.

    Trường hợp đau bụng xung quanh rốn do đại tràng co thắt, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại tân dược như: nhóm thuốc bổ sung chất xơ, thuốc nhuận tràng, thuốc cầm tiêu chảy, chống co thắt đại tràng…

    Nếu “thủ phạm” là bệnh lý dạ dày – tá tràng, người bệnh nên sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn HP, thuốc chống tăng tiết dịch vị, thuốc kháng axit…

    Trường hợp bị viêm đường tiêu hóa có thể dùng một số nhóm thuốc như: thuốc giảm tiết, thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy…

    Nếu ngộ độc thực phẩm, cần phải đưa tới bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

    2.2. Áp dụng các mẹo dân gian

    Với hiện tượng đau bụng xung quanh rốn không kèm theo biểu hiện bất thường nào, bạn có thể cải thiện bằng cách:

    Mật ong: Pha 1-2 thìa mật ong với nước ấm, uống trực tiếp để giảm đau.

    Lá bạc hà: Xay lá bạc hà với một ít hạt cây thì là, tỏi, gừng, bột hạt tiêu. Mỗi ngày uống 1 ít với nước ấm, áp dụng 2 ngày/lần sẽ thấy hiệu quả.

    Nước giấm/rượu táo: Trộn một muỗng giấm/rượu táo nguyên chất với một ly nước ấm, thêm 1 thìa mật ong. Dùng 2 lần/ngày cho tới khi cơn đau “rời bỏ” bạn.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin về triệu chứng đau bụng xung quanh rốn và cách xử trí. Nếu không muốn “dính quả đắng” từ biểu hiện này liên tục, hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Chúc bạn sức khỏe!

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “4 thủ phạm gây đau bụng xung quanh rốn không phải ai cũng biết”

    1. Tân viết:

      Em có triệu chứng đau phần bụng dưới bắt đi cầu nhiều lần trong ngày nhưng lại cầu không được chỉ xì hơi,khi được thì chỉ chút ít. Có nhiều khi đau tức vùng thượng vị muốn ợ nhưng ợ không được
      Đi khám bs chuẩn đoán viêm dạ dày tá tràng-td viêm thực quản trào ngược đã dùng thuốc Tây nhiều nhưng không bớt
      Bs tư vấn giúp em ạ

      • Chào bạn, viêm dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản là những bệnh lý rất hay gặp về đường tiêu hóa ở nước ta và ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt…Vì vậy, việc dùng thuốc Tây thường giúp giảm triệu chứng tức thời, chưa trị được căn nguyên. Để cải thiện, bạn nên chú ý chế độ ăn uông lành mạnh, sinh hoạt khoa học và luyện tập thể thao hàng ngày để tăng khả năng hồi phục cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và giảm các triệu chứng của viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa… và kích thích tiêu hóa để hỗ trợ trong quá trình điều trị như Đại tràng Extra Tâm Bình.
        Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn liên hệ trực tiếp hotline 0343 446699 để được giải đáp nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm manh tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 22/08/20
      Viêm manh tràng là bệnh lý hiếm gặp, khó điều trị. Bệnh dễ phát triển thành những biến chứng nguy…
      Nano curcumin là gì? Công dụng và cách sử dụng ra sao? 25/08/20
      Nano curcumin hay còn được gọi là tinh bột nghệ nano hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thị…
      Sự khác nhau giữa rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng 19/11/18
      Những cơn đau co thắt vùng bụng đi kèm với trướng bụng, đầy hơi, đi ngoài… thường khiến mọi người…
      Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh? 11/10/21
      Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh viêm đại tràng. Chính vì…
      Xem tất cả bài viết