Bị tiêu chảy nên uống nước gì?[13 gợi ý] giúp bạn dùng đâu khỏi đó
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Bị tiêu chảy nên uống nước gì?[13 gợi ý] giúp bạn dùng đâu khỏi đó

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    06/03/21

    Bị tiêu chảy nên uống nước gì là điều mà rất nhiều người quan tâm. Bởi, đây là hội chứng làm mất nước và chất điện giải trong cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức khỏe. Cùng chuyên gia Tâm Bình đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (192 bình chọn)

    Câu hỏi người bệnh tiêu chảy nên uống nước gì

    Với câu hỏi của Chị Hoàng Thị Phượng, Thạc sĩ Nguyễn Minh Hoàng xin được giải đáp như sau:

    1. Bù nước với người bị tiêu chảy quan trọng như thế nào?

    Vấn đề hàng đầu được đặt ra trong điều trị tiêu chảy cấp, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, không phải là tìm thuốc để cầm tiêu chảy (việc này làm sau) mà bù kịp thời lượng nước và chất điện giải đã theo phân ồ ạt ra ngoài.

    Nếu bù không kịp, người bệnh bị mất nước và chất điện giải trầm trọng chắc chắn sẽ suy kiệt sức khỏe, lâu dần có thể dẫn tới tử vong.

    Có thể nói, việc bù nước cho người bị tiêu chảy mang đến tác dụng sau:

    • Nhanh chóng phục hồi lượng nước và chất điện giải đã mất trong cơ thể.
    • Cải thiện hệ tiêu hóa, cầm đi ngoài.
    • Hồi phục sức khỏe, loại bỏ tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.

    Xem thêmTiêu chảy (Ỉa chảy) là gì?– Đọc đi còn biết cách cầm tiêu chảy

    2. Bị tiêu chảy nên uống gì để khỏi bệnh và lấy lại sức?

    Những người bị tiêu chảy nên bổ sung dung dịch oresol, trà hoa cúc, trà gừng, nước gạo rang… vừa cầm đi ngoài, vừa cải thiện sức khỏe.

    2.1. Uống dung dịch Oresol bù chất điện giải

    Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nước do nước theo phân ồ ạt ra ngoài. Chính vì vậy, bù nước và chất điện giải đã mất đi của cơ thể là việc đầu tiên bạn nên làm. Trong đó, uống dung dịch Oresol là phương án tối ưu và hiệu quả nhất.

    Tiêu chảy nên uống gì? Uống Oresol

    Oresol là lựa chọn đầu tiên dành cho người bị tiêu chảy

    Bạn pha một gói Oresol với lượng nước đúng theo quy định được ghi trên nhãn. Dùng nước nguội để pha, không pha nước khoáng. Sau khi pha xong, bạn nên uống luôn.

    Liều lượng uống phụ thuộc vào trọng lượng của cơ thể. Theo khuyến cáo của chuyên gia, liều lượng uống oresol là 10ml/1kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi phân lỏng.

    2.2. Uống trà gừng chữa tiêu chảy

    Theo Healthline, gừng có tác dụng làm ấm dạ dày và là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa. Gừng cũng có đặc tính chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn chữa lành vết loét dạ dày. Bên cạnh đó, việc uống trà gừng còn giúp bù lượng nước và bổ sung chất lỏng đã mất trong cơ thể khi bị tiêu chảy liên tục.

    trà gừng trị tiêu chảy

    Trà gừng trị tiêu chảy

    Cách thực hiện: Lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch, bóc vỏ, giã nát rồi hòa vào chén nước ấm. Ngày uống 2 lần.

    Nếu không có thời gian, bạn có thể mua trà gừng ở các hiệu thuốc về pha uống trong ngày cũng cải thiện tình trạng đi ngoài.

    2.3. Uống trà vỏ cam

    Vỏ cam chứa lượng lớn chất xơ giúp điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, hàm lượng pectin còn kích thích vi khuẩn  có lợi trong hệ đường ruột, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, đi ngoài, đầy hơi…

    Cách thực hiện: Bạn chỉ cần phơi khô vỏ cam sau đó cho vào nước nóng hãm thành trà uống trong ngày.

    2.4. Trà hoa cúc cầm tiêu chảy hiệu quả

    Đau bụng, đi ngoài nên uống nước gì? Một trong những cách hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua là sử dụng trà thảo mộc, đặc biệt trà hoa cúc.

    Loại trà này chứa dược tính có khả năng kháng khuẩn, làm lành tổn thương ở dạ dày… đồng thời điều trị viêm đường ruột, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, uống trà hoa cúc cũng được xem là cách bổ sung lượng nước đã mất đi khi bị tiêu chảy.

    2.5. Tiêu chảy mất nước nên uống nước lọc

    Nước chiếm phần lớn và quan trọng với cơ thể chúng ta. Chính vì vậy, để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể, khi bị tiêu chảy bạn không cần do dự tìm các loại nước bổ dưỡng gì, hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày và uống từng ngụm nhỏ. Để bổ sung chất điện giải, bạn có thể thay nước lọc bằng nước khoáng.

    2.6. Nước cháo hoặc nước gạo rang

    Tiêu chảy nên uống nước gì? Những loại nước có tinh bột giúp bổ sung năng lượng và lượng nước cơ thể mà không làm dạ dày co bóp và hoạt động nhiều.

    Tuy nhiên, người bệnh lưu ý không nên cho quá nhiều đường, muối vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng nề.

    Nước cháo

    Nước cháo bổ sung năng lượng và lượng nước đã mất của cơ thể

    2.7. Nước dừa

    Tiêu chảy mất nước nên uống gì? Hãy bổ sung ngay cơ thể ly nước dừa. Bởi nước dừa chứa các chất điện giải, giúp phục hồi điện giải cơ thể. Hơn nữa, nước dừa dễ uống nên phù hợp với nhiều lứa tuổi, kể cả trẻ em.

    Lưu ý nhỏ là một vài người khi uống nước dừa không nên pha thêm đường mà chỉ uống dừa nguyên chất hoặc thêm vài hạt muối.

    !!! Tiêu chảy có nên uống nước dừa? Uống như thế nào cho đúng cách

    2.8. Uống nước cam mật ong cung cấp chất điện giải

    Trong nước cam có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như: vitamin C, vitamin B9… rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe, đặc biệt là với người bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C dồi dào trong cam có tác dụng tăng cường sức đề kháng và chống viêm hiệu quả.

    Nếu không biết bị tiêu chảy nên uống nước trái cây gì? Có thể vắt ngay ly nước cam và thưởng thức. Bạn có thể kết hợp cam với mật ong vì mật ong cũng có tác dụng giảm triệu chứng tiêu chảy.

    2.9. Trà lá ổi trị tiêu chảy

    Theo nghiên cứu, lá ổi chứa thành phần tannin, có tác dụng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch dạ dày, từ đó làm giảm tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

    Trà lá ổi cầm tiêu chảy

    Trà lá ổi cầm tiêu chảy

    Cách thực hiện: Lấy một nắm lá ổi non hoặc búp ổi non, sắc nhỏ lửa với 2 bát nước trong khoảng 15 phút, uống khi nguội. Ngày uống nhiều lần cho tới khi tình trạng bệnh giảm.

    !!! Tìm hiểu công dụng của lá ổi

    2.10. Sữa chua

    Sữa chua có thành phần axit lactic cung cấp vi khuẩn có lợi, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có hại trong ruột. Chính vì vậy, sữa chua chính là thức uống tuyệt vời tốt cho người bị tiêu chảy.

    3. Người bị tiêu chảy kiêng uống gì?

    Ngoài những đồ uống tốt giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, đồng thời cung cấp nước và chất điện giải thì người bệnh cũng cần lưu ý tránh những loại nước khiến cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi như: đồ uống có gas, rượu bia…

    3.1. Tránh uống sữa có lactose

    Việc đi ngoài liên tục làm giảm lượng enzyme chuyên tiêu hóa đường lactose trong sữa gây khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Hơn nữa, một số người bị dị ứng với chất đạm bò trong sữa cũng có khả năng bị tiêu chảy. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên uống sữa khi đang bị đi ngoài.

    3.2. Không nên uống rượu, bia

    Rượu bia có cồn, không phải là thức uống lành mạnh với người khỏe mạnh nói chung và mắc bệnh tiêu chảy nói riêng. Chính vì vậy, người tiêu chảy cần lưu ý.

    Người bị tiêu chảy kiêng uống rượu bia

    Người bị tiêu chảy kiêng uống rượu bia

    3.3. Loại bỏ cà phê, đồ uống có ga ra khỏi thực đơn

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong cà phê có thành phần caffeine khi uống sẽ kích thích hệ thần kinh đại tràng làm tăng nhu động ruột khiến cho quá trình vận chuyển thức ăn và phân trong ống tiêu hóa nhanh bất thường. Vì vậy, khi bị tiêu chảy bạn nên tránh uống cà phê. Đồ uống có ga cũng tương như vậy.

    4. Lưu ý khi điều trị tiêu chảy tại nhà

    Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Hoàng, khi điều trị tiêu chảy tại nhà, bên cạnh những loại nước nên uống để cải thiện bệnh, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, không nên bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
    • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ không tự ý mua thuốc điều trị tiêu chảy mà không có chỉ định của bác sĩ.
    • Dụng cụ sử dụng để chế biến món ăn cho người bị tiêu chảy phải đảm bảo sạch sẽ. Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn gây ra tình trạng tiêu chảy.
    • Dành thời gian nghỉ ngơi khi bị tiêu chảy, tránh hoạt động tốn nhiều thể lực khi sức khỏe còn yếu.
    • Nếu tiêu chảy kèm nôn thì không nên uống ngay các dung dịch trên, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Qua bài viết trên chắc hẳn chị Hoàng Thị Phượng cũng như độc giả đã trả lời được câu hỏi “bị tiêu chảy uống nước gì?”. Hi vọng các mẹo vặt này sẽ giúp bạn và gia đình cải thiện được tình trạng tiêu chảy sớm nhất có thể.

    Xem thêm

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trẻ rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Chuyên gia khuyên bạn 26/10/20
      Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ em, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe…
      Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang? Chuyên gia giải đáp thắc mắc 26/08/20
      Người bị viêm đại tràng rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Một trong những câu hỏi thường gặp…
      TPBVSK Đại tràng Tâm Bình: Công dụng, thành phần và liều dùng 26/12/19
      Với thành phần từ 12 vị thảo dược, TPBVSK Đại tràng Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ làm giảm…
      Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử  lý 20/10/23
      Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra trong quá trình ăn uống không đảm bảo. Tuy nhiên, không phải…
      Xem tất cả bài viết