Bệnh viêm sụn sườn là gì? Uống thuốc gì để khỏi bệnh?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Bệnh viêm sụn sườn là gì? Uống thuốc gì để khỏi bệnh?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    13/01/21

    Viêm sụn sườn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Những thông tin được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này.

    4.9/5 - (78 bình chọn)

    1. Viêm sụn sườn là gì?

    Sụn sườn nằm trong khung xương sườn. Đây là một cấu trúc giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng bên trong như: phổi, tim, các mạch máu… Khi hít thở, không khí đi qua miệng, mũi vào trong phổi. Lúc này, lồng ngực nở ra, sụn sườn co giãn giúp khung xương sườn được mở rộng. Ngoài ra, sụn sườn còn có chức năng gắn kết xương sườn với xương ức và xương ức với xương đòn.

    viêm sụn sườn

    Viêm sụn sườn (còn gọi là viêm khớp sụn sườn) là tình trạng đau, căng tức thành ngực do khớp sụn sườn bị sưng viêm. Đau tức ngực do viêm sụn sườn dễ bị nhầm lẫn với bệnh tim do có sự tương đồng về vị trí đau.

    Viêm sụn sườn ức là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau tức ngực ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh có thể chấm dứt sau vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong một vài tuần. Ở những trường hợp nặng, viêm sườn sụn cần phải được điều trị.

    2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm sụn sườn

    Thầy thuốc ưu tú, Ths. Bs. Nguyễn Thị Hằng chia sẻ, một số nguyên nhân có thể dẫn đến viêm sụn sườn như:

    • Do chấn thương: Xảy ra khi vùng ngực phải chịu lực tác động lớn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay làm việc, vui chơi, thể thao quá sức.
    • Căng thẳng về thể chất: Thường xuyên phải lao động, nâng đỡ vật nặng, luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
    • Các cơn ho kéo dài: Do hen suyễn, cảm cúm, ho lao…
    • Bệnh lý về khớp: Viêm cơ sụn sườn cũng có thể liên quan đến các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp hoặc viêm cột sống dính khớp.
    • Nhiễm trùng khớp: Các loại virus, vi khuẩn và nấm như bệnh lao, giang mai và aspergillosis có thể lây nhiễm vào khớp xương sườn gây nên tình trạng viêm sụn xương sườn.
    • Khối u: Khi khu vực thành ngực có sự xuất hiện của các khối u thì cũng có thể bị tác động và khởi phát tình trạng viêm sụn sườn.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Đau cơ liên sườn – những thông tin cần biết?

    3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm sụn sườn?

    Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc viêm khớp sụn sườn:

    • Trẻ em và thanh thiếu niên: phổ biến nhất là trong độ tuổi 10 – 21
    • Nữ giới: Tỷ lệ mắc bệnh 70%
    • Người hút thuốc lá
    • Người béo phì
    • Sức đề kháng yếu
    • Mắc ung thư phổi, ung thư vú hoặc u tuyến giáp
    • Mắc các bệnh rối loạn tự miễn hoặc các bệnh về xương khớp
    • Mắc bệnh đau sợi cơ (fibromyalgia)
    • Đã từng mắc hội chứng Tietze

    4. Triệu chứng bệnh viêm sụn sườn

    triệu chứng viêm sụn sườn

    Những người mắc viêm khớp sụn sườn thường có các biểu hiện như sau:

    Thở khó khăn

    Thở gấp, thở ngắn, khó thở là những triệu chứng điển hình. Bạn thường thấy khó hít thở sâu, thở nhanh, hoặc đau ngực khi làm việc gắng sức và luyện tập thể dục thể thao.

    Đau ngực

    Cơn đau diễn ra ở trước ngực, đôi khi lan tỏa ra hai bên, có thể xuất hiện đột ngột và hết ngay sau đó, vị trí đau thường gặp nhất là ở vùng gần xương ức, xương sườn thứ 4, thứ 5 & thứ 6.

    Viêm sụn sườn bên trái hay viêm sụn sườn bên phải tùy thuộc vào vị trí sụn sườn bị viêm. Mức độ đau có thể khác nhau, đôi khi chỉ có cảm giác đau nhẹ, nhiều trường hợp đau dữ dội, ngực căng tức như bị dao đâm, có thể lây lan sang các vùng lân cận.

    viêm sụn sườn 4

    Biểu hiện điển hình là đau tức ở ngực

    Cơn đau thay đổi bất thường

    Mức độ đau tăng khi người bệnh cử động, gắng sức, ho, hắt hơi, thậm chí là khi hít thở sâu bởi sẽ đè ép lên vùng bị viêm. Cơn đau có xu hướng giảm khi thay đổi tư thế hoặc thở nhẹ.

    5. Phân biệt viêm sụn sườn, hội chứng Tietze và cơn đau tim

    Viêm sụn sườn, đau tim và hội chứng Tietze đều có đặc điểm chung là xuất hiện các cơn đau tức ngực. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể phân biết qua những triệu chứng cụ thể như:

    Viêm sụn sườn: Triệu chứng điển hình là đau tức ngực với các cường độ khác nhau: có thể là cảm giác đau tức, đau nhói hay đau nhức nhối. Việc thực hiện các chuyển động, gắng sức và thở sâu dường như làm nặng thêm các triệu chứng.

    Cơn đau tim: Cơn đau thường ở bên trái, có thể cảm nhận rõ rệt khi bạn hít một hơi thật sâu, xoay người hoặc di chuyển cánh tay. Tần suất đau thường diễn ra âm ỉ và có thể bị tê ở cánh tay và hàm.

    Hội chứng Tietze: Chỗ đau tức ngực thường đi kèm với sưng. Triệu chứng đau có thể tự hết mà không cần điều trị trong vòng vài tuần tới vài tháng, trong khi tình trạng sưng có thể kéo dài dai dẳng.

    Viêm sụn sườn thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi, còn hội chứng Tietze thường xảy ra ở thanh thiếu niên với tần suất bằng nhau ở nam và nữ.

    ***Lưu ý: Nếu không chắc chắn mình mắc phải căn bệnh nào, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    6. Chẩn đoán bệnh viêm sụn sườn

    Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm sụn sườn dựa trên tình trạng bệnh lý và khám lâm sàng. Ngoài ra, bạn có thể cần thực hiện chụp X-quang nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau một thời gian.

    Thông thường, chẩn đoán sẽ không yêu cầu xét nghiệm máu nhưng bác sĩ vẫn có thể đề nghị kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không mắc phải các bệnh lý nào khác.

    7. Phương pháp điều trị viêm sụn sườn 

    Hầu hết các trường hợp bị viêm nhẹ thường chỉ kéo dài vài vài ngày, có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng. Khi đó, bệnh nhân có thể được chỉ định các phương pháp điều trị như sau:

    7.1. Sử dụng thuốc

    – Thuốc giảm đau, kháng viêm

    Thuốc kháng viêm và giảm đau được kê cho những bệnh nhân bị viêm sụn sườn, giúp làm dịu cảm giác căng tức, khó chịu. Thông thường, các thuốc giảm đau được sử dụng là: Paracetamol, Codeine; thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen hoặc Naproxen…

    thuốc điều trị viêm sụn sườn

    Thuốc Ibuprofen

    Nếu tình trạng bệnh nặng, các loại thuốc trên không đáp ứng, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc giảm đau toàn thân hoặc tiêm Steroid.

    – Thuốc giảm ho

    Thuốc giảm ho tác dụng cắt cơn ho, từ đó giảm áp lực cho sụn sườn, giảm cảm giác đau nhức. Biện pháp này áp dụng khi bệnh nhân có triệu chứng kèm theo như ho liên tiếp, ảnh hưởng đến vùng ngực.

    7.2  Chườm nóng, chườm lạnh

    Chườm nóng: Phương pháp này giúp tăng lưu lượng máu và thư giãn các cơ đặc biệt là cơ ngực.

    • Sử dụng một chai nước nóng bọc trong một chiếc khăn để tránh bị bỏng, chườm lên vị trí đau trong vài phút.
    • Lặp đi lặp lại 4-5 lần mỗi ngày. Khi chườm nóng bệnh nhân chú ý không chườm quá nóng hoặc kéo dài trong thời gian quá lâu để tránh bị bỏng.

    Chườm lạnh: Giúp giảm đau và sưng viêm sụn sườn.

    • Đặt một túi nước đá tại vị trí đau trong khoảng thời gian 15 – 20 phút.
    • Lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày.

    7.3 Điều trị viêm sụn sườn bằng vật lý trị liệu

    Bài tập kéo dãn cơ vùng ngực

    Người bệnh có thể tự thực hiện bài tập tại nhà, tuy nhiên cần có sự hướng dẫn ban đầu của bác sĩ trị liệu. Nên tập với cường độ vừa phải, không nên gắng sức.

    Các bài tập kéo giãn cơ bao gồm nâng cao tay, bẻ gập cánh tay về phía khuỷu tay, vặn xoắn cơ thể về phía đối diện. Công dụng là để mở phần ngực và giảm sức căng ở cơ ngực. Những bài tập này nên được lặp lại ở cả hai bên và tập vài lần một ngày.

    Nếu trong khi tập, bạn cảm thấy vùng ngực đau nhói, hãy dừng lại ngay lập tức để tránh tình trạng viêm khớp ức sụn sườn càng nặng thêm.

    Kích thích thần kinh bằng điện xuyên da – điện châm (TENS)

    Được sử dụng như một phương pháp thay thế cho thuốc giảm đau. Máy TENS là một thiết bị nhỏ, di động và chạy bằng pin. Qua dây nối, các xung điện nhỏ được truyền đến cơ thể, giống như những cú sốc điện nhỏ giúp giảm các cơn đau hiệu quả.

    Châm cứu

    Các huyệt Dương lăng tuyền (GB34) và SJ6 thường được châm cứu để làm giảm triệu chứng đau của căn bệnh này. Y học cổ truyền Trung Hoa có đơn thuốc Tuyết Phúc Dụ Táng (Xue Fu Yu Tang) dùng để sắc lên uống, giúp lưu thông tuần hoàn máu ở vùng ngực.

    7.4. Phong bế thần kinh liên sườn

    Thủ thuật phong bế thần kinh giúp ngăn chặn sự truyền dẫn tín hiệu đau về não bằng cách “gây tê tại chỗ” các dây thần kinh.

    Trong điều trị viêm sụn sườn, cơ chế này có thể hiểu như: làm gián đoạn xung thần kinh dẫn truyền từ khu vực bị viêm sụn sườn. Từ đó tạm thời ngưng cảm giác đau cho bệnh nhân.

    Phong bế thần kinh liên sườn có thể được duy trì kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Trong trường hợp viêm sụn sườn nặng, tái phát, bác sĩ có thể thực hiện tiêm nhiều mũi để phá hủy lâu dài dây thần kinh gây đau.

    >> Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh liên sườn uống thuốc gì hiệu quả?

    8. Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

    Để hạn chế tình trạng đau tức do viêm sụn sườn và phòng tránh bệnh lý này, bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên chú ý những điều sau:

    Lời khuyên cho người bệnh

    8.1.   Về chế độ ăn uống

    – Tăng cường ăn nước xương ống và sụn sườn

    Trong nước hầm xương ống, sụn sườn rất giàu hợp chất glucosamine và chondroitin. Hai hợp chất này có tác dụng giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Pphòng các bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp, giảm sưng và viêm hiệu quả. Ngoài ra trong nước hầm xương còn có một lượng canxi lớn giúp phòng ngừa bệnh lý loãng xương.

    – Bổ sung các loại cá béo

    Trong các loại cá béo có nguồn chất dinh dưỡng như vitamin D và omega-3 dồi dào. Đây là các chất ức chế sản xuất enzyme và cytokin gây phá hủy sụn. Vì vậy chúng có tác dụng chống viêm tốt và làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức do viêm khớp sụn sườn gây ra. Các loại cá béo người bệnh có thể ăn như: cá hồi, cá cơm, cá ngừ, cá thu…

    – Ăn nhiều gừng, tỏi

    Tỏi có chứa nhiều hợp chất allicin là chất chống oxy hóa cao, tác dụng ức chế sự tấn công lên xương khớp. Các chất diallyl – trisulfide, azone, phitoncid có tác dụng kháng viêm tốt cũng có trong thành phần của tỏi.

    Trong gừng có chứa hợp chất gingerol và bisabolene đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, người bị tình trạng này nên ăn.

    8.2. Chế độ vận động

    Nên thường xuyên vận động, thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai. Tránh các hoạt động thể thao có nguy cơ làm cơn đau tăng lên. Hạn chế các hoạt động đòi hỏi phải di chuyển đột ngột, tác động đến cơ ngực hoặc có nguy cơ cao bị đánh vào ngực như quần vợt, bóng chày, golf, bóng rổ và karate.

    Đa số viêm sụn sườn đều có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán. Từ đó có phương án điều trị phù hợp, tránh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu còn thắc mắc về bệnh lý này, hãy liên hệ ngay số hotline: 0343 44 66 99 để được hỗ trợ nhé!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    10 bình luận cho “Bệnh viêm sụn sườn là gì? Uống thuốc gì để khỏi bệnh?”

    1. Vũ duy giang viết:

      Bác sĩ ơi cho cháu hỏi cháu năm nay 21 tuổi. cháu bị đau tức giữa sương ức vị trí ở sương sườn tầm số 2 số 3 hướng từ trên cổ xuống . Mỗi khi nằm ngửa hít thở bình thường thì không đau nhưng cứ Thở sâu ra hoặc gồng người lên ép ngực vào thì đau lâu lâu nó lan sang 2 bên nhưng k lan xa chỉ lan ra tầm 2 -3 cm chỉ thở sâu ra mới đau chứ hít sâu vào thì lại k đau . Sáng dậy cảm giác đau ê ẩm xong vận động 1 tí thì lại đỡ hơn có phải viêm sụn sươnf k ạ cháu đi khám nhiều rồi mà không khỏi . Cháu cám ơn bác sĩ

      • Chào bạn, không biết khi bạn đi khám bác sĩ đã chẩn đoán bệnh gì cho bạn? Tình trạng đau ở xương ức ngoài việc viêm ở sụn sườn có thể là đau thắt ngực do có vùng mạch máu bị hẹp hoặc có mảng xơ vữa bám vào, nếu khám ở chuyên khoa cơ xương khớp không biến chuyển bạn có thể đi khám ở chuyên khoa tim mạch để xác định xem có phải do các nguyên nhân trên không.
        Chúc bạn năm mới thật nhiều sức khỏe!

    2. Lê thị thom viết:

      Chào bs cho e?năm nay e31 t e bị đau ở giữa ngực đau buốt ra sau lưng giờ người cũng đau buốt ở giữa ngực váy bs cho e ? Đỗ là giàu hiệu của bệnh gì và cách điều trị ak

      • Chào bạn, tình trạng đau ở giữa ngực, đau buốt lan ra sau lưng có thể do nhiều bệnh lý gây ra như: Do có mỡ máu ở gần mạch máu ở tim, phình động mạch chủ; tuy nhiên thường bệnh nhân phải có yếu tố nguy cơ, bệnh nền và phải có các triệu chứng khác đi kèm với đau ngực như: Khó thở, vã mồ hôi, mạch nhanh, hạ huyết áp… Một số nguyên nhân ít nguy hiểm hơn như: Đau do cơ, viêm sụn sườn, viêm màng phổi, viêm phổi, viêm màng tim đau thần kinh liên sườn…
        Bạn vẫn còn trẻ tuổi, nếu không có bệnh lý nền như: tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, hút thuốc lá …thì đau ngực đó ít nghĩ đến các bệnh lý Tim Mạch. Bạn nên đi khám chuyên khoa Nội tổng quát để được làm các xét nghiệm chẩn đoán và tư vấn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Dương viết:

      Bác sĩ ơi cháu bị đau ngực 3 tháng nay,đi khám điện tâm đồ với chụp x Quang cháu bình thường.Nhưng khi ưỡn ngực hay hít mạnh thì lại thấy đau vùng giữa xương ức với xung quanh đó.Bác sĩ cho cháu hỏi đó là dấu hiệu bệnh gì ạ.Cháu cảm ơn!

      • Chào cháu, tình trạng đau vùng giữa xương ức với xunh quanh có thể do 1 số nguyên nhân như:
        – Do bệnh lý ở phổi (Viêm phổi, tràn khí màng phổi)
        – Do bệnh lý cơ ở phần ngực (căng cơ)
        Thông tin cháu cung cấp chưa đủ để gợi ý đến bệnh lý gì, cháu nên đi khám Nội khoa tổng quát để được xác định chính xác bệnh lý. Từ đó sẽ có biện pháp điều trị phù hợp
        Chúc cháu sức khỏe!

    4. Phuc viết:

      Cháo bác sĩ. E năm nay 28 tuổi. Em bị đau ngực, khi hít, thở sâu đều đau, ép ngực vào cũng đau. Đôi khi phải ưỡn ngực ra xong có tiếng crack thì lại thoải mái hơn. Em bị từ đợ covid, e cứ nghĩ do hậu covid, thời gian sau covid em có sử dụng chút bóng cười . Em đã đi chụp X quang và Bác sĩ bảo là phổi đẹp không có vấn đề gì. Em đi khám tiếp ở ĐH Y thì BS siêu âm và bảo bị viêm sụn sườn trái, có dịch. Em đã uống thuốc 10 ngày và đỡ đỡ trong những ngày đó. Nhưng khi vận động hoặc thường xuyên hít thở sâu thì đến hôm sau lại đau nhiều. Sử dụng rượu bia hay thuốc lá thì hôm sau cũng thấy đau hơn 1 chút. Bình thường thì em không hút thuốc lá mấy. May ra khi uống bia mới hút 1-2 điếu thôi chứ bt em không hút. Xin BS chuẩn đoán cho em. Em xin cảm ơn ạ.

      • Chào bạn, việc chẩn đoán cần căn cứ thêm các kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng để cho kết quả chính xác. Với tình trạng của mình, em nên đi tái khám, Bác sĩ dựa trên tiền sử bệnh và tình trạng hiện tại của em để xem tình trạng của mình tiến triển như nào mới có hướng xử lý phù hợp.
        Ngoài ra, việc sử dụng một số chất kích thích đã khiến tình trạng đau tăng lên, em nên hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
        Chúc em sức khỏe!

    5. bác sỹ cho em hỏi ,năm nay em 43t ,em bị đau ỏ ức ngực ,cũng đi khám nhiều bệnh viện lớn ĐẠI HỌC Y DƯỢC ,chụp chiếu các kiểu ,CT, MRI ,nội roi bao tử ,bệnh viện thì chẩn đoán đau giây thần kinh lien sườn, bệnh biện thi chẳn đoản trào ngược, viên sụn sườn,cho thuốc uống nhưng không thấy bớt chút nào ,em đau gần 10 năm rồi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ: 3 cách hiệu quả tiết kiệm nhất 25/11/19
      Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau…
      TOP 10 loại thuốc xương khớp cho người tiểu đường – Đừng bỏ lỡ 30/11/23
      Theo nghiên cứu từ Đan Mạch, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ đau cơ xương khớp…
      Top 18 thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ phổ biến năm 2024 15/02/22
      Thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ là sản phẩm được không ít người tìm kiếm với mong muốn nâng…
      Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? {19+} gợi ý từ chuyên gia 02/07/20
      Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo Ths.Bs Nguyễn…
      Xem thêm