Cây Lạc tiên: Bí quyết cải thiện giấc ngủ từ thảo dược tự nhiên
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Cây Lạc tiên: Bí quyết cải thiện giấc ngủ từ thảo dược tự nhiên

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    29/01/24

    Lạc tiên là một trong những vị thuốc chữa chứng mất ngủ hiệu quả được nhiều người tin tưởng từ lâu. Ngay từ thế kỷ 16, vị thuốc này đã được sử dụng để chữa mất ngủ. Vậy cơ chế nào giúp lạc tiên mang lại những tác dụng tuyệt vời cho giấc ngủ, cách dùng và những lưu ý như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    3.1/5 - (12 bình chọn)

    1. Cây lạc tiên là gì?

    lạc tiên

    Lạc tiên được sử dụng nhiều để làm thực phẩm và thuốc

    Cây lạc tiên hay còn gọi là cây chùm bao, cây lồng đèn hay cây nhãn lồng (Nam Bộ), hồng tiên, long châu quả hay mắc mát (Đà Lạt).

    Tên khoa học là Passiflora foetida L.

    Họ khoa học là Lạc tiên (Passifloraceae)

    Lạc tiên là cây dây leo, có thân mềm. Trên thân có nhiều lông mềm. Lá mềm, mọc so le, hình tim, dài từ 6-10cm, rộng từ 5-8cm, mép lượn sóng và xẻ hơi sâu thành 3 thùy, đáy lá hình tim. Mép lá có lông mịn, cuống lá dài 7-8cm.

    Tua cuốn thành lò xo. Hoa lạc tiên mọc đơn, có 5 cánh màu trắng hoặc hơi tím nhạt ở gần nhụy. Quanh hoa có nhiều tua long. Quả hình trứng dài từ 2-3 cm, màu xanh khi còn xanh và chuyển sang màu vàng khi chín. Bên trong quả có nhiều hạt nhỏ và có dịch quả.

    Mùa hoa bắt đầu từ tháng 4-5, mùa quả từ tháng 5-7.

    2. Phân bố

    Cỏ lạc tiên được phát hiện bởi bác sĩ người Tây Ban Nha, Monardes ở Peru năm 1569. Bốn mươi năm sau đó được du nhập vào châu Âu như một loại cây cảnh. Cây cũng phát triển phổ biến ở Nam Mỹ, Brazil.

    Ở nước ta cây thường mọc hoang nhưng cũng có nhiều nhà trồng lạc tiên cảnh. Lạc tiên cảnh Đà Lạt rất phổ biến.

    Bên cạnh đó, loài cây này phân bố ở các nơi có khí hậu nhiệt đới, bờ suối, ven song suối, bụi rậm và cả trong vườn nhà.

    3. Phân loại

    Lạc tiên có đến hơn 500 loại. Vì vậy để phân loại cần biết tên khoa học.

    Trung Quốc dùng cây Passiflora caerulea L. hay còn gọi là tây phiên liên (Việt Nam gọi là lạc tiên cảnh, có nguồn gốc từ Brazil).

    Châu Âu hay dùng cây Passiflora Incarnata (Việt Nam gọi là cây mắc mát), có nguồn gốc từ Châu Phi. Thường thấy ở Hà Nội, Đà Lạt. Lá có phiến chia làm 3 thùy sâu to, đường kính 4-5cm. Đây là thực vật được ghi trong dược điển Pháp.

    Ở nước ta còn có dây xen hay còn gọi là dây lồng đèn, có tên khoa học là Passiflora cochinchinesis Spreng, lá mọc đối. Phiến lá hình bầu dục, không chia thùy, có lông ở mặt dưới (có khi không), cánh hoa hẹp, quả mọng, tròn dài từ 3-4cm.

    Ngoài ra nước ta cũng có lạc tiên tây với tên khoa học là Passiflora edulis sims, nguồn gốc từ châu Phi, Nam Mỹ, được trồng ở Hà Nội, Đà Lạt, Tây Nguyên. Lá được chia làm 3 thùy, mép có răng, không lông. Hoa trắng hồng, cánh hoa dài 2cm, quả mọng to bằng quả trứng gà, bỏ dày và nhiều nạc, đường kính 4-6cm.

    Khi ăn chín rất thơm, pha uống nước thơm ngon, dùng làm nước giải khát.

    4. Thu hái và chế biến

    Các bộ phận thu hái đa dạng, từ dây lạc tiên, hoa cho đến quả đều được sử dụng để làm thuốc.

    Dây, lá, hoa quả sau khi được thu hái thì cắt khúc vừa, phơi khô là có thể dùng được.

    Ngoài ra, lạc tiên cũng có thể sử dụng tươi, chế biến thành món ăn hoặc sắc nước tươi để uống.

    Cách chế biến rất đơn giản.

    5. Thành phần hóa học

    Từ năm 1940, một dược sĩ Việt Nam từ Pháp về thấy cây lạc tiên khá giống với cây Passiflora ở Pháp. Mà tại Pháp người dân ở đây dùng làm bài thuốc an thần nên đã dùng cây lạc tiên của nước ta để chế thành thuốc an thần. (Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi).

    Theo các tài liệu được nghiên cứu và phân tích trên thế giới, trong lạc tiên có các thành phần hóa học như:

    • Flavonoid, polysaccharides, α-pyrones và cyanohydrins.
    • Các hợp chất đã được phân lập từ lá, thân, hạt, nhựa và quả.
    • Thân cây P. foetida có hàm lượng cellulose cao.

    Lá và quả của Passiflora foetida có giá trị dinh dưỡng cao nên được sử dụng làm trà thảo dược, thuốc viên và bột dinh dưỡng.

    6. Lạc tiên có tác dụng gì?

    lạc tiên có tác dụng gì

    Lạc tiên được nghiên cứu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

    Theo bài nghiên cứu “Đánh giá toàn diện về cây thuốc Passiflora foetida Linn, đăng trên Tạp chí Quốc tế về khoa học và nghiên cứu dược phẩm”, Lạc tiên có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

    Trong các bài thuốc dân gian, tác dụng của lạc tiên phải kể đến như:

    • Điều trị bệnh nhiễm trùng da, nhiễm trùng họng
    • Điều trị tiêu chảy
    • Băng bó vết thương, cầm máu
    • Giảm rối loạn gan, ngứa, có khối u
    • Giảm nhức đầu, lo lắng, buồn nôn và rối loạn giấc ngủ, như một loại thuốc an thần trong điều trị rối loạn thần kinh, chóng mặt, hen suyễn và cuồng loạn
    • Quả chưa chín dùng làm thuốc gây nôn
    • Nước sắc từ cây khô có tác dụng lợi tiểu

    Bên cạnh đó, y học hiện đại còn chỉ ra, thảo dược này có tác dụng là chống oxy hóa, chống viêm chống động kinh, chống tăng đường huyết, bảo vệ tim mạch, chống tiêu chảy và chống ung thư.

    7. Cây lạc tiên chữa mất ngủ như thế nào?

    cây lạc tiên chữa mất ngủ

    Thảo dược này chữa mất ngủ hiệu quả

    Các tài liệu Y học cổ truyền ghi lại, lạc tiên có vị hơi ngọt, tính mát, quy vào kinh tâm, can, có tác dụng thanh tâm, an thần, dưỡng can. Dùng chữa các chứng bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ kéo dài, kém ngủ, tim hồi hộp, đánh trống ngực.

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra, hoa lạc tiên có tác dụng chống co thắt, an thần, giải lo âu và hạ huyết áp. Đồng thời chiết xuất từ cây cũng có tác dụng chống trầm cảm.

    Cơ chế chữa mất ngủ này nhờ vào tác dụng tăng nồng độ GABA trong não. GABA là chất dẫn truyền thần kinh làm giảm hoạt động của não bộ, từ đó giúp não bộ được thư giãn và ngủ ngon hơn.

    Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy, trong chiết xuất methanol của lá lạc tiên có hoạt tính kích thích trung tâm thần kinh thông qua quá trình ức chế monoamine oxidase. Đây là yếu tố giúp điều chỉnh sự thoái hóa trao đổi chất, từ đó giúp chống trầm cảm, giải lo âu.

    8. Các bài thuốc từ lạc tiên

    Dân gian sử dụng lạc tiên để chữa bệnh rất nhiều với nhiều bài thuốc đơn giản. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này.

    8.1. Cây lạc tiên chữa mất ngủ

    Chữa mất ngủ bằng lạc tiên được nhiều người tin dùng. Khi sắc uống sẽ giúp làm dịu thần kinh.

    Nguyên liệu: Lạc tiên khô bao gồm cả lá, thân, quả khoảng 20-40g

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lạc tiên khô để loại bỏ bụi bẩn
    • Sắc nguyên liệu đã rửa sạch với khoảng 300-400ml nước đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa
    • Đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp
    • Chia làm 2 lần uống buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ khoảng 2 tiếng
    • Nên thực hiện đều đặn từ 7-10 ngày để cảm nhận hiệu quả.

    8.2. Lạc tiên chữa suy nhược thần kinh

    Trong lạc tiên có tác dụng giải lo âu. Vì vậy đối với những người bị suy nhược thần kinh, thần kinh kém có thể sử dụng bài thuốc từ thảo dược này để cải thiện.

    Nguyên liệu: 8-16g lạc tiên khô

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch dược liệu cho hết bụi bẩn
    • Sắc với 300ml nước đến khi sôi thì đun nhỏ lửa
    • Sau 15 phút thì tắt bếp
    • Uống nước sắc đều đặn mỗi ngày

    Ngoài ra, bạn có thể dùng lạc tiên khô để pha trà uống hàng ngày

    Bên cạnh bài thuốc sắc riêng, người bệnh có thể kết hợp với các thảo dược khác.

    Nguyên liệu: 50g lạc tiên khô, 2,2g liên tâm khô (tâm sen khô), 10g lá dâu tằm, 90g đường phèn, 100ml nước

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch các loại thảo dược sau đó sắc với 100ml nước
    • Đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp chuyển sang dạng cao lỏng thì để nguội
    • Đổ vào bình sạch và bảo quản tủ lạnh để bảo quản được lâu
    • Pha 1-2 thìa cao lỏng với nước ấm uống trước khi ngủ từ 30 phút – 1 tiếng
    • Kiên trì áp dụng trong 2 tuần – 1 tháng để cảm nhận hiệu quả.

    8.3. Lạc tiên chữa viêm da, ghẻ ngứa

    Cách dùng lạc tiên chữa ngứa rất đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lấy dây lạc tiên có cả thân, lá, quả (càng tốt) rửa sạch. Sau đó đun nguyên liệu này với 2 lít nước, khi sôi cho một chút muối.

    Pha với nước tắm tắm hàng ngày hoặc rửa trực tiếp vào vùng da bị ghẻ ngứa.

    8.4. An thần, dịu thần kinh

    Ngoài sắc uống riêng, bạn có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để tăng tác dụng an thần, giảm ức chế thần kinh. Từ đó có giấc ngủ nhẹ nhàng hơn.

    Nguyên liệu: lạc tiên 20g, lá vông nem 2g, cam thảo 6g, xương bồ 6g, táo nhân sao 10g, hạt sen 12g, lá tre 10g, lá dâu 10g.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch các nguyên liệu trên cho sạch bụi và tạp chất
    • Sắc cùng với 600ml nước lọc đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa
    • Đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp
    • Ngày uống 1 lần trước khi ngủ khoảng 2 tiếng
    • Dùng từ 7-10 ngày để cảm nhận hiệu quả.

    8.5. Bài thuốc chữa đánh trống ngực, tim đập nhanh

    Trường hợp người bệnh bị đánh trống ngực, mất ngủ, tim đập nhanh cũng có thể sử dụng lạc tiên hoặc kết hợp các loại thảo dược khác để cải thiện bệnh.

    Người bệnh có thể áp dụng theo 2 cách sau:

    Cách 1: Dùng 50g lạc tiên khô rửa sạch và sắc với 1,5 lít nước uống hàng ngày. Uống tối thiểu ít nhất 1 tháng.

    Cách 2: Dùng lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, tâm sen 2g, đường phèn 10g. Sắc uống các nguyên liệu trên và uống đều đặn hàng ngày. Mỗi ngày 2 lần. Dùng kiên trì từ 1- 2 tuần.

    8.6. Bài thuốc giải độc gan

    Lạc tiên còn biết đến công dụng giải độc gan khi kết hợp với nhiều thảo dược.

    Nguyên liệu: Hạt sen 12g, cỏ mọc 15g, lạc tiên 20g, cỏ trẻ 10g, lá dâu 10g, lá vông nem 12g, cam thảo 6g, xương bồ 6g, táo nhân sao 10g

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó sắc với 600ml nước
    • Đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa, đun khoảng 30 phút cho cạn bớt nước
    • Chia ngày 2 lần uống sáng và tối. Buổi tối dùng trước khi ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng
    • Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng để thanh nhiệt cơ thể.

    9. Tương tác thuốc

    Lạc tiên là vị thuốc khá lành tính. Tuy nhiên vẫn có những tương tác khi xảy ra khi dùng chung với một số loại thuốc. Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về những tương tác thuốc cụ thể.

    Vì vậy, nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ.

    Khi dùng không nên uống chung với rượu bia, chất kích thích có thể làm tăng hoặc giảm chất lượng dược liệu cũng như khả năng hấp thu của cơ thể.

    10. Tác dụng phụ khi dùng

    Khi sử dụng quá liều sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như:

    • Buồn ngủ
    • Không tỉnh táo
    • Buồn nôn
    • Người trong tình trạng mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng
    • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh
    • Nặng hơn có thể gây rối loạn chức năng vận động

    Vì vậy khi dùng nên thử với một lượng nhỏ sau đó có thể dùng tăng liều.

    11. Mua lạc tiên ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Lạc tiên là loại cây dễ trồng, dễ sống, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, đặc biệt ở Việt Nam. Do đó bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng thuốc Đông y hoặc trên các sàn thương mại điện tử.

    Ngoài ra, để bảo quản tốt và tăng cao giá trị dược chất, vị thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng như cao lỏng, trà, viên uống.

    Bạn có thể mua các dạng bào chế này để thuận tiện khi sử dụng, giảm thời gian sắc thuốc và cân đo liều lượng.

    Đối với cây lạc tiên khô giá dao động trong khoảng 150.000đ/kg. Đối với các dạng bào chế khác như viên uống, trà, cao lỏng thì tùy thuộc vào thành phần sẽ có những mức giá khác nhau.

    12. Lưu ý khi sử dụng lạc tiên

    Lưu ý

    Khi sử dụng cần chú ý một số điểm

    Lạc tiên là cây thuốc trị mất ngủ nổi tiếng được nhiều người tin dùng. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý một số điểm sau để phát huy tối đa lượng dược chất.

    Nên lựa chọn nguồn dược liệu sạch, đảm bảo an toàn

    Trước khi sắc uống cần rửa sạch và nhặt bỏ những phần sâu hỏng

    Không dùng chung với chất kích thích, đồ uống có cồn

    Tránh uống quá nhiều nước lạc tiên trước khi đu ngủ sẽ gây chèn ép bàng quang, tiểu đêm gây mất ngủ

    Nếu sử dụng các loại viên uống có chứa thành phần lạc tiên nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

    Trên đây là một số thông tin về cây lạc tiên, công dụng, cách sử dụng và những lưu ý. Nếu có thắc mắc nào đừng ngần ngại liên lạc qua tổng đài tư vấn hỗ trợ 0343446699 để được đội ngũ dược sĩ chuyên môn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Xuyên khung: Dược liệu hành khí hoạt huyết tốt cho sức khỏe 05/02/24
      Xuyên khung là vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe bằng cách hành khí hoạt huyết, tăng cường lưu thông…
      Lá sen có công dụng gì? – Dược liệu dân gian chữa “bách bệnh” 16/04/21
      Nhiều người nghĩ rằng lá sen chỉ có tác dụng gói xôi, gói cốm mà không biết đây được xem…
      [CẢNH BÁO] Tác dụng phụ của thuốc ngủ – Trường hợp nào nguy hiểm? 10/04/24
      Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây cảm giác uể oải, mệt mỏi, thậm chí…
      Vì sao uống thuốc dạ dày bị mất ngủ? Cách xử lý 22/12/23
      Uống thuốc dạ dày bị mất ngủ xảy ra với không ít người, khiến tâm trạng, sức khỏe, hiệu suất…
      Xem tất cả bài viết