Xuyên khung: Dược liệu hành khí hoạt huyết tốt cho sức khỏe
BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

Xuyên khung: Dược liệu hành khí hoạt huyết tốt cho sức khỏe

Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Biên tập viên: Vũ Thị Hương

05/02/24

Xuyên khung là vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe bằng cách hành khí hoạt huyết, tăng cường lưu thông khí huyết, khu phong, tán hàn. Thường dùng trị chứng đau đầu, trị hậu sản, xuất huyết tử cung, hoa mắt, chóng mặt… Để biết cụ thể tác dụng và những bài thuốc hiệu quả từ xuyên khung, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

5/5 - (4 bình chọn)

1. Vị thuốc Xuyên khung là gì?

xuyên khung là gì

Xuyên khung là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc

Xuyên khung hay còn có tên là Dược cần, khung cùng, hồ khung, mã hàm cung, phủ khung, tây khung, hương thảo, xà ty thảo, giải mạc gia, tăng ky (Lào Cai). Tiếng Trung Quốc là Chuanxiong.

Xuyên khung tên khoa học: Ligusticum wallichii Franch

Họ: Hoa tán Apiaceae

Đây là loài cây thân thảo sống lâu năm. Cây có chiều cao từ 40-60cm. Thân mọc từ củ lên, có nhiều đốt rỗng ở giữa.

Lá mọc đối, lá kép có nhiều lần lông chim. Cuống lá dài, có bẹ. Hoa tự tán nhỏ mọc đầu cành, màu trắng. Quả bế đôi, hình trứng.

Hoa nở vào tháng 7-9 hàng năm.

Củ xuyên khung có kích thước khoảng 1 nắm tay, vỏ ngoài màu đen vàng, xù xì, có nhiều cục trên củ. Bên trong ruột màu vàng trắng, có vân tròn. Sờ tay cảm thấy chắc củ. Củ có mùi thơm, vị đắng nhẹ, hơi tê ở đầu lưỡi.

Cây xuyên khung được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi có khí hậu mát mẻ, lạnh như Hà Giang, Lào Cai, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lai Châu. Trồng bằng phương pháp trông đốt mắt thân vào thời điểm cuối mùa xuân. Sau 2 năm có thể thu hoạch.

Trên thế giới thảo dược này có nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

2. Phân loại

 Xuyên khung có 2 loại một loại là loại lá nhỏ, củ nhỏ, có nhiều tinh dầu, mùi thơm, củ chắc hơn.

Loài thứ 2 là loại lá to hơn, củ to, có mùi thơm nhưng không nhiều tinh dầu và không thơm như củ của loại nhỏ. Củ to nhưng không chắc, nặng tay như loại củ nhỏ.

3. Thu hái và chế biến

Bộ phận sử dụng xuyên khung dược liệu là củ (thân rễ) của cây.

Thời điểm thu hoạch củ là từ tháng 10-12. Sau khi đào lấy củ, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, rửa sạch đất cát. Thái lát sau đó phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40-60 độ C) cho khô.

Bên cạnh đó còn có một số cách để chế biến xuyên khung như:

Theo Trung dược đại từ điển: xuyên khung sau khi thu hoạch thì ngâm với nước trong 1 giờ rồi vớt ra, ủ kín trong 12 giờ.

Sau đó thái thành phiến mỏng đem phơi khô.

Cách khác là dùng ngâm rượu: Sau khi thái lát mỏng thì ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ 640g dược liệu với 8 lít rượu. Sao đến khi dược liệu chuyển sang màu hơi đen, để nguội bảo quản trong hộp kín dùng dần. Xuyên khung ngâm rượu cần lựa chọn nguồn rượu đảm bảo.

Trung bình tỉ lệ 3,4kg củ tươi được 1kg củ khô.

4. Thành phần hóa học

Dược liệu này có rất nhiều dược chất có giá trị. Theo thống kê có hơn 170 hợp chất được phân lập và xác định từ thực vật này. Các thành phần chủ yếu từ thân rễ như: phthalide, terpenes và enol, polysaccharid, alkaloid, axit hữu cơ và este, tinh dầu (EO), axit phenolic, phthalide lacton.

5. Xuyên khung có tác dụng gì?

tác dụng của xuyên khung

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của thảo dược này

Đây là thắc mắc của không ít người khi gặp rất nhiều bài thuốc xuyên khung. Theo nguồn gốc của tên dược liệu, trong đó khung là cao, cùng là chỗ cuối cùng. Xuyên có thể là vị thuốc bắt nguồn tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Theo đo vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não.

Trong Đông y, vị thuốc này có vị cay, tính ấm, quy vào ba kinh can (gan), đởm (mật), tâm bào (màng tim). Tác dụng của xuyên khung là hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm sưng đau.

Theo Tây y, xuyên khung có nhiều công dụng đối với sức khỏe như:

– Giảm đau nhờ giảm cường độ của các tín hiệu gây đau

– Kháng khuẩn, chống lại sự hoạt động của các vi khuẩn như pseudomonas aeruginosa, thương hàn, lỵ và các vi khuẩn sinh mủ

– Chống nấm nhờ tác động phá vỡ thành tế bào của nấm

– An thần giúp ngủ ngon

– Cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, ức chế sự hình thành huyết khối (cục máu đông)

– Bảo vệ chức năng nội mô khỏi tổn thương do thiếu máu cục bộ và cải thiện tình trạng tưới máu cơ tim

– Giảm phù não và tăng lưu thông máu lên não, từ đó cải thiện chứng đau đầu, thiếu máu não

– Hạ sốt, chống viêm

– Tác dụng lên cơ trơn, từ đó cải thiện tình trạng băng huyết, rong huyết nhờ tác dụng cơ tử cung, từ đó giúp cầm máu

– Một số trường hợp dùng cho đau dạ dày, kinh nguyệt không đều

6. Vì sao xuyên khung giúp giảm đau đầu, mất ngủ?

vì sao xuyên khung giảm đau đầu mất ngủ

Trong bài báo “Phân tích y sinh của bốn loại thuốc Trung Quốc trong điều trị chứng mất ngủ dựa trên mạng lưới dược lý”, xuyên khung (Chuanxiong) được cho là có cơ chế điều hòa giấc ngủ do  rối loại nội tiết tố đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy khi sử dụng tinh dầu xuyên khung có tác dụng và hiệu quả giảm đau nhanh, an thần, giảm đáng kể độ trễ của giấc ngủ và tăng thời gian ngủ chỉ 5 phút sau khi vào giấc so với dùng đường uống.

Trong nhiều đánh giá tổng quát về chứng mất ngủ, nguyên nhân gây mất ngủ có thể do tỳ hư và can nhiệt. Theo đó, khi can nhiệt với các triệu chứng như bốc hỏa, thường cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt… có thể sử dụng xuyên khung do thảo dược này quy vào kinh can.

Đối với trường hợp đau đầu do thiếu máu lên não gây mất ngủ, xuyên khung giúp bổ huyết, tăng lưu thông khí huyết đặc biệt là não bộ. Vì vậy, dược liệu này cũng góp phần cải thiện lưu thông tuần hoàn máu não, giúp giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, dễ vào giấc ngủ hơn.

7. Các bài thuốc từ xuyên khung

Xuyên khung được dùng trong nhiều bài thuốc. Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, có một số bài thuốc như:

7.1. Bài thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt

Nguyên liệu: Xuyên khung 3g, tế tân 2g, hương phụ 2g

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dược liệu sau đó sắc với 300ml, đến khi sôi thì đun nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 100ml
  • Ngày chia 3 lần uống, mỗi lần uống khoảng 30ml
  • Nên kiên trì thực hiện từ 10-15 ngày để thấy hiệu quả.

7.2. Bài thuốc chữa thiên đầu thống, ngạt mũi, mắt mờ

Nguyên liệu: xuyên khung 12g, kinh giới 12g, bạc hà 12g, phòng phong 4g, tế tân 3g, khương hoạt 6g, bạch chỉ 6g

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên tán nhỏ, trộn đều với nhau
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 6g bột
  • Nên dùng với nước chè để chiêu thuốc
  • Uống đều đặn từ 7-10 ngày để cảm nhận hiệu quả.

7.3. Bài thuốc độc vị xuyên khung tán

Bài thuốc này chỉ có một vị là xuyên khung khô, dùng chữa chứng đau đầu, phụ nữ sau khi sinh bị nhức đầu.

Cách thực hiện xuyên khung khô tán nhỏ. Khi dùng thì lấy 4-6g uống với nước để chiêu thuốc.

Ngày uống 2 lần. Uống kiên trì từ 7-10 ngày.

7.4. Bài thuốc xuyên khung hầm cá mè

Trong trường hợp bị đau đầu kèm đau cổ vai gáy gây sốt, sổ mũi, ngạt mũi, lạnh, đau tăng lên khi ra gió, lưỡi có màu hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, người bệnh có thể kết hợp vị thuốc xuyên khung để hầm với đầu cá mè.

Nguyên liệu: đầu cá mẹ hoa 1 cái, xuyên khung 6g, bạch chỉ 9g

Cách thực hiện:

  • Đầu cá rửa sạch, bổ đôi. Đun ước sôi thì thả đầu cá vào, thêm xuyên khung, bạch chỉ, 1 vài lát gừng và rượu nhẹ vào hầm chín mềm.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Khi ăn thì ăn cả cái và nước. Ăn khi còn nóng
  • Ăn liền trong 1 tuần để cảm nhận hiệu quả.

7.5. Bài thuốc cá chép hấp xuyên khung

Bài thuốc này giúp cải thiện tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, tâm phiền, dễ cáu giận, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, lưỡi rêu vàng.

Nguyên liệu: cá chép khoảng 1 kg, xuyên khung 10g, thiên ma 8g, bạch linh 10g

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cá chép để ráo rước hoặc thấm giấy ăn cho bớt nước ở bụng
  • Thái xuyên khung, thiên ma, bạch linh đã rửa sạch thành miếng vừa ăn cho vào miệng cá
  • Ướp gia vị trong khoảng 30 phút sau đó đem lên hấp cách thủy
  • Hấp chín thì tắt bếp
  • Ăn khi còn nóng. Ăn trong ngày
  • Ăn tuần 2-3 lần.

7.6. Bài thuốc xuyên khung với trứng gà trị lạnh

Trong trường hợp đau đầu, cảm giác đau từ cổ chạy xuống sống lưng. Chất lưỡi có những điểm ứ huyết màu tìm thì có thể do nhiễm khí lạnh kết tụ ở dây thần kinh, cản trở lưu thông khí huyết. Người bệnh có thể dùng bài món ăn từ xuyên khung nấu với trứng gà.

Nguyên liệu: xuyên khung 9g, trứng gà 2 quả, hành lá 5 cây

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước sau đó đập 2 quả trứng và cho xuyên khung đun đến khi chín
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn sau đó cho hành lá
  • Ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục trong vòng 1 tuần để cảm nhận tác dụng.

7.7. Bài thuốc xuyên khung trà điều tán

xuyên khung trà điều tán

Trường hợp người bệnh bị thiếu máu, máu kém lưu thông, nhiễm phong hàn thì có thể dùng bài thuốc xuyên khung trà điều tán. Tác dụng là khu phong tán hàn, hoạt huyết chỉ thống, tăng lưu lượng máu lên não, làm ấm cơ thể.

Nguyên liệu: bạc hà 32g, bạch chỉ 6g, cam thảo 4g, khương hoạt 4g, kinh giới 10g, phòng phong 6g, xuyên khung 16g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên và sắc với nửa lít nước
  • Đun nhỏ lửa đến khi còn một nửa thì tắt bếp
  • Ngày chia 2 lần uống, nên uống khi còn ấm
  • Uống trong vòng 1 tuần để cảm nhận hiệu quả.

8. Xuyên khung giá bao nhiêu?

Theo cơ sở dữ liệu của SPDA, có 77 loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe nội địa của Trung Quốc có chứa chiết xuất xuyên khung. Ngoài ra, vị thuốc này còn được sử dụng rộng rãi ở thị trường châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ở nước ta xuyên khung cũng khá phổ biến nên việc mua dược liệu khô khô hay các chiết xuất từ xuyên khung rất dễ dàng. Giá dao động trong khoảng 150.000đ – 300.000đ/500g dược liệu khô. Tùy vào chất lượng thảo dược mà giá sẽ chênh lệch nhau.

Bạn có thể mua tại các hiệu thuốc Đông y hoặc tại các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên khi mua cần lựa chọn các đơn vị uy tín. Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

9. Tương tác thuốc

Xuyên khung hợp với bạch chỉ nên thường được sử dụng làm thuốc dẫn cho nhau. Tuy nhiên, việc kết hợp các thảo dược với nhau có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng của thuốc, thậm chí gây ra một số vấn đề với sức khỏe. Vì vậy khi dùng, người bệnh cần thận trọng khi kết hợp với các thảo dược này: hoàng kỳ, hoạt thạch, sơn thù, hoàng liên, tiêu thạch, lê lô.

Bên cạnh đó, khi dùng với thuốc tây cần thận trọng với các nhóm thuốc/hoạt chất như thuốc chống đông máu. Người bệnh cần đưa ra danh sách các loại thuốc, thực phẩm bổ sung khi sử dụng song song thảo dược này.

10. Tác dụng phụ

Vị thuốc xuyên khung tốt với những người thường xuyên đau đầu, thiếu máu lên não, lưu thông máu kém, phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên dùng trong thời gian dài có thể làm mất chân khí.

Vì vậy cần có liều lượng và thời gian sử dụng. Nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.

11. Lưu ý khi sử dụng

lưu ý khi sử dụng

Lưu ý khi dùng xuyên khung

Một số trường hợp không nên dùng xuyên khung bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Có tiền sử dị ứng với các thành phần của dược liệu
  • Người đang gặp vấn đề về xuất huyết hoặc nội tạng
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú

Đối với sử dụng dược liệu cần lựa chọn dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu có dấu hiệu ẩm mốc hoặc màu sắc, chất lượng kém, không nên sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về xuyên khung, cách sử dụng và những lưu ý cần thiết. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM: 

Nguồn tham khảo

Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.


Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi câu hỏi tư vấn





    Các bài viết khác

    Top 18 tác dụng của quả đậu bắp trong điều trị bệnh – Xem ngay! 18/10/20
    Đậu bắp là một trong những loại thực phẩm trong bữa ăn thường ngày. Không chỉ có hương vị thơm…
    Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp 03/04/24
    Suy nhược thần kinh là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên…
    Cây an xoa – Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và cách sử dụng 22/06/21
    Cây an xoa là thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng,…
    Mất ngủ nên làm gì? Thử ngay 20 tuyệt chiêu này để lấy lại giấc ngủ 11/11/23
    Mất ngủ nên làm gì là băn khoăn của hàng triệu người khi mắc hội chứng này. Bởi, mất ngủ,…
    Xem tất cả bài viết