Nghề lái xe với viêm đại tràng: Nỗi ám ảnh thường trực của người tài xế
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm đại tràng và nỗi ám ảnh của dân lái xe – Những hệ lụy tiềm ẩn

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    03/04/21

    Viêm đại tràng đối với người bình thường đã vô cùng khổ sở, mệt mỏi. Đối với dân lái xe, sự mệt mỏi đó còn tăng lên bội phần, trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều bác tài trong sự nghiệp lái xe.

    5/5 - (4 bình chọn)

    Bất tiện vì “Tào tháo ghé thăm” không báo trước

    “Nghề lái xe phải rong ruổi khắp ngả đường, những bữa “cơm hàng cháo chợ” diễn ra thường xuyên. Ban đầu chỉ là những trận rối loạn tiêu hóa nhẹ. Dần dà là thường xuyên được bác tào tháo ghé thăm. Lái xe một mình thì không sao, có thêm nhiều hành khách khác thì bất tiện vô cùng. Bởi đâu phải ai cũng hiểu cho “nỗi khổ” của mình.” Đó là chia sẻ của anh N.M.H (Ba Đình – Hà Nội) khi được hỏi về những bất tiện của viêm đại tràng với nghề lái xe.

    nghề lái xe với viêm đại tràng

    Viêm đại tràng trở thành nỗi ám ảnh của dân lái xe

    Khá giống với trường hợp của anh H, anh L.A.T (Long Biên – Hà Nội) ngán ngẩm kể lại: “Đã bị viêm đại tràng thì chuyện ăn uống dọc đường không cẩn thận, sau đó phải tìm nhà vệ sinh gấp là chuyện bình thường. Có hôm vừa ăn uống xong, ra lấy xe đưa đón khách, đang lái thì bụng sôi òng ọc, mặt biến sắc, phải xin phép khách dừng xe để giải quyết, thật sự là ngại vô cùng.”

    Xem thêmViêm đại tràngLật tẩy nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả

    Bệnh dễ mắc, mà chữa thì… KHÓ

    Cũng theo anh H chia sẻ, anh phát hiện bị viêm đại tràng hơn 4 năm nay. Nguyên nhân có lẽ do thói quen ăn uống “vô tội vạ”, thường xuyên phải thức khuya chạy xe, sử dụng cà phê, thuốc lá nhiều. Nhưng vì đặc thù công việc nên việc chữa trị cũng chẳng “đến nơi đến chốn”, nhất là trong khoản kiêng khem. Chủ yếu anh tìm đến thuốc tây để giảm triệu chứng mỗi lần đầy hơi, chướng bụng, đau bụng đi ngoài.

    “Ban đầu dùng thuốc còn thấy hiệu quả, nhưng dùng nhiều thì nhờn thuốc, phải uống tăng liều. Nhưng uống nhiều thì chân tay bủn rủn, cơn buồn ngủ ập đến, toàn thân mệt mỏi không thể nào cầm lái được. Những lúc như thế chỉ có nghỉ ở nhà để đảm bảo an toàn cho mình, cho mọi người.”

    Còn với anh T, xác định “bệnh từ miệng mà ra”, nên anh rất cẩn trọng trong ăn uống, lúc nào anh cũng bị ám ảnh: “Liệu ăn cái này, cái kia có ảnh hưởng gì không? Nói nhiều người không tin, chứ người ta thì stress vì công việc, tiền nong, còn tôi lại stress vì ăn uống. Càng mệt mỏi hơn khi bản thân đã kiêng khem rất cẩn thận, mà bệnh thì vẫn còn nguyên.”

    Những hệ lụy tiềm ẩn…

    Theo chia sẻ của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh Việt Nam): “Bệnh viêm đại tràng thường khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa. Đường ruột nhạy cảm với đồ tanh sống, dầu mỡ,… dễ sinh ra đầy bụng, trướng hơi, đi ngoài,… Bệnh kéo dài sẽ phát triển thành mạn tính khiến cơ thể mệt mỏi, mất trí nhớ, dễ cáu gắt. Trong trường hợp người bệnh kiêng khem quá mức sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, cộng thêm việc lái xe nhiều mệt mỏi, cơ thể gầy sút, không đủ sức khỏe để đảm bảo an toàn trên những chặng đường dài.

    Viêm đại tràng kéo dài sẽ phát triển thành mạn tính. Lúc này niêm mạc đại tràng tổn thương nghiêm trọng có thể gây ra những biến chứng như: Viêm loét, thủng, giãn đại tràng. Thậm chí là ung thư đại tràng.

    Lời khuyên trong điều trị viêm đại tràng cho tài xế

    Để đạt được kết quả cao trong điều trị viêm đại tràng, người bệnh, đặc biệt là tài xế lái xe cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, không nên lo lắng thái quá khiến bệnh trầm trọng hơn.
    • Không kiêng khem quá mức dẫn đến cơ thể thiếu chất.
    • Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về điều trị.
    • Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này có thể giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng, nhưng lại dễ tái phát. Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng có thể khiến niêm mạc tổn thương nặng hơn, khó hồi phục.
    • Trong lâu dài, nên ưu tiên các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Nhưng cần đảm bảo sản phẩm của thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng.

    Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến bệnh viêm đại tràng và nghề lái xe. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này, đặc biệt là những bất tiện mà nó gây ra cho người bệnh nói chung và người tài xế nói riêng.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Viêm đại tràng và nỗi ám ảnh của dân lái xe – Những hệ lụy tiềm ẩn”

    1. Phan Quốc Hưng viết:

      Lúc nào cũng vậy xác định đi xa là cứ mua sẵn Đại tràng tâm bình với Berberine, cộng thêm uống nước cho tỉnh táo.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh đại tràng và bánh trung thu, có phải “kẻ thù truyền kiếp”? Click ngay để biết! 11/09/19
      Ăn bánh, uống trà, thưởng trăng là thú vui tao nhã của người Việt trong ngày rằm tháng 8. Nhưng…
      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Làm cha mẹ phải biết 10/01/22
      Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình…
      Hội chứng ruột kích thích khi mang thai có nguy hiểm? Áp dụng 4 cách xử trí tốt nhất 24/03/21
      Hội chứng ruột kích thích khi mang thai tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng nó tác động nhất…
      Thuốc Forlax: Công dụng, liều dùng và lưu ý từ bác sĩ! 21/11/20
      Forlax là dạng thuốc bột thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị táo bón ở trẻ em và…
      Xem tất cả bài viết