Thiểu năng tuần hoàn não là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Thiểu năng tuần hoàn não là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Linh Chi

    27/03/24

    Trước đây nhiều người không biết tới thuật ngữ hiểu năng tuần hoàn não hoặc nếu biết thì cũng cho rằng đây là tình trạng của người già. Tuy nhiên trên thực tế căn bệnh này có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi từ thanh niên, trung niên tới bậc cao niên.

    Đánh giá article

    1. Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

    Để tìm hiểu tổng quát về tình trạng này trước hết cần nắm được thiểu năng tuần hoàn não (hay suy giảm tuần hoàn máu não) là bệnh gì. Đây là tình trạng máu lên não giảm. Từ đó làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi não bộ. Điều này ảnh hưởng tới chức năng của các tế bào thần kinh gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu.

    Suy giảm tuần hoàn máu tại não được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng nhất trong tình trạng suy giảm tuần hoàn máu của cơ thể. Bởi nó gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng.

    thiểu năng tuần hoàn não

    2. Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não

    Dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não rất đa dạng. Tùy từng trường hợp mà có thể có sự khác nhau về số lượng, tần suất và mức độ của các triệu chứng dưới đây.

    • Đau đầu: Thường đây là dấu hiệu xuất hiện sớm nhất. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc xuất hiện từng cơn. Có thể đau cả đầu hoặc đau nửa đầu bên trái, đau nửa đầu bên phải. Cơn đau có thể lan xuống vùng vai gáy.
    • Chóng mặt: Hoa mắt, loạng choạng khi thay đổi tư thế đột ngột.
    • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc.
    • Dị cảm: Tê bì, cảm giác như kiến bò ở đầu ngón tay.
    • Giảm thính lực, ù tai thoáng qua.
    • Rối loạn cảm xúc: Dễ cáu, dễ xúc động.
    • Suy giảm trí nhớ, hay đãng trí, giảm tập trung.

    3. Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não

    Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có hệ quả của bệnh lý khác mà bạn không nên coi thường.

    3.1. Căng thẳng kéo dài

    Sang chấn tâm lý, áp lực công việc, gia đình kéo dài sẽ khiến tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng. Điều này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ.

    Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não

    Stress là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm tuần hoàn máu não ở người trẻ

    3.2. Lười vận động

    Ít vận động không chỉ gây ra những vấn đề về xương khớp mà còn là nguyên nhân suy giảm tuần hoàn máu não. Bởi nó sẽ khiến cho hệ mạch trì trệ, giảm sức bền của thành mạch.

    3.3. Rối loạn huyết áp

    Huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng tới lượng máu di chuyển trong thành mạch. Điều này có thể gây rối loạn vận mạch não khiến cho máu lên não giảm.

    3.4. Bệnh lý mạch máu gây thiểu năng tuần hoàn máu

    Các bệnh lý như xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu, viêm tắc động mạch… có thể gây hẹp mạch máu; làm chậm hoặc tắc nghẽn quá trình lưu thông máu. Điều này làm cho tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất.

    3.5. Bệnh lý xương khớp

    Một số bệnh lý xương khớp xảy ra ở đốt sống cổ có thể gây chèn ép mạch máu, kìm hãm quá trình tuần hoàn máu não. Các bệnh lý có thể kể đến là thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

    Bệnh lý xương khớp gây thiểu năng tuần hoàn máu não

    Thoát vị đĩa đệm có thể kìm hãm quá trình tuần hoàn máu não

    3.6. Khối u

    Một nguyên nhân tuy không quá phổ biến nhưng lại đặc biệt nguy hiểm là sự xuất hiện của khối u như u não, u dây thần kinh số 8… Khối u phát triển gây chèn ép mạch máu và các cấu trúc xung quanh.

    4. Đối tượng có nguy cơ cao

    Một số nhóm đối tượng được xếp vào trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh. Đó là:

    • Người lao động trí óc
    • Người mắc các bệnh lý có thể dẫn tới suy giảm tuần hoàn máu não.
    • Người thường xuyên bị căng thẳng, chịu áp lực lớn.
    • Người béo phì, thừa cân.

    5. Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?

    Như trên đã đề cập, bệnh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc, sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.

    5.1. Động kinh

    Động kinh gây co giật trong 1 – 2 phút, tăng trương lực cơ, mất ý thức… Sau cơn động kinh, người bệnh có thể bị mê man, lú lẫn, đau cơ… trong vòng từ vài phút đến vài giờ.

    5.2. Phù não

    Nước bị tích tụ trong khoang sọ sẽ gây phù não. Tình trạng này thậm chí có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi đầu bị phù to ra. Phù não làm tăng áp lực nội sọ, làm tổn hại não.

    5.3. Xuất huyết não

    Đây là tình trạng chảy máu trong khoang sọ. Nó xảy ra khi thành động mạch bị vỡ làm máu thay vì chảy trong thành mạch lại chảy vào khoang sọ. Điều này khiến áp lực nội sọ tăng lên. Khi bị xuất huyết não người bệnh có thể bị mất ý thức, tổn thương não không thể hồi phục, thậm chí là tử vong.

    5.4. Đột quỵ do thiểu năng tuần hoàn não

    Mạch máu bị tắc nghẽn, bịt kín gây tình trạng đột quỵ. Tế bào não không được cung cấp đủ máu, oxy trong một đến vài phút có thể bị chết đi. Nếu cơn đột quỵ không được phát hiện và xử lý đúng cách người bệnh sẽ gặp các tai biến như nói ngọng, khó nói, liệt nửa người…. Thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

    Đột quỵ do thiểu năng tuần hoàn não

    Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm

    6. Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não

    Bên cạnh việc khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh và thói quen sinh hoạt, làm việc, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán. Sau đây là phương pháp giúp đánh giá tình trạng máu chảy đến não; hiệu quả tưới máu ở não; tình trạng của mạch máu.

    • Điện não đồ
    • Lưu huyết não đồ
    • Chụp gamma mạch não
    • Đo phản ứng nhiệt qua da
    • Chụp X-quang
    • Xét nghiệm huyết học, sinh hóa.

    7. Cách điều trị thiểu năng tuần hoàn não

    Vậy thiểu năng tuần hoàn não có chữa khỏi được không? Câu trả lời là có nếu áp dụng đúng phương pháp và điều trị kịp thời. Phác đồ điều trị thiểu năng tuần hoàn não được xây dựng phù hợp với từng đối tượng.

    7.1. Thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não

    Bác sĩ có thể kê thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não và một số loại thuốc trị triệu chứng. Lưu ý là chỉ dùng thuốc Tây dưới sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

    • Thuốc giảm chóng mặt, đau đầu: Tanganil, Sibelium
    • Thuốc làm giãn mạch máu não: Stugeron
    • Thuốc tăng cung cấp oxy lên não: Duxil
    • Thuốc làm tăng lưu thông mạch não: Piracetam
    • Thuốc điều trị xơ vữa động mạch
    • Thuốc huyết áp
    • Thuốc bổ não như: Magie, vitamin B6, B12, Taurine…
    Thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não

    Tanganil có thể được chỉ định

    7.2. Một số thảo dược hỗ trợ

    Y học cổ truyền cho rằng để cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn não cần bồi bổ não bộ, tăng cường hoạt huyết, thông mạch, tăng sinh khí. Một số vị thảo dược dưới đây có thể hỗ trợ tình trạng này:

    • Bạch quả: Xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị các bệnh lý liên quan đến não bộ. Ginkgolide B và Sesquiterpene bilobalide trong bạch quả giúp tăng tuần hoàn máu não, tăng sức chịu đựng của mô não bộ khi thiếu oxy.
    • Đương quy: Giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu; hỗ trợ giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt; ổn định huyết áp.
    • Xuyên tiêu: Thúc đẩy lưu thông máu não; tăng cường hấp thu dưỡng chất.
    • Ích trí nhân: Cải thiện lưu lượng máu lên não; giảm mệt mỏi, chóng mặt.
    • Tam thất: Giúp lưu thông máu thuận lợi. Ngoài ra, tam thất còn phù hợp với người mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ. Hoạt chất Saponin trong tam thất giúp tăng cường chức năng não bộ, phòng ngừa tai biến mạch máu não.
    • Xuyên khung: Giúp làm giãn mạch máu ngoại vi, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, điều hòa huyết áp.

    7.3. Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    Tập luyện sẽ giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu, tăng độ bền thành mạch, mao mạch giãn nở tốt hơn. Bạn có thể thử một số bài tập dưới đây.

    7.3.1. Thiền giảm thiểu năng tuần hoàn não

    Thiền giúp tăng khả năng tập trung, đem tới sự thoải mái cho người tập. Hãy lựa chọn một vị trí yên tĩnh, mặc quần áo thoải mái.

    • Ngồi thẳng lưng, xếp bằng chân, bàn tay để lên đầu gối.
    • Tập trung vào nhịp thở, gạt bỏ những suy nghĩ trong đầu.

    Ban đầu có thể bạn chỉ ngồi thiền được 3 – 5 phút nhưng sau đó có thể nâng lên nhiều hơn.

    7.3.2. Bài tập thở

    Tập thở là cách giúp lượng máu lưu thông ổn định trong não bộ.

    • Nằm ngửa..
    • Từ từ hít vào bằng mũi cho bụng phình to ra. Sau đó chầm chậm thở ra bằng miệng cho bụng xẹp xuống.
    • Lặp lại 20 lần

    7.3.3. Bài tập gác chân lên tường

    Đây là một bài tập đơn giản, thích hợp cho những người mới tập luyện.

    • Nằm đối diện tường. Mông chạm tường.
    • Hai chân đưa thẳng áp sát vào tường, tạo với cơ thể một góc vuông.
    • Tay thả dọc theo thân.
    • Giữ tư thế trong 3 phút.

    7.3.4. Bài tập con lạc đà

    Một trong những tư thế yoga cho người thiểu năng tuần hoàn não là tư thế con lạc đà.

    • Ngồi trên gót chân rồi từ từ năng người thẳng ở tư thế quỳ trên đầu gối.
    • Đưa hai tay về phía sau. Từ từ uốn cong người ra sau để hai tay nắm lấy hai gót chân.
    • Giữ tư thế 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.
    Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    Thiền giúp tăng khả năng tập trung, độ thư giãn

    7.4. Xoa bóp bấm huyệt

    Xoa bóp bấm huyệt là một trong những cách chữa thiểu năng tuần hoàn não không dùng thuốc. Xoa bóp sẽ giúp giãn mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu. Xoa bóp tác động lên các thụ thể thần kinh sẽ giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng phản xạ của hệ thần kinh.

    Tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ tác động vào một hoặc một số huyệt dưới đây:

    • Huyệt Bách hội: nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu .
    • Huyệt Phong trì: Nằm ở chỗ lõm giữa cơ ức – đòn – chũm và phần trên cơ thang.
    • Huyệt Thần môn: Lật cổ tay ở mặt nghiêng sẽ thấy những lằn ngang gần ngón tay út. Chỗ này có xương nhỏ lồi lên như hình hạt đậu. Chỗ lõm dưới xương hình hạt đậu này là huyệt Thần môn.
    • Huyệt Tam âm giao: Từ phần giữa mé trong mắt cá chân hướng về đầu gối đo lên bằng độ rộng của 4 ngón tay. Rồi ấn vào mé sau xương cẳng chân vùng gần điểm đó, chỗ cảm thấy đau nhất là huyệt Tam âm giao.
    • Huyệt Nội quan: Nằm trên lằn chỉ cổ tay 2 tấc, giữa gân cơ gan tay lớn và nhỏ.
    Xoa bóp bấm huyệt trị thiểu năng tuần hoàn

    Xoa bóp sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu

    7.5. Châm cứu chữa thiểu năng tuần hoàn não

    Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh từ xa xưa. Việc tác động lên các huyệt đạo trên kinh mạch thần kinh sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu tới não, duy trì huyết áp và cải thiện khả năng nhận thức. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tới các cơ sở châm cứu đã được cấp phép.

    7.6. Phẫu thuật

    Đối với những trường hợp bị xơ vữa động mạch, khối u hay trường hợp chèn ép mạch máu nghiêm trọng có thể cần phải phẫu thuật. Các kỹ thuật ghép hoặc bắc cầu, loại bỏ huyết khối sẽ giúp khai thông mạch máu. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được thực hiện trong trường hợp nhân nhầy chèn ép vào mạch máu tới não.

    8. Cách phòng tránh

    Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh mà bạn có thể áp dụng:

    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng lưu lượng máu lên não, giảm hàm lượng cholesterol. Bổ sung cá béo, rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng… Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia…
    • Hạn chế căng thẳng, lo lắng kéo dài. Thư giãn tinh thần bằng cách theo đuổi sở thích riêng, trò chuyện cùng bạn bè, nghe nhạc, thiền… Sau 1 tiếng làm việc trí óc liên tục hãy thư giãn 10 phút.
    • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
    • Giữ cân nặng ở mức cho phép.
    • Khám sức khỏe định kỳ. Tích cực chữa trị các bệnh lý có nguy cơ gây suy giảm tuần hoàn máu não.

    Những thông tin về thiểu năng tuần hoàn não trên đây không thay thế chỉ định của bác sĩ. Để biết chắc chắn về tình trạng bệnh của bản thân hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nên nhớ rằng việc chậm trễ trong chữa trị căn bệnh này có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Đừng quên tổng đài 0343 44 66 99 luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc về sức khỏe của bạn.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn tiền đình – Đâu là nguyên nhân gây ra? Cách điều trị thế nào? 16/04/24
      Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đau đầu…. đó là những biểu hiện của rối loạn tiền đình.…
      [Hỏi – đáp] Uống nấm linh chi có mất ngủ không? Chuyên gia tiết lộ 12/09/23
      Tôi đang định mua nấm linh chi biếu bố mẹ nhưng nghe người bạn bảo dùng loại nấm này sẽ…
      Táo nhân là gì? Có tác dụng gì đối với điều trị mất ngủ? 27/01/24
      Táo nhân là vị dược liệu phổ biến, xuất hiện trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên không phải ai cũng…
      Mất ngủ nên làm gì? Thử ngay 20 tuyệt chiêu này để lấy lại giấc ngủ 11/11/23
      Mất ngủ nên làm gì là băn khoăn của hàng triệu người khi mắc hội chứng này. Bởi, mất ngủ,…
      Xem tất cả bài viết