Viêm túi thừa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị- Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm túi thừa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    03/11/23

    Viêm túi thừa có thể dẫn tới tình trạng tắc ruột, chảy máu, áp xe đại tràng… thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, đúng cách. Để xác định liệu bản thân có đang mắc phải căn bệnh này hay không hãy cùng tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. 

    5/5 - (11 bình chọn)

    1. Viêm túi thừa là gì?

    Túi thừa là những túi nhỏ, phồng trên lớp niêm mạc ống tiêu hóa. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa nhưng thường gặp nhất là ở đại tràng. Túi thừa có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong đại tràng, nhưng thường gặp nhất ở phần dưới ruột già (đại tràng sigma). Về cơ bản, cấu tạo của thành túi thừa giống đại tràng nhưng mỏng hơn.

    Viêm túi thừa hay viêm túi thừa đại tràng là tình trạng một hoặc nhiều túi thừa bị viêm nhiễm, sưng đỏ. Nguyên nhân là do khoảng trống của túi thừa có thể khiến phân bị kẹt bên trong. Lâu dần phân cứng lại và chèn ép vách đại tràng gây nghẹt lòng túi. Những vi khuẩn trong phân sẽ xâm nhập và gây viêm nhiễm, tổn thương. Bệnh không chỉ gây những triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.

    Viêm túi thừa là gì

     

    2. Nguyên nhân gây viêm túi thừa đại tràng

    Hiện chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, có một vài yếu tố có liên quan, thúc đẩy tình trạng này.

    2.1. Quá trình lão hóa của cơ thể

    Tuổi cao, chức năng của thành ruột bị suy giảm nên dễ bị viêm nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị đúng cách sẽ gây chảy máu túi thừa. Đây chính là lý do mà viêm túi thừa đại tràng thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi.

    2.2. Ăn ít chất xơ

    Chế độ ăn ít chất xơ có thể dẫn tới căn bệnh này. Vì ăn ít chất xơ dễ gây táo bón, phân cứng. Điều này làm gia tăng áp lực lên thành đại tràng. Từ đó gây đau, viêm.

    Ăn ít chất xơ gây viêm túi thừa

    Ăn ít chất xơ được cho là có liên quan tới viêm túi thừa đại tràng

    2.3. Thừa cân, béo phì

    Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn những người khác. Thêm vào đó, những người này thường có thói quen ăn ít chất xơ, nhiều chất béo nên tăng áp lực với hệ tiêu hóa nói chung và thành đại tràng nói riêng.

    2.4. Tác dụng phụ của thuốc

    Sử dụng một số loại thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra căn bệnh này. Các loại thuốc bày bao gồm: Thuốc chống viêm không steroid, opioid, steroid.

    Tác dụng phụ của thuốc gây viêm túi thừa

    Sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây bệnh

    Ngoài ra nếu có người trong gia đình mắc bệnh viêm túi thừa, bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh

    3. Triệu chứng viêm túi thừa

    Những triệu chứng của căn bệnh này không quá điển hình. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây:

    – Đau bụng, đặc biệt là vùng bụng dưới bên trái. Đau có thể lan ra toàn bụng hoặc tập trung ở một điểm cụ thể. Đau có thể tăng lên khi ho, hắt hơi, di chuyển hoặc thay đổi tư thế.

    Chướng bụng

    Tiêu chảy hoặc táo bón

    Phân lẫn máu đỏ tươi

    – Sốt, rét run

    – Buồn nôn, nôn

    Triệu chứng viêm túi thừa

    Người bệnh thường gặp phải những cơn đau ở bụng dưới bên trái

    Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe, như:

    – Đau bụng cục bộ khi bấm nhẹ vào vùng viêm.

    – Xuất hiện áp-xe (một túi chứa mủ do nhiễm trùng) ở vùng viêm.

    – Các dấu hiệu bất thường liên quan đến đường tiết niệu, như đau khi đi tiểu, máu trong nước tiểu, khí trong nước tiểu, dịch âm đạo có mủ…

    – Các dấu hiệu của viêm phúc mạc (nhiễm trùng ổ bụng), như sốt cao, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, đau bụng nghiêm trọng…

    >>Xem thêm: Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

    4. Viêm túi thừa có nguy hiểm không?

    Bệnh gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó nó còn dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúng bao gồm:

    – Tắc ruột: Là tình trạng một phần của đại tràng bị tắc khiến chất thải bị ứ đọng bên trong ruột.

    – Xuất huyết: Chảy máu đại tràng là một biến chứng đe dọa tới tính mạng. Người bệnh có thể bị mất máu trầm trọng.

    – Thủng ruột: Đây là một tình trạng nghiêm trọng. Thành ruột bị thủng sẽ khiến chất thải rò rỉ vào khoang bụng. Từ đó gây ra áp xe, nhiễm trùng.

    – Áp xe: Xung quanh túi thừa sẽ hình thành các ổ mủ do bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể gây tử vong nên cần kịp thời cấp cứu.

    5. Chẩn đoán

    Để chẩn đoán viêm túi thừa, bác sĩ có thể tiến hành các bước sau:

    Khám lâm sàng

    Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh và chế độ ăn uống của bạn. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra vùng bụng để xác định vị trí và mức độ đau. Bác sĩ có thể dùng tay để bấm nhẹ vào vùng viêm để kiểm tra phản ứng của bạn. Nếu bạn có áp-xe, bác sĩ có thể cảm nhận được một khối u cứng ở vùng viêm.

    Xét nghiệm máu

    Kiểm tra các chỉ số như số lượng tế bào trắng (WBC), tốc độ lắng máu (ESR) và protein C phản ứng (CRP). Những chỉ số này có thể tăng cao khi bạn bị viêm nhiễm. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra mức độ hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct) để xem bạn có bị thiếu máu do chảy máu không.

    Chẩn đoán hình ảnh

    Chụp CT, chụp MRI, nội soi đại trực tràng, chụp động mạch. Các phương pháp này giúp đem tới hình ảnh về túi thừa bị viêm hoặc nhiễm trùng. Chẩn đoán hình ảnh cũng có thể loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng tương tự, như viêm ruột thừa, viêm buồng trứng hay u nang buồng trứng.

    6. Điều trị viêm túi thừa đại tràng

    Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng nhẹ hay nặng bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.

    6.1. Đối với viêm túi thừa dạng nhẹ

    Bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn để tạo điều kiện và thời gian cho cơ thể tự chữa lành tổn thương. Chế độ này thường bắt đầu bằng thức ăn lỏng như: Nước canh, súp, cháo… Khi tình trạng bệnh bắt đầu thuyên giảm, người bệnh có thể chuyển sang thực phẩm ít chất xơ hơn.

    Bên cạnh đó, để giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau như Acetaminophen.

    trị viêm túi thừa dạng nhẹ

    Acetaminophen giúp giảm đau trong trường hợp bệnh nhẹ

    Ngoài ra một số mẹo dân gian trị viêm túi thừa đại tràng cũng có thể là gợi ý cho người bệnh. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa viêm túi thừa tại nhà này.

    Nghệ và mật ong

    Mật ong và tinh chất curcumin trong nghệ được mệnh danh là chất kháng sinh tự nhiên. Sự kết hợp này sẽ giúp làm lành nhanh tổn thương tại túi thừa. Bạn chỉ cần hòa tan một thìa tinh bột nghệ vào một cốc nước ấm rồi thêm một thìa mật ong. Uống trước ăn 30 phút.

    Nha đam

    Tính kháng khuẩn, nhuận tràng của nha đam phù hợp với người bị viêm túi thừa đại tràng. Bạn chỉ cần lấy 5 lá nha đam tươi, rửa sạch, lấy phần thịt nha đam đem xay nhuyễn với nước. Trộn nha đam với mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.

    Lá mơ lông

    Lá mơ lông giúp giảm đau, sát khuẩn, se nhanh vết loét. Bạn hãy lấy lá mơ lông xay nguyễn vắt lấy nước uống trong ngày.

    6.2. Đối với viêm túi thừa dạng nặng

    Một số biện pháp khác sẽ được áp dụng khi viêm nhiễm nghiêm trọng hoặc chuyển sang giai đoạn biến chứng. Lúc này người bệnh bị đau, viêm nặng hơn. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nằm viện, dùng thuốc giảm đau và kháng viêm dạng mạnh, tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch.

    Đối với những trường hợp cấp cứu do biến chứng hoặc điều trị thuốc không đỡ thì cần chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật viêm túi thừa có thể là cắt đoạn đại tràng có túi thừa viêm nhiễm hoặc dẫn lưu mủ.

    Phẫu thuật viêm túi thừa

    Khi các phương pháp khác không hiệu quả thì phẫu thuật sẽ được chỉ định

    7. Lưu ý trong điều trị viêm túi thừa

    Người bệnh viêm túi thừa cần lưu ý một số điều sau để đạt được kết quả điều trị tốt nhất:

    – Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ: Nên uống thuốc theo toa và điều chỉnh chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

    – Theo dõi triệu chứng: Người bệnh nên ghi chép các triệu chứng của mình và thông báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường hoặc không cải thiện sau điều trị.

    – Chăm sóc sau phẫu thuật: Nếu người bệnh đã trải qua phẫu thuật, cần tuân thủ theo các hướng dẫn về vệ sinh vết mổ, dinh dưỡng và hoạt động vật lý. Người bệnh nên đi tái khám theo lịch để kiểm tra quá trình phục hồi.

    8. Cách phòng tránh viêm túi thừa

    Để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc viêm túi thừa, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

    – Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Khoai lang, cà rốt, cam, táo, các loại hạt đậu… Chất xơ làm tăng nhu động ruột, hạn chế sự hình thành và phát triển của túi thừa đã có sẵn trong lòng đại tràng

    – Uống từ 1,5 – 2 lít nước có tác dụng làm mềm phân trong ruột già, giảm hiện tượng táo bón

    – Hạn chế đồ ăn mặn, cay, nóng, nước uống có gas… Vì chúng làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm túi thừa

    – Vận động hợp lý rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng túi thừa. Lựa chọn các bài tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe để luyện tập mỗi ngày.

    – Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát ít nhất một lần mỗi năm để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kể cả viêm túi thừa.

    – Tránh stress: Bạn nên tìm cách giảm stress trong cuộc sống hàng ngày, như thiền, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè, làm việc yêu thích…

    Kết luận chung

    Viêm túi thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm túi thừa có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, như vỡ túi thừa, áp-xe, tắc ruột… Việc hiểu rõ về bệnh và áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe sẽ giúp bạn giảm nguy cơ và sống khỏe mạnh hơn.

    Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ hãy đến ngay các cơ sở để được xác định chính xác bệnh. Nếu bạn còn thắc mắc có liên quan hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Tìm hiểu] Lá trầu không – dược liệu dân gian tốt cho hệ tiêu hóa 27/11/21
      Trầu không là loại cây quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Nhưng ít ai biết rằng, từ hàng…
      Đau vùng chấn thủy – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 09/10/21
      Bất kỳ ai khi gặp phải tình trạng đau vùng chấn thủy đều cảm thấy rất khó chịu. Cơn đau…
      Điều trị đau bụng đi ngoài ban đêm – Nguyên nhân và cách phòng tránh 02/10/21
      Hỏi: Một tuần gần đây tôi có biểu hiện đau bụng đi ngoài ban đêm. Khi thì 2h sáng, khi…
      Bí kíp hồi phục hệ tiêu hóa “quá tải” sau Tết 22/01/20
      Đầy bụng, ăn uống không tiêu là “căn bệnh Tết” mà ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Những…
      Xem tất cả bài viết