[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ đúng hay sai?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ đúng hay sai?

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    02/01/24

    Tôi bị bệnh dạ dày, điều trị kháng sinh gần nửa tháng. Dạo này thấy người mệt mỏi, khó ngủ. Xin hỏi bác sĩ uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ có phải không? Tôi cần làm gì để cải thiện tình trạng trên?

    5/5 - (42 bình chọn)

    Trong bài viết dưới đây, Dược sĩ Nguyễn Minh Hoàng, Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

    1. Thuốc kháng sinh là gì?

    Thuốc kháng sinh là những loại thuốc có thành phần kháng khuẩn, giúp ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật có hại. Nguồn gốc của kháng sinh là các chủng vi sinh vật như nấm, vi khuẩn… Ngày nay, với sự phát triển của y học, thuốc kháng sinh có thể được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các chất hóa học.

    Trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh là biện pháp hầu như không thể thay thế; mang lại hiệu quả nhanh chóng và triệt để. Thế nhưng, một điều không thể phủ nhận là kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

    2. Uống thuốc kháng sinh có gây mất ngủ không?

    Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ có đúng không? Đây là thắc mắc của nhiều người dùng khi sử dụng loại thuốc này.

    uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ

    Theo các chuyên gia y tế, khả năng thuốc kháng sinh gây mất ngủ là rất hiếm gặp. Chúng chỉ xảy ra ở nhóm kháng sinh quinolon – nhóm hoạt chất không có nguồn gốc tự nhiên mà được điều chế bằng phương pháp tổng hợp.

    Trong trường hợp uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ thì nguyên nhân có thể nằm ở cách uống, thời điểm uống chưa phù hợp. Cụ thể là:

    • Thời điểm uống: Uống thuốc quá sát giờ đi ngủ khiến cơ thể bồn chồn, nôn nao.
    • Cách uống: Uống quá ít nước có thể khiến thuốc mắc ở họng hoặc dính vào niêm mạc thực quản; từ đó dẫn đến cảm giác khó chịu.

    Xem thêm Mất ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    3. Làm gì khi uống thuốc kháng sinh bị mất ngủ?

    Mặc dù tình trạng mất ngủ do uống thuốc kháng sinh là hiếm gặp; nhưng khi sử dụng thuốc người dùng vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau:

    lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh gây mất ngủ

    3.1 Chú ý thời điểm sử dụng thuốc

    Thuốc kháng sinh thường được chỉ định uống lúc đói hoặc cách bữa ăn khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Việc sử dụng thuốc khi dạ dày rỗng giúp các hoạt chất hấp thụ vào máu nhanh hơn, làm tăng tính sinh khả dụng; từ đó phát huy tối đa công dụng.

    Lưu ý, đối với kháng sinh pefloxacin (thường dùng trong điều trị viêm tiền liệt tuyến, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn huyết, viêm phụ khoa…). Thuốc này có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây cảm giác cồn cào, nóng ruột. Vì thế có thể uống trước ăn hoặc sau ăn nếu bị bệnh dạ dày.

    Ngoài ra, nên uống thuốc cách xa giờ đi ngủ để hạn chế sự ảnh hưởng đến giấc ngủ. Liều uống cách nhau 12 giờ hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.

    3.2 Uống thuốc đúng cách

    Thuốc kháng sinh ngoài uống đúng thời điểm, không quá gần giờ đi ngủ thì người dùng cần uống đúng cách. Thuốc nên được uống với nước nguội, lượng nước sử dụng nên nhiều hơn 150ml. Uống quá ít nước có thể khiến thuốc chưa xuống được dạ dày, mắc ở đường thở gây khó chịu.

    3.3 Uống theo đúng liều lượng chỉ dẫn

    Thuốc kháng sinh đều phải được sử dụng theo đơn. Bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp dựa vào chủng vi khuẩn bà người bệnh mắc phải. Đặc biệt, không tăng giảm liều lượng nếu chưa được sự cho phép của chuyên gia y tế.

    Việc sử dụng thuốc kháng sinh không theo liều lượng chỉ dẫn có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng. Nghiêm trọng hơn có thể gây kháng thuốc, khiến vi khuẩn không bị tiêu diệt và khó khăn trong các đợt điều trị tiếp theo.

    Tìm hiểu thêm:

    Bị mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì? Trọn bộ thực phẩm giúp bạn ngon giấc

    Bấm huyệt chữa mất ngủ – 9 huyệt không thể bỏ qua

    Mất ngủ nên dùng sản phẩm nào để hỗ trợ ngủ ngon, sâu giấc

    4. Một số loại thuốc có thể gây mất ngủ

    Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ là trường hợp không phổ biến. Thế nhưng nếu bạn sử dụng một số loại thuốc sau thì nguy cơ mất ngủ sẽ tăng cao:

    thuốc gây mất ngủ

    4.1 Thuốc cảm lạnh

    Cảm lạnh thường đi kèm với triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi. Thuốc điều trị cảm lạnh thường có chưa thuốc thông mũi pseudoephedrine. Công dụng của pseudoephedrine là giảm triệu chứng nghẹt mũi, khỏ thở do tắc mũi. Thuốc này thường có tác dụng phụ gây mất ngủ, ngay cả khi sử dụng dưới dạng xịt.

    4.2 Thuốc huyết áp

    Đối với người bị bệnh huyết áp thì thuốc chẹn beta hẳn không còn xa lạ. Tác dụng không thể phủ nhận của thuốc là giảm nhịp tim, giảm áp lực của máu lên thành mạch. Từ đó giúp điều trị bệnh tim mạch, huyết áp.

    Tuy nhiên, tác dụng phụ mà thuốc chẹn beta có thể gâ ra bao gồm lo lắng, bồn chồn, buồn ngủ, mất ngủ… Nhiều người còn xuất hiện ảo giác, mộng mị triền miên ảnh hưởng đến giấc ngủ.

    Đặc biệt, thuốc chẹn beta ức chế quá trình sản sinh melatonin – hormone giúp cân bằng và điều hòa giấc ngủ của con người.

    4.3 Thuốc chống trầm cảm

    Thuốc chống trầm cảm chủ yếu tác động vào hệ thần kinh. Chính vì vậy, một trong những tác dụng phụ rõ rệt nhất của thuốc này là tác động đến giấc ngủ.

    Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn giấc ngủ nguyên phát; cụ thể là hội chứng chân không yên, rối loạn giấc ngủ REM, nghiến răng khi ngủ, ác mộng, ngưng thở khi ngủ…

    4.4 Thuốc điều trị Parkingson

    Trong đơn thuốc điều trị Parkingson thể nhẹ hoặc một số bệnh lý tâm thần thường có thuốc chủ vận dopamine. Những loại thuốc này giúp kích thích giải phóng dopamine. Hormone này không hoạt động riêng biệt mà luôn đi kèm với các hormone khác như serotonin và adrenaline.

    Tác dụng phụ của thuốc chủ vận dopamine chủ yếu khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Tuy nhiên, chất này cũng được nghiên cứu có liên quan đến giấc ngủ, khiến khó ngủ về đêm, ngủ chập chờn.

    4.5 Thuốc chống viêm Corticosteroid

    Không chỉ uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ mà thuốc chống viêm Corticosteroid cũng có khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Các loại thuốc corticosteroid thông thường, như prednisone và prednisolone, có thể được dùng bằng đường uống, tiêm, hít hoặc bôi ngoài da.

    Corticosteroid được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe, tiêu biểu như dị ứng, rối loạn viêm, tình trạng tự miễn dịch và một số bệnh ung thư. Mất ngủ thường xảy ra ở người sử dụng Corticosteroid 2 lần một ngày vào ban đêm, gây hưng phấn dẫn đến khó ngủ.

    4.6 Thuốc ngủ

    Thuốc ngủ kê đơn hầu hết đều chứa benzodiazepine hoặc nonbenzodiazepine. Cả hai hoạt chất này đều có tác dụng giúp giấc ngủ đến nhanh hơn, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, tác dụng phụ gây nên bởi thuốc ngủ cũng rất đáng lo ngại, trong đó có hiện tượng nhờn thuốc.

    Sau một thời gian sử dụng thuốc ngủ, người dùng có thể không còn đáp ứng thuốc, giấc ngủ bị rối loạn. Ngoài ra, benzodiazepine  trong thuốc ngủ có thể dẫn đến triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

    4.7 Thuốc giảm đau

    Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như panacetamol, steroid có thể gây kích ứng dạ dày, tăng axit dạ dày, đầy hơi, khó chịu và các vấn đề tiêu hóa khác. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ. Nên dùng thuốc sau hoặc trong bữa ăn để hạn chế tình trạng.

    KẾT LUẬN

    Như vậy, uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ đúng hay sai thì câu trả lời là có rất ít trường hợp gặp tình trạng này. Tuy nhiên, có nhiều loại thuốc bạn sử dụng có thể gây mất ngủ. Nếu không thể ngưng thuốc, bạn có thể bổ sung một số thảo dược hoặc sản phẩm thảo dược để có được giấc ngủ ngon hơn.

    >>> XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      6 cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT 13/09/23
      Nhiều người mách nhau cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ. Vậy thực hư phương pháp này như…
      [Review] Thuốc trị mất ngủ Kinoko Nhật Bản có tốt không? Giải đáp từ A-Z 21/12/23
      Tôi đang phân vân mua thuốc trị mất ngủ Kinoko Nhật Bản và thuốc trị mất ngủ Gaba của Nhật…
      Khám rối loạn tiền đình – Từ A đến Z những điều cần biết 08/04/24
      Bạn đang gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng... và có ý định đi khám…
      Ngủ không sâu giấc – Nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào? 02/01/24
      Ngủ không sâu giấc có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe như mệt mỏi, suy…
      Xem thêm