[Cẩm nang] sử dụng THUỐC NHUẬN TRÀNG và Top 6 loại thuốc 2024!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    [Cẩm nang] sử dụng THUỐC NHUẬN TRÀNG và Top 6 loại thuốc 2024!

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Linh Chi

    27/02/21

    Thuốc nhuận tràng có thể được chỉ định đối với những người mắc táo bón. Nó sẽ giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Bài viết sau sẽ giới thiệu 6 loại thuốc phổ biến nhất hiện nay, cách dùng cùng những lưu ý khi sử dụng. 

    5/5 - (483 bình chọn)

    1. Thuốc nhuận tràng là gì?

    Thuốc nhuận tràng (thuốc làm mềm phân) là loại thuốc làm tăng khả năng đào thải phân, giúp phân mềm hơn. Nó thường được sử dụng để điều trị táo bón hoặc dùng để chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật, nội soi đại tràng.

    Thuốc nhuận tràng

    Xem thêm Táo bón – Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

    2. Các nhóm thuốc nhuận tràng

    Theo Tiến sĩ Alan Carter, có thể phân thành 5 nhóm thuốc cơ bản:

    Loại thuốc Thành phần Cơ chế tác động Thời gian phát huy tác dụng
    ✅ Thuốc làm tăng khối lượng phân Psyllium, Methylcellulose và Sterculia Cung cấp chất xơ thực vật hoặc tăng chất nhầy trong phân 12 – 24 giờ
    ✅ Thuốc bôi trơn Dầu khoáng Phủ một lớp màng trên phân 6 – 8 giờ
    ✅ Thuốc nhuận tràng kích thích Enna, Bisacodyl và Natri picosulphat Tăng sự co bóp của nhu động ruột 6 – 12 giờ
    ✅ Thuốc nhuận tràng thẩm thấu Lactulose, Sorbitol đơn thuần hoặc phối hợp với Galactose, Trimebutine, Ispaghule Tăng hấp thụ nước vào trong lòng ruột 3 – 72 giờ
    ✅ Thuốc đặt vào trực tràng Bisacodyl và Glycerol Đây là thuốc xổ mạnh, kích thích phản xạ tống phân của đại tràng xích ma và trực tràng 15 – 30 phút

    Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống, dung dịch uống, bột, viên đặt hậu môn hoặc dạng thụt tháo. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dạng sử dụng phù hợp.

    3. Top 6 loại thuốc nhuận tràng phổ biến

    Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc nhuận tràng. Sau đây là 6 loại phổ biến nhất.

    3.1. Thuốc Sorbitol

    • Công dụng: Gia tăng áp suất thẩm thấu nước ở ruột.
    • Được bào chế dưới dạng bột pha uống.
    • Cách sử dụng: Pha 1 gói vào 1 cốc nước, uống trước bữa ăn sáng. Người lớn 1 gói/ngày, trẻ em ½ liều so với người lớn.
    • Chống chỉ định: Người bị tắc mật, viêm đại tràng mạn tính, không dung nạp fructose.
    Thuốc dễ đi cầu Sorbitol

    Thuốc Sorbitol làm gia tăng áp suất thẩm thấu nước ở ruột

    3.2. Thuốc Forlax

    • Công dụng: Kích thích nhu động ruột.
    • Được bào chế dưới dạng bột, có thành phần chính là macrogol 4000.
    • Cách sử dụng: Pha 1 gói vào 1 cốc nước, uống vào buổi sáng sau ăn. Ngày uống 1 – 2 gói.
    • Chống chỉ định: Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bị viêm ruột nặng, phình đại tràng, đau bụng không rõ nguyên nhân.
    Thuốc nhuận tràng Forlax

    Thuốc Forlax giúp kích thích nhu động ruột

    3.3. Thuốc nhuận tràng Takeda

    • Công dụng: Đây là thuốc làm mềm phân giúp tăng hấp thụ nước để phân mềm, kích thích nhu động ruột.
    • Takeda là thuốc nhuận tràng thảo dược. Có dạng viên nén.
    • Cách sử dụng: Uống với nước, 2 – 3 viên/ngày đối với người lớn.
    • Chống chỉ định: Người có cơ địa nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của Takeda
    Thuốc xổ Takeda

    Thuốc Takeda có thành phần là các vị thảo mộc

    3.4. Thuốc Biofermin S

    • Công dụng: Thuốc làm mềm phân này chứa axit lactic, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
    • Có dạng viên nén.
    • Cách sử dụng: 9 viên/lần và 3 lần/ngày đối với người lớn. Lưu ý không nhai thuốc hoặc nghiền nát thuốc để uống.
    Thuốc nhuận tràng Biofermin S

    Biofermin S chứa axit lactic

    3.5. Thuốc làm mềm phân Bisacodyl

    • Công dụng: Tăng nhu động ruột, kích thích dịch đại tràng.
    • Có dạng viên bao hoặc viên đặt hậu môn 5mg hoặc 10mg.
    • Cách sử dụng:

    Đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống 1 – 2 viên 5 mg với nước vào buổi tối hoặc đặt 1 viên đặt hậu môn 10 mg vào buổi sáng.

    Đối với trẻ em dưới 10 tuổi: uống 1 viên 5 mg với nước vào buổi tối hoặc đặt 1 viên đặt hậu môn 5 mg vào buổi sáng.

    • Chống chỉ định: Người bị viêm ruột thừa, tắc ruột, chảy máu trực tràng, trẻ em dưới 6 tuổi.
    Thuốc làm mềm phân Bisacodyl

    Thuốc Bisacodyl giúp tăng nhu động ruột, kích thích dịch đại tràng

    3.6. Thuốc Duphalac

    • Công dụng: kích thích nhu động ruột, tăng độ ẩm cho phân.
    • Được bào chế dưới dạng dung dịch, có chứa Lactulose. Khi đi vào cơ thể Lactulose sẽ kết hợp với lợi khuẩn trong đường ruột để chuyến hóa thành axit hữu cơ.
    • Cách sử dụng: uống trực tiếp dung dịch sau đó tráng miệng với nước lọc. Có thể pha dung dịch với nước lọc cho dễ uống.
    • Chống chỉ định: Người không dung nạp lactose, tắc nghẽn dạ dày – ruột, thủng cơ quan tiêu hóa.
    Thuốc nhuận tràng Duphalac

    Thuốc Duphalac có dạng dung dịch

    *Lưu ý: Các loại thuốc trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ.

    4. Cách sử dụng thuốc nhuận tràng

    Mỗi loại thuốc có cách sử dụng khác nhau theo hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên có những nguyên tắc chung khi sử dụng. Cụ thể là:

    • Chỉ dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn. Ngay khi đi tiêu trở lại trạng thái bình thường cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa táo bón.
    • Không được lạm dụng thuốc vì sẽ ảnh hưởng xấu đến lớp màng nhầy của ruột, gây phụ thuộc vào thuốc, rối loạn điện giải, viêm ruột.
    • Dừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc táo bón kéo dài hơn 1 tuần dù đã dùng thuốc.
    • Uống nhiều nước để thuốc phát huy công dụng tốt nhất.
    Triệu chứng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nhuận tràng

    Nếu bị phát ban hãy ngưng sử dụng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ

    5. Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng

    Thuốc làm mềm phần không hấp thu vào máu và thường được dung nạp tốt. Do đó loại thuốc này  thường ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như: chướng bụng, ợ hơi, tiêu chảy, khát, buồn nôn…

    Tuy nhiên, theo healthline.com, nếu bạn gặp phải bất kỳ phản tác dụng phụ nghiêm trọng nào dưới đây hãy tới gặp bác sĩ ngay:

    • Khó nuốt
    • Khó thở
    • Phát ban
    • Đau bụng dữ dội
    • Phân lẫn máu
    • Chóng mặt
    • Sốt

    6. Tương tác thuốc

    Một số loại thuốc khi dùng chung với thuốc làm mềm phân có thể gây ảnh hưởng tới dược tính hoặc tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc sau:

    • Thuốc kháng sinh
    • Thuốc chữa bệnh tim
    • Thuốc aspirin
    • Dầu khoáng

    7. Đối tượng cần cẩn trọng

    Một số đối tượng không nên sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc dùng thận trọng dưới sự theo dõi của bác sĩ. Cụ thể là:

    • Trẻ dưới 6 tuổi
    • Người già nằm liệt giường
    • Phụ nữ có thai và cho con bú
    • Người bị viêm ruột
    Đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nhuận tràng

    Phụ nữ có thai là đối tượng chống chỉ định

    8. Lưu ý sử dụng từ chuyên gia

    Để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng đưa ra một vài lưu ý cho người bệnh:

    • Thông báo về loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ lựa chọn thuốc dễ đi cầu phù hợp, tránh tương tác.
    • Sử dụng thuốc kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, không uống rượu bia.
    • Tập luyện thể dục thường xuyên giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả.
    • Tạo lập thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
    • Tránh căng thẳng.

    Để được kê đúng đơn thuốc nhuận tràng, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu cần thêm thông tin hỗ trợ, đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp với chuyên gia.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    18 bình luận cho “[Cẩm nang] sử dụng THUỐC NHUẬN TRÀNG và Top 6 loại thuốc 2024!”

    1. Phan Hồ viết:

      Tôi ngoài 50 tuổi uống thuốc nhuận tràng thường xuyên thì có ảnh hưởng gì không? Tôi đi nội soi không bị sao, bác sĩ kết luận bị hội chứng ruột kích thích. Tôi nên uống gì? Nghe nhiều người giới thiệu Đại Tràng Tâm Bình nhưng bệnh của tôi có uống được không?

      • Chào bạn, trường hợp sử dụng quá thường xuyên thuốc nhuận tràng có thể gây ra một số tác dụng phụ thể nhẹ như:
        – Đầy hơi, trướng bụng
        – Co thắt bụng
        – Tiêu chảy
        – Buồn nôn
        Hiện bạn có đang sử dụng sản phẩm gì không? Trường hợp bạn quan tâm có thể uống TPBVSK Đại tràng Tâm Bình hoặc sản phẩm cải tiến từ Đại tràng Tâm Bình là TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Phan Thanh Xuân viết:

      Chào bác sĩ, tôi thường xuyên bị táo bón tôi có dùng được Đại tràng Extra Tâm Bình không?

      • Chào bạn, TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình có thể sử dụng để hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu…). Tâm Bình cần thêm thông tin của bạn về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc/sản phẩm đang sử dụng để tư vấn cụ thể hơn. Bạn cung cấp thêm thông tin giúp Tâm Bình nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Nguyễn Hùng Thanh viết:

      Tôi có tiền sử đại tràng thể táo, tôi sử dụng sorbitol thường xuyên, tôi có nghe bác sĩ tư vấn không được lạm dụng sản phẩm này, tôi có lên mạng tìm hiểu và biết tới đại tràng Tâm Bình, cũng muốn thử uống xem sao, xin nhờ nhà thuốc tư vấn về cách sử dụng và thời gian sử dụng

      • Chào bạn, TPBVSK Đại tràng Tâm Bình có liều dùng:
        – Ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.
        – Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
        – Mỗi đợt uống từ 2 – 3 tháng, hoặc có thể uống lâu hơn.
        Bạn có thể để lại thông tin số điện thoại để Tâm Bình hỗ trợ trực tiếp giúp bạn các thắc mắc cũng như hỗ trợ đặt hàng nếu cần nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Phương viết:

      Chào bác sĩ, em năm nay 32 tuổi và đang sử dụng thuốc nhuận tràng. Trong quá trình sử dụng, em thấy mình có một số vấn đề như: ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn. Em muốn xin tư vấn liệu đây có phải là vấn đề nguy hiểm không ạ?

      • Chào bạn, các biểu hiện của bạn có thể là do tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng bạn đang sử dụng. Không biết bạn đang sử dụng chính xác loại thuốc gì và trong thời gian bao lâu? Để chính xác nhất bạn nên tái khám bác sĩ điều trị để xác định cụ thể đồng thời có biện pháp đổi thuốc nếu cần.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Nguyễn Phương viết:

      Em năm nay 20 tuổi thường đi cầu nhiều lần trong ngày, phân cứng? Bác sĩ cho em hỏi bị vậy là sao ạ

      • Chào bạn, tình trạng đi cầu nhiều lần trong ngày, phân cứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: Do thức ăn di chuyển trong ruột chậm, điều này khiến đại tràng hấp thụ nhiều nước và khiến phân trở nên khô cứng. Bên cạnh đó, cũng có thể do tình trạng tắc nghẽn bên trong ruột già. Trong các trường hợp này, bạn có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra bệnh có thể chỉ đơn thuần do thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý như: Chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước hoặc có thể do bệnh lý đại tràng.
        Bạn nên đến khám cơ sở y tế để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ có biện pháp điều trị cụ thể.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Nguyễn Hương viết:

      Bé lớn nhà tôi 17 tuổi, có thói quen chỉ ăn cơm và thịt, ít ăn rau và hoa quả nên táo bón đến nay ngày thứ 5 chưa đi được. Bác sĩ chỉ cho tôi thuốc nhuận tràng phù hợp với cháu nhé

      • Chào bạn, về cơ bản các thuốc nhuận tràng thường được sử dụng là: Sorbitol, Duphalac, Bisacodyl. Bạn cho cháu ra nhà thuốc để các dược sĩ ở đó xem xét tình trạng và tư vấn loại phù hợp nhé. Bạn cũng nên khuyên cháu dần dần thay đổi lối sống, ăn nhiều hoa quả và rau xanh hơn, uống nhiều nước để hỗ trợ ngăn ngừa táo bón.
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    7. Lê Thanh Hương viết:

      Tôi đang bầu 30 tuần 1 tuần trở lại đây không đi vệ sinh được co thể sử dụng thuốc thụt không?

      • Chào bạn, khi mang thai, mẹ bầu thường bị táo bón là do Progesterone – hormone thai kỳ gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu đồng ruột hoặc do bà bầu có trạng thái mệt mỏi, hạn chế vận động. Bên cạnh đó, quá trình phát triển của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây xung huyết, khiến cho tình trạng táo bón gia tăng. Các yếu tố khiến cho tình trạng táo bón ở mẹ bầu gia tăng đó là: Nghén, đã từng bị táo bón trước đó hoặc mắc hội chứng ruột kích thích (BS). Bản chất thuốc thụt hậu môn là một loại thuốc nhuận tràng được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch. Thuốc được đóng gói trong tuýp nhựa (chai) có gắn sẵn đầu chuyên dụng để dễ dàng bơm thuốc đi sâu vào trực tràng. Mục đích nhằm bôi trơn ống hậu môn và kích thích đại tràng co thắt để đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng. Việc sử dụng thuốc thụt là phương pháp điều trị táo bón hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất có trong thuốc thụt gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, thuốc thụt hậu môn không được khuyến khích sử dụng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi, trong sử dụng thuốc thụt trong 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Còn đối với 3 tháng cuối, việc làm này có thể gây ra các cơn co thắt, dẫn tới chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, nếu qua sự thăm khám và có sự đồng ý của các sĩ, bà bầu cũng có thể sử dụng.
        Chính vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Quí viết:

      3 4 ngày đi cầu k đc dùng thuốc j mới tốt bác sĩ

      • Chào bạn, tình trạng không đi cầu 3-4 ngày có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt, vấn đề sử dụng thuốc hay bệnh lý đại tràng, tiêu hóa… Nếu do ăn uống bạn nên tăng cường chất xơ, rau xanh, trái cây và uống nhiều nước, nếu bạn đã thường xuyên gặp tình trạng như này thì nên đến nhà thuốc hoặc cơ sở ý tế gần nhất để được nhân viên y tế thăm hỏi bệnh sử và tư vấn cụ thể hướng điều trị cho bạn nhé. Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì, bạn có thể liên hệ Dược sĩ Tâm Bình qua hotline 0343 446699 để được hỗ trợ nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử  lý 20/10/23
      Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra trong quá trình ăn uống không đảm bảo. Tuy nhiên, không phải…
      Uống rượu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Cách xử lý ra sao? 24/02/23
      Uống rượu đi ngoài ra máu là trải nghiệm có thể coi là đáng sợ đối với nhiều người. Tình…
      Phân biệt u đại tràng lành tính và ác tính – Những điều bạn nên biết 05/10/20
      Đại tràng là cơ quan rất dễ xuất hiện các khối u. Thông thường sẽ là u lành tính nhưng…
      Xuyên tâm liên – Thực hư vị thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 03/08/21
      Xuyên tâm liên là vị thuốc gì? Tác dụng như thế nào? Có điều trị được Covid không? là những…
      Xem thêm