Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    16/11/23

    Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến khoảng 30% số người mắc bệnh vảy nến. Bệnh gây nên tình trạng các vết sần đỏ trên da, gây đau và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh có điều trị triệt để được hay không, có những cách điều trị như thế nào, bạn hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đây.

    5/5 - (5 bình chọn)

    1. Viêm khớp vảy nến là bệnh gì?

    viêm khớp vảy nến là gì

    Viêm khớp vẩy nến là một trong những biến chứng sau khi mắc bệnh vảy nến

    Viêm khớp vảy nến hay viêm khớp vẩy nến tiếng Anh là Psoriatic Arthritis. Đây là một loại viêm khớp liên quan đến vảy nến, một bệnh và da và móng mạn tính. Bệnh vảy nến gây phát ban đỏ, có vảy và móng tay dày, rỗ. Viêm khớp vảy nến có triệu chứng tương tự như viêm khớp dạng thấp và kèm theo sưng khớp.

    Tuy nhiên viêm khớp vẩy nến này ít có xu hướng ảnh hưởng đến viêm khớp dạng thấp.

    Tỉ lệ viêm khớp vảy nến chiếm từ 10-30% bệnh nhân bị vảy nến. Trong đó có 80% trường hợp có viêm khớp xuất hiện sau tổn thương vảy nến; 15% xuất hiện đồng thời và 10% trường hợp viêm khớp xuất hiện trước khi có tổn thương da.

    Viêm khớp vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển theo từng đợt dẫn đến tổn thương xương khớp và tàn phế, phá hủy khớp dẫn đến mất chức năng vận động.

    2. Các loại viêm khớp vảy nến

    Có 5 loại viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tùy vào vị trí và các triệu chứng để phân biệt các loại viêm khớp này. Cụ thể:

    2.1. Viêm khớp vẩy nến không đối xứng

    Đặc điểm nổi bật của viêm khớp vẩy nến không đối xứng là sưng tấy, khó chịu chỉ ở một bên cơ thể như đầu gối, hông, ngón tay hoặc ngón chân.

    Loại này chiếm khoảng hơn 30% trong tổng số người bị viêm khớp vảy nến.

    Các triệu chứng khác của dạng bất đối xứng như:

    2.2. Viêm khớp vảy nến đối xứng

    Viêm khớp vẩy nến đối xứng

    Thể bệnh này tương đối phổ biến ở người bệnh viêm khớp do vẩy nến gây ra

    Đây là thể bệnh phổ biến nhất, tấn công vào các khớp đối xứng. Vì vậy người bệnh thường bị đau ở cả 2 đầu gối, bàn tay, bàn chân hoặc ở hông.

    Viêm khớp đối xứng dễ nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp, một loại viêm khớp tự miễn ảnh hưởng đến các khớp đối xứng.

    Vì vậy để phân biệt viêm khớp vảy nến đối xứng với viêm khớp dạng thấp là kiểm tra tình trạng ngón tay hoặc ngón chân sưng tấy đỏ. Nếu sưng tấy đỏ, hình dạng như xúc xích là viêm khớp vảy nến đối xứng.

    Các dấu hiệu của viêm khớp vảy nến đối xứng tương tự như bất đối xứng, bao gồm cứng khớp buổi sáng và phát ban trên da.

    Ngón tay bị sưng cảnh báo bệnh gì? Tìm hiểu ngay!

    2.3. Viêm khớp vảy nến ngoại biên

    Tình trạng này xuất hiện ở các đầu ngón tay và ngón chân. Đôi khi viêm khớp vẩy nến ngoại biên dễ nhầm lẫn với viêm xương khớp, thường xảy ra ở người lớn tuổi khi sụn khớp hao mòn.

    Viêm khớp vẩy nến ngoại biên có các triệu chứng như: cứng, đau, sưng tấy khớp; móng tay có đốm đổi màu, đầu ngón tay cảm giác lỗ rỗ

    2.4. Viêm cột sống

    Đau lưng liên tục là dấu hiệu đặc trưng của thể viêm khớp vảy nến này. Ngoài ra bạn có thể bị cứng, đau các khớp đốt sống cổ do khớp giữa các đốt sống bị viêm.

    Viêm cột sống cũng có thể ảnh hưởng tới các mô liên kết như dây chằng hoặc có liên quan đến các khớp ở cánh tay, hông, chân và bàn chân.

    Ngoài đau cứng đốt sống, người bệnh còn gặp phải tình trạng:

    • Cứng khớp vai
    • Yếu hai cánh tay và chân
    • Nhức đầu
    • Có vấn đề với bàng quang hoặc ruột

    2.5. Viêm khớp Mutilans

    Đây là loại viêm khớp vảy nến nghiêm trọng và ít gặp nhất. Thể này gây tổn thương các khớp nhỏ và mô ở đầu bàn tay, bàn chân.

    Chúng có thể làm ngắn ngón tay và ngón chân do mất dần xương ở khớp. Trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến đốt sống cổ và lưng.

    Các triệu chứng của viêm khớp Mutilans như:

    • Rất đau và cứng khớp tay và chân
    • Giảm khả năng vận động, di chuyển
    • Có thay đổi ở móng tay như loạn dưỡng móng, dày móng, lỗ rỗ như kim châm
    • Ngón tay, ngón chân bị biến dạng

    3. Triệu chứng của viêm khớp vảy nến

    Triệu chứng viêm khớp vảy nến

    Bệnh đặc trưng là tình trạng vảy nến kết hợp đau sưng khớp

    Như đã đề cập ở trên, tùy mỗi thể viêm khớp vảy nến sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh này bao gồm:

    3.1. Viêm khớp

    Chia thành các thể viêm như viêm các khớp lớn (80%) viêm khớp ngoại biên đối xứng (25%), viêm khớp trục cột sống và khớp cùng chậu (10%), viêm các khớp liên đốt xa (10%), viêm khớp ngoại biên dạng nặng (5%)

    Đau, nhức, sưng ở một hoặc nhiều khớp, cứng khớp buổi sáng

    Bệnh diễn tiến từng đợt, các dạng triệu chứng không lâm sàng, không cố định mà có thể khác nhau hay trùng lặp trong các đợt

    Ngoài ra có viêm gân bám, viêm gân gót, dấu hiệu ngón tay hay ngón chân khúc dồi.

    3.2. Biểu hiện trên da

    Trên da có các triệu chứng như vảy nến thường, bao gồm các tình trạng như vảy nến mủ, vảy nến dạng giọt, dạng mảng. Da bị đỏ, sần. Trường hợp nặng móng tay có thể bị xơ móng, móng cứng. Trên móng bị lỗ rỗ như kim châm.

    3.3. Biểu hiện ngoài khớp

    Xuất hiện một số tình trạng viêm kết mạc, viêm bồ đào, bệnh van tim, tổn thương móng.

    3.4. Triệu chứng cận lâm sàng

    Để biết chính xác hơn về tình trạng viêm khớp vảy nến, các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu và siêu âm như:

    Xét nghiệm máu có một số chỉ số thay đổi như:

    • Tăng tốc độ lắng máu và CRP trong những giai đoạn viêm khớp cấp
    • RF (-), anti CCP (-)
    • Cần làm thêm test HIV ở các trường hợp nặng
    • Acid uric có thể tăng trong các trường hợp tổn thương da nặng và lan tỏa

    Hình ảnh phim chụp có các dấu hiệu như:

    X-quang tại khớp viêm có hẹp khe khớp, đầu xương bị bào mòn, phản ứng màng xương. Có thể thấy hình ảnh canxi hóa tại các điểm bám gân và các gai xương, viêm khớp cùng chậu, cột sống.

    Đặc biệt ở thể nặng Mutilans có hình ảnh tiêu xương đốt xa.

    4. Nguyên nhân gây viêm khớp vảy nến

    Hiện nay cơ chế sinh bệnh vảy nến chưa rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của viêm khớp vảy nến có thể các nguyên nhân như:

    – Di truyền: tỉ lệ cao ở các cặp song sinh (70%) và cận huyết thống. Nếu trong gia đình có bố mẹ mắc viêm khớp vẩy nến thì khả năng cao con sinh ra cũng có nguy cơ mắc viêm khớp vẩy nến.

    – Rối loạn hệ miễn dịch trong đó gia tăng hoạt động của bổ thể, tế bào miễn dịch Lympho T, tế bào đơn nhân, đại thực bào. Gia tăng sản xuất các cytokine (TNF α), kháng thể keratin

    – Môi trường như bị nhiễm trùng (Streptococcus, HIV,…) và chấn thương được coi là yếu tố thúc đẩy bệnh vảy nến và cả viêm khớp vảy nến.

    5. Viêm khớp vảy nến có nguy hiểm không?

    Viêm khớp vẩy nến nếu không kiểm soát bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như:

    • Da, tóc, móng: móng tay dày, cứng thô, màu móng thay đổi, có dấu hiệu bong tróc, nhiều trường hợp móng bị tách khỏi giường móng
    • Di chuyển khó khăn, hạn chế vận động, đau khớp cổ, lưng, khó gập duỗi cột sống
    • Hệ thống dây chằng và gân xung quanh yếu, mòn xương, gia tăng các bệnh lý xương khớp
    • Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, làm tăng một số bệnh nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm da cơ địa, viêm da kích ứng
    • Thị lực giảm, tăng nguy cơ viêm màng bồ đào ở mắt
    • Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột Crohn gấp 8 lần so với người bình thường
    • Nếu viêm khớp lan rộng đến phổi có thể dẫn đến bệnh viêm phổi mô kẽ, ho nhiều, khó thở
    • Tăng nguy cơ mắc tổn thương ở tim mạch và huyết áp như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì…
    • Nếu các triệu chứng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như stress, mệt mỏi…

    6. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp vảy nến

    Hiện nay tiêu chuẩn thông dụng nhất khi chẩn đoán viêm khớp vảy nến là tiêu chuẩn CASPAR (CIASsification criteria for Psoriatic ARthritis): chẩn đoán Viêm khớp vảy nến khi bệnh nhân có bệnh lý viêm khớp và/hoặc cột sống, từ 3 điểm trở lên.

    Tiêu chuẩn này đạt độ nhạy: 98,7%, độ đặc hiệu: 91,4%.

    • Vảy nến đang hoạt động (2đ)
    • Tiền sử vảy nến (1đ)
    • Tiền sử gia đình vảy nến (1đ)
    • Viêm ngón tay hay ngón chân (khúc dồi) (1đ)
    • Tiền sử ngón tay – chân khúc dồi (1đ)
    • Tổn thương móng (1đ)
    • Hình thành gai xương quanh khớp trên XQ (1đ)
    • RF (-) (1đ)

    Các yếu tố tiên lượng nặng gồm: viêm nhiều khớp, xét nghiệm viêm tăng cao, tổn thương khớp, giảm chất lượng sống, đáp ứng điều trị kém.

    7. Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến thế nào?

    Theo Tài liệu hướng dẫn điều trị bệnh cơ xương khớp của Bộ Y tế, trong đó có phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến. Nguyên tắc điều trị là điều trị đồng thời tình trạng vảy nến và viêm khớp, giảm bớt cơn đau và ngăn ngừa tổn thương khớp và tàn tật.

    Cụ thể:

    7.1. Dùng thuốc điều trị viêm khớp vảy nến

    Thuốc điều trị viêm khớp vảy nến

    Thuốc điều trị dùng thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid

    Để điều trị viêm khớp vảy nến, một số nhóm thuốc được chỉ định như:

    – Thuốc khám viêm không steroid, chỉ định khi có viêm khớp: Naproxen, diclofenac, celecoxib, piroxicam…

    – Thuốc corticosteroid điều trị tại chỗ như thuốc tiêm, chỉ định với các khớp hoặc điểm bán gân còn sưng đau do dùng thuốc kháng viêm không steroid không hiệu quả

    – Thuốc chống thấp khớp cải thiện diễn tiến bệnh (DMARDs) như: Methotrexate, sulfasalazine, leflunmide, cyclosporine…

    – Thuốc sinh học điều trị viêm khớp vảy nến là các chất kháng yếu tố hoại tử u nhóm alpha. Điều trị bằng thuốc sinh học được chỉ định khi đáp ứng kém hoặc điều trị thất bại với DMARDs.

    Các thuốc sinh học trị viêm khớp vảy nến như:

    • Etanercept 50mg tiêm dưới da, chia hai lần một tuần hoặc một lần mỗi tuần
    • Infliximab 5mg/kg truyền TM mỗi hai tuần trong tháng đầu, liều thứ ba sau 1 tháng, sau đó một liều mỗi 8 tuần.
    • Adalimumab 40mg tiêm dưới da mỗi 2 tuần
    • Golimumab 50mg tiêm dưới da, mỗi tháng một lần

    * Lưu ý:

    • Trước khi dùng thuốc sinh học, cần làm các xét nghiệm để tầm soát lao, viêm gan, kiểm tra chức năng gan – thận, đánh giá hoạt tính và mức độ tàn phế của bệnh.
    • Thể viêm khớp trục tổn thương cột sống cần cân nhắc chỉ định điều trị sinh học sớm vì nhiều nghiên cứu chỉ ra, bệnh ít đáp ứng với thuốc methotrexate, sulfasalazine và leflunomide.
    • Không phối hợp các tác nhân sinh học với nhau
    • Không nên dùng corticoid toàn thân vì có thể gây đỏ da, tăng nặng vảy nến

    7.2. Kết hợp chế độ ăn uống giảm viêm

    Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến cho biết hiện có ít bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống tác động lớn đến tình trạng bệnh. Tuy nhiên nhiều người mắc vảy nến nhẹ khi ăn các thực phẩm lành mạnh có thể cải thiện bệnh.

    Bạn có thể tham khảo các thực phẩm này:

    • Bổ sung các thực phẩm chống viêm như cá thu, cá ngừ, cá hồi có chứa axit béo omega-3
    • Cà rốt, khoai lang, rau cải bina, cải xoăn, việt quất chống viêm
    • Tránh ăn nhiều thịt đỏ, sữa, đường tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn
    • Tránh ăn đồ có chứa gluten dễ gây dị ứng như ngũ cốc, các loại đậu, rượu, đường, dầu, phụ gia thực phẩm…
    • Thay thế dầu thực vật hàng ngày bằng dầu oliu. Trong dầu oliu có chứa một lượng lớn omega-3
    • Tăng cường các loại trái cây, rau củ quả nhiều màu sắc và cắt giảm đồ ăn vặt
    • Tránh rượu bia, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ

    7.3. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

    Song song việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt như:

    • Tập thể dục thể thao để giảm tình trạng sưng, đau, cứng khớp. Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và tập các bộ môn phù hợp sức khỏe
    • Massage các khớp để giảm tình trạng cứng khớp buổi sáng
    • Sử dụng các túi chườm lạnh để giảm đau, sưng tấy
    • Ngủ đủ giấc để có thể được tái tạo năng lượng
    • Không hút thuốc lá và các chất kích thích
    • Tránh stress, căng thẳng có thể làm tăng các đợt viêm khớp

    8. Lời khuyên từ chuyên gia

    lời khuyên từ chuyên gia

    Nên thăm khám để điều trị bệnh kịp thời

    Viêm khớp vẩy nến là bệnh lý mạn tính và cần điều trị lâu dài. Vì vậy bạn cần cẩn trọng với tình trạng bệnh.

    • Nên chủ động thăm khám và điều trị
    • Không nên tự ý sử dụng thuốc, dùng đơn thuốc của người khác
    • Không chữa trị ở những cơ sở không rõ uy tín, không được cấp phép của Bộ Y tế
    • Vệ sinh sạch sẽ tay chân và nhà cửa để tránh các yếu tố dị nguyên làm tăng nặng bệnh

    Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm khớp vảy nến người bệnh có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 6699. 

     

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cây chìa vôi: Công dụng và cách dùng chữa bệnh xương khớp 03/01/22
      Cây chìa vôi là thảo dược được dùng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh xương khớp, chứng lở…
      Khám phá 17 thực phẩm giàu canxi tốt cho xương 16/10/23
      Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương khớp. Việc bổ sung khoáng chất này…
      Thuốc đau nhức xương khớp cho người già – Tham khảo 6 loại cơ bản 14/08/23
      Đau nhức xương khớp thường song hành cùng tuổi già. Những loại thuốc đau nhức xương khớp cho người già…
      Viêm bao hoạt dịch khớp háng – Triệu chứng và nguyên nhân 01/12/23
      Viêm bao hoạt dịch khớp háng gây ra các triệu chứng đau, sưng, cứng khớp, hạn chế vận động. Tình…
      Xem thêm